Thảm kịch kinh hoàng khiến hơn 2.000 người chết năm Giáp Tý 1984
Vào năm Giáp Tý 1984, thế giới “rung chuyển” bởi một thảm kịch rùng rợn tương đương 4.000 tấn thuốc nổ TNT khiến hơn 2.000 người dân ở Bhopal thiệt mạng. Đây được coi là thảm họa công nghiệp tàn khốc nhất lịch sử Ấn Độ.
Ngày 3/12/1984 đã đi vào lịch sử thế giới khi xảy ra thảm kịch rùng rợn gây chấn động dư luận Ấn Độ và thế giới.
Nguyên do là bởi vào ngày hôm đó, gần 40 tấn khí độc methyl isocyanate ở nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu UCIL của Công ty Đa quốc gia Mỹ Union Carbide (UCC) và nhiều khí độc khác bị rò rỉ.
Vụ rò rỉ khí độc nguy hiểm này diễn ra trong khoảng thời gian 3 – 4 tiếng đồng hồ cộng thêm sức gió khiến phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn.
Thành phố Bhopal là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của thảm kịch rùng rợn rò rỉ gần 40 tấn khí độc trên. Theo các chuyên gia, do hít phải khí độc, hơn 2.000 người tử vong ngay lập tức.
Video đang HOT
Vài năm sau đó, số người tử vong do thảm kịch tồi tệ trên tăng lên khoảng 15.000 người. Theo thông tin được chính phủ Ấn Độ xác nhận, ít nhất 500.000 người bị nhiễm độc bởi thảm kịch kinh hoàng trên.
Không chỉ con người, 2.000 con trâu, dê và các loại động vật khác cũng chết vì hít phải khí độc. Chỉ trong vài ngày sau khi xảy ra vụ rò rỉ, lá cây úa vàng và rụng như trút.
Các chuyên gia tính toán nếu so sánh số người thương vong do thảm kịch rò rỉ khí độc trên với quả bom nguyên tử “Fat Man” có sức công phá 21.000 tấn thuốc nổ TNT thả xuống thành phố Nagasaki vào năm 1945 khiến khoảng 80.000 người thiệt mạng thì Bhopal đối mặt sự tàn phá kinh hoàng của khoảng 4.000 tấn thuốc nổ TNT.
Ảnh hưởng của thảm kịch Bhopal kéo dài trong suốt nhiều thập kỷ sau do các hóa chất độc hại trong vụ rò rỉ trên gây ô nhiễm nguồn nước ngầm của khu vực.
Theo đó, hàng ngàn trẻ em sinh ra sau thảm kịch tồi tệ trên bị tổn thương não và dị tật. Nhiều trường hợp khác mắc chứng thiếu máu, dậy thì muộn và bệnh ngoài da.
Vào năm 1999, tập đoàn UCC gây ra vụ rò rì khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng đồng ý chi trả số tiền 470 triệu USD gồm tiền bảo hiểm và một khoản hỗ trợ cho các nạn nhân. Thêm nữa, UCC bỏ ra một khoản tiền để xây dựng một bệnh viện 500 giường bệnh để đảm bảo chăm sóc y tế cho những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch năm xưa.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Phát hiện lỗ thông hơi carbon dioxide dưới đáy biển ngoài khơi Philippines
Sâu hàng trăm mét dưới bề mặt đại dương ngoài khơi Philippines, các nhà khoa học đã bắt gặp một điểm nóng của khí carbon dioxide.
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một điểm mới phun ra nhiều carbon dioxide dưới đáy biển ngoài khơi Philippines.
Đó là một lỗ thông hơi có thể giúp chúng ta dự đoán các rạn san hô để đối phó với biến đổi khí hậu như thế nào.
Bayani Cardenas, giáo sư Khoa Khoa học Địa chất tại Đại học Texas, Austin, đã vô tình phát hiện ra lỗ phun nước carbon dioxide này trong khi nghiên cứu ảnh hưởng của dòng nước ngầm vào môi trường đại dương ở đảo Verde, Philippines.
Eo biển này chạy giữa đảo Luzon và Mindoro, nối Biển Đông với Vịnh Tayabas. Bên dưới bề mặt cũng chứa một trong những hệ sinh thái biển đa dạng nhất trên thế giới. Và các rạn san hô không giống như các rạn san hô bị tẩy trắng ở nơi khác, đang phát triển khá mạnh.
Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho điểm nóng mới là Soda Springs và cho rằng nó có thể đã phát ra những bong bóng này trong nhiều thập kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ.
Soda Springs là kết quả của một ngọn núi lửa dưới nước, thổi khí và nước axit qua các vết nứt dưới đáy đại dương. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy nồng độ carbon dioxide rất cao, gấp hơn 200 lần nồng độ có trong khí quyển.
Mức độ nhanh chóng giảm xuống khi khí chảy vào đại dương rộng lớn, nhưng đáy biển đã giải phóng đủ khí để tạo ra mức độ cao (400 đến 600 ppm) và đủ axit để giảm độ pH cho bờ biển gần đó. Do đó, đây có thể là một địa điểm lý tưởng để nghiên cứu làm thế nào các rạn san hô khác trên thế giới có thể đối phó với biến đổi khí hậu khi nó mang nhiều carbon dioxide vào môi trường của chúng.
Hơn nữa, bằng cách truy tìm các mức radon-222, một đồng vị phóng xạ xuất hiện tự nhiên được tìm thấy ở vùng nước ngầm trong khu vực, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra các điểm nóng dưới đáy biển nơi nước ngầm được thải ra đại dương.
Không rõ làm thế nào những rạn san hô phát triển mạnh trong môi trường giàu carbon dioxide như vậy, nhưng một lần nữa, không có nhiều thông tin về khu vực này.
"Đó thực sự là một phần lớn của đại dương chưa được khám phá. Nó quá nông cho các phương tiện hoạt động từ xa và quá sâu cho các thợ lặn thông thường", Cardenes nói.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Live Science
Siêu tàu chiến Vasa mới xuất phát 20 phút đã chìm Từng được xưng tụng là "tàu chiến vĩ đại nhất thời đại", cái kết của tàu chiến Vasa không thể cay đắng hơn khi chôn mình hơn 3 thế kỷ dưới đáy vịnh Stockholm (Thụy Điển) chỉ sau 20 phút bắt đầu chuyến hải trình đầu tiên. Khi xuất phát rời vịnh Stockholm vào lúc 4 giờ chiều ngày 10-8-1628, Vasa là tàu...