Thẩm mỹ giúp xóa nếp nhăn có thể gây mù mắt
Việc tiêm các chất độn vào da giúp xóa các nếp nhăn trên mặt, nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới mắt, thậm chí gây mù vĩnh viễn.
Thẩm mỹ có thể gây mù mắt. (Nguồn: livescience.com)
Việc tiêm các chất độn vào da giúp xóa các nếp nhăn trên mặt, nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới mắt, thậm chí gây mù vĩnh viễn.
Tiêm chất béo, collagen hoặc các chất độn thẩm mỹ khác để trẻ hóa da mặt là một phương pháp rất phổ biến và tương đối an toàn, với các tác dụng phụ chỉ giới hạn trong việc chỗ tiêm bị bầm tím hoặc sưng tấy.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chỉ cho phép sử dụng các chất độn này trên phần giữa của khuôn mặt, ví dụ như quanh miệng. Các chất này không được phép sử dụng tại khu vực quanh mắt. Tuy nhiên theo tiến sỹ Michelle Carle, một bác sỹ nhãn khoa của Trung tâm hỗ trợ bệnh võng mạc và thủy tinh thể (Los Angeles), thực tế chúng vẫn được các bác sỹ dùng “chui” để căng các nếp nhăn quanh mắt và trên trán bệnh nhân.
Khi được tiêm vào vùng da quanh mắt, chất độn có thể vô tình lọt vào các mao mạch trên mặt, tìm đến động mạch mắt và chặn việc cung cấp máu ở đây.
Video đang HOT
“Tuy biến chứng này rất hiếm khi xảy ra nhưng hậu quả rất đáng kể. Một vết bầm có thể tan đi, nhưng mất thị lực là mất vĩnh viễn. Các bác sỹ cần thảo luận với bệnh nhân về những rủi ro có thể xảy đến với mắt khi thực hiện thủ thuật này,” tiến sỹ Carle cho biết.
Hiện tiến sỹ Carle và các đồng nghiệp đang điều trị cho ba bệnh nhân bị mất thị lực vĩnh viễn của một hoặc cả hai mắt sau khi thực hiện thẩm mỹ trẻ hóa da mặt.
Một trong số các bệnh nhân là một phụ nữ ngoài 40 tuổi. Bệnh nhân này đã tiêm collagen và chất độn da Artefill để xóa nếp nhăn trán. Sau khi hoàn thành thủ thuật, bệnh nhân mở mắt và không thể thấy gì bằng mắt phải.
Một bệnh nhân khác là nam giới độ tuổi 30 tới gặp bác sỹ do mất thị lực mắt trái sau khi tiêm một loại gel có tên hyaluronic. Các bác sỹ phát hiện ra cung cấp máu tới võng mạc của bênh nhân này đã bị chặn.
Tương tự, một phụ nữ độ tuổi 60 khoe mạnh cũng bị mất thị lực trầm trọng sau khi tiêm chất béo vào vùng quanh chân tóc.
Do sự phức tạp của hệ thống động mạch và các mạch máu quanh mắt, bất cứ mũi tiêm nào ở khu vực này cũng chứa rủi ro các chất tiêm sẽ xâm nhập động mạch mắt. Ảnh hưởng tới thị lực do tắc động mạch rất nghiêm trọng và không thể bị đảo ngược.
Nhìn chung, các biến chứng từ thủ thuật này khá hiếm gặp, nhưng những trường hợp bị mù, bị sốc thậm chí tử vong đã được ghi nhận.
“Chúng tôi khuyến cáo các rủi ro như bị mù hay mất thị lực nghiêm trọng phải được đề cập đến trong khi thảo luận với bệnh nhân trước khi thực hiện thủ thuật này do những hậu quả nghiêm trọng của chúng,” các nhà nghiên cứu đề nghị./.
Theo VNE
Ngăn biến chứng 'mù mắt' do đái tháo đường
Để hạn chế các biến chứng ở tim, mạch máu, mắt,... do bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cần phải kiểm soát đường huyết thật tốt, ngoài ra cần tập thể lực thường xuyên.
Người đái tháo đường cần tập thể lực để tập tăng sức bền, có tác dụng tăng cường hoạt động tim mạch và hô hấp, cải thiện chức năng tim phổi và huyết áp, giảm đường huyết, mỡ máu và giảm trầm cảm.
Tập thể lực làm tăng sức bền có thể theo cách: đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ... Kiểu tập này cũng phù hợp cho những bệnh nhân bị biến chứng thần kinh ngoại biên, bệnh lý xương khớp.
Người ĐTĐ nên tập mỗi ngày ít nhất 30 phút, trên 5 ngày mỗi tuần. Nếu không có thời gian, có thể chia nhỏ tập nhiều buổi cũng hiệu quả, nhưng tối thiểu 10 phút/buổi, cường độ trung bình như bơi lội, đạp xe, đi bộ nhanh, khiêu vũ, tennis đôi, bóng chuyền... Nặng như leo dốc, thang bộ, đạp xe nhanh lên dốc, tennis đơn...
Việc tập luyện đều đặn giúp tăng số lượng và khối lượng tế bào cơ, tăng sức mạnh cho cơ, tăng canxi cho xương, giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, tăng dự trữ glucogen trong cơ. Có thể dùng tạ, nâng vật nặng có sẵn, kéo băng thun, tập máy... Tạ quá nhẹ không có tác dụng, tạ quá nặng làm tăng biến chứng đáy mắt và tim mạch. Nên tăng dần khối lượng tạ tập, nâng 8 - 10 lần rồi nghỉ, sau đó lặp lại 3 lần.
Tập giãn cơ, giúp cơ thể dẻo dai, giảm nguy cơ té ngã, làm tăng biên độ hoạt động khớp, hạn chế cứng khớp, thường là cách khởi động và thư giãn sau tập, ngừa đau cơ sau tập. Các chuyên gia về tập luyện sẽ hướng dẫn bài tập giãn cơ thích hợp cho từng bệnh nhân. Vận động mọi lúc, mọi nơi, giúp cơ thể tiêu hao bớt năng lượng dư thừa.
Khi tập luyện, nên phối hợp các kiểu tập khác nhau. Tập nặng tăng dần, tập đều đặn và thường xuyên. Thời điểm tập tùy thời gian làm việc trong ngày, không tập ngay sau bữa ăn chính, không tập quá xa bữa vì nguy cơ hạ đường huyết, tránh đỉnh tác dụng của insulin nếu đang dùng insulin chích, nếu tập ngoài trời nên tránh thời điểm quá nóng hoặc quá lạnh.
Trước khi tập chính nên có giai đoạn khởi động 20 - 30 phút (làm nóng), tập các động tác nhẹ hay tập giãn cơ tại chỗ. Sau buổi tập cần có giai đoạn thư giãn (làm nguội) 5 - 10 phút, chủ yếu là tập các động tác nhẹ hay tập giãn cơ tại chỗ.
Không nên tập khi đường huyết> 250mg/dl và xêtôn niệu dương tính hoặc đường huyết 170mmHg hay tụt huyết áp, đang bị sốt, nhiễm trùng cấp.
Chú ý khi tập là không tập đi trên nền đá cứng, chọn giầy mềm, không trơn trượt, luôn kiểm tra bàn chân sau mỗi buổi tập. Nên uống nhiều nước trước và sau khi tập, mang theo đường, kẹo hay thức ăn ngừa hạ đường huyết.
Khi tập, để ý các triệu chứng: Hạ đường huyết, đau ngực, choáng váng, nhức đầu, đau hay chấn thương xương khớp. Ngưng tập ngay nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu trên.
Theo VNE
Vợ vào tù vì suýt làm mù mắt chồng Một người đàn ông ở Canton, Michigan, Mỹ đã suýt mù mắt vì bị vợ tráo nước nhỏ mắt bằng nước rửa bồn cầu. Kristy và "tang vật" Vợ chồng Kristy Ryan và McDermed đã cưới nhau được hơn 5 năm và có với nhau 2 đứa con. Vào hồi tháng 10 vừa qua, 2 vợ chồng Kristy nảy sinh mâu thuẫn và...