Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về làm SGK
Ngày 6/12, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp với Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 tổ chức hội thảo Quốc tế sách giáo khoa thế kỷ XXI, thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà xuất bản trong nước và nước ngoài.
Đây là cơ hội để Việt Nam học tập kinh nghiệm, đổi mới chương trình sách giáo khoa.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức để số hóa sách giáo khoa. Tại Washington (Mỹ), trẻ em đi học và chơi với nhau bằng Ipad. Tại Uruguay , học sinh đi học không mang sách mà mang laptop; hoặc dụng cụ có thể đơn giản hơn là điện thoại di động để kết nối với giáo viên và các thành viên trong lớp.
Phó Chủ tịch của Tổ chức Phát triển Quốc tế chuyên nghiệp Pearson – Sherry Preiss chia sẻ: “Khái niệm sách giáo khoa ngày nay đã hoàn toàn thay đổi. Một cuốn sách giáo khoa phải sống và chuyển động, kiến tạo và sáng tạo những tri thức của người học, của giáo viên và cộng đồng. Đó là sách giáo khoa điện tử.”
Với công cụ này, học sinh có thể tạo dấu ấn cá nhân cho cuốn sách giáo khoa. Khi cần, chỉ việc gõ phím là có giáo viên hướng dẫn trực tuyến, liên kết tới những bài giảng bằng powerpoint chứa nội dung bổ trợ. Học sinh có thể khám phá các trò chơi hoặc hình hoạt họa và mô phỏng, tiếp cận các video, hội nghị truyền hình, thông tin từ các chuyên gia về môn học.
Sách số hóa có nội dung rất phong phú với thư viện ảo khổng lồ và học sinh có thể dễ dàng tương tác. Giáo viên có thể cùng lúc dạy nhiều loại sách, tìm kiếm tất cả các tài liệu giảng dạy, có thể ghi chú, phóng to thu nhỏ cho phù hợp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thách thức đặt ra là sách giáo khoa số chưa phát triển. Sách giáo khoa số nghe có vẻ rẻ hơn sách giáo khoa truyền thống do không tốn mực in và giấy, nhưng thực tế lại không rẻ hơn do còn liên quan đến bản quyền nội dung, phần mềm. Hơn nữa, người học cũng chưa sẵn sàng với loại sách này. Học sinh thích dùng điện thoại để chơi game và nhắn tin hơn là để học và cho rằng đọc trên máy phức tạp và phiền hà.
Đại diện một Nhà xuất bản Phillipines cho biết việc số hóa sách giáo khoa tưởng như đơn giản, nhưng lại rất phức tạp. Sách truyền thống được sản xuất từ những bản thảo đơn giản thường được thực hiện bởi một tác giả duy nhất. Nhưng với sách điện tử, với các yêu cầu trên của người đọc, sẽ cần tới một nhóm đảm trách phát triển các tư liệu truyền thông đa phương tiện hoàn chỉnh để làm về hình ảnh và minh họa, ghi âm và chỉnh sửa âm thanh, sản xuất và biên tập video, làm hoạt hình và thậm chí lập trình game.
Thêm vào đó, vấn đề nan giải nhất là bán hàng và phân phối với mối lo ngại lớn về bảo vệ nội dung. Vi phạm bản quyền kỹ thuật số là rất khó kiểm soát. Trong khi đó, nhiều học sinh không có thói quen trả tiền cho các nội dung trên Internet.
Theo ông Ngô Trần Ái, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2009, Nhà xuất bản Giáo dục đã tiến hành làm sách điện tử dành cho giáo viên. Tuy nhiên, do mới thí điểm nên cách làm còn thụ động, trong khi khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ nên tính thụ động trong bộ sách này lại càng tăng. Do đó, hiện Nhà xuất bản Giáo dục đang phối hợp với đối tác Hàn Quốc để làm lại bộ sách này. Riêng sách giáo khoa điện tử cho học sinh vẫn còn là một lĩnh vực hoàn toàn mới mà Nhà xuất bản Giáo dục đang nghiên cứu để có thể triển khai.
Theo TTXVN/Vietnam
Văn hóa đọc bị "lấn át" bởi văn hóa nghe, nhìn
Nhiều ý kiến đóng góp cho văn hóa "đọc sách" tại hội thảo "Văn hóa đọc - phục vụ học tập suốt đời" đã được thảo luận sôi nổi nhằm làm sống lại thói quen bổ ích đã dần bị lấn chiếm bởi văn hóa nghe, nhìn thời hiện đại.
Hội thảo diễn ra ở Thư viện tỉnh TT-Huế sáng nay 8/10 do Thư viện tổng hợp TT-Huế phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh TT-Huế và Ngân hàng thế giới tại VN tổ chức. Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo các nhà tri thức Huế, lãnh đạo các nhà xuất bản, Sở GD-ĐT và nhiều HS, SV.
Ông Nguyễn Duy Tờ, giám đốc NXB Thuận Hóa Huế, cho biết hiện giá sách quá cao đã làm ảnh hưởng đến sức mua của người mê sách. Về nội dung, sách có thể quá hàn lâm hay nhảm nhí cũng làm tác động đến tâm lý mua sách.
"Lúc xưa, cứ mỗi giờ ra chơi, tôi và các bạn ào vào thư viện đọc sách ngấu nghiến. Đó là thú vui của lớp trẻ chúng tôi bấy giờ. Đọc sách lúc đó rất vui. Tôi cứ nhớ cuốn sách xưa tuy mỏng nhưng viết rất cô đọng, hay và chứa nhiều hàm lượng kiến thức, tình cảm cần thiết" - ông Tờ nhớ lại.
Ông Nguyễn Duy Tờ, giám đốc NXB Thuận Hóa Huế, cho rằng giá sách cao và sách quá hàn lâm hay nhảm nhí đã khiến bạn đọc xa rời sách.
Ông Nguyễn Hữu Châu Phan, người có tủ sách gia đình đồ sộ với hàng ngàn đầu sách cho hay, nhà ông mở cửa 1 tuần 3 lần vào buổi sáng 2, 4, 6 phục vụ các SV đang làm khóa luận tốt nghiệp hay người làm luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đến đọc sách, tra cứu sách.
Trong những năm thập niên 80-90, nhiều HS đến thư viện đường Hai Bà Trưng (do ông Phan phụ trách). Lúc đó, người đến rất đông và khi nào ra về cũng mượn ở mức tối đa 2 đến 3 cuốn sách. Hiện nay, thư viện đang ở tình trạng có ít HS, SV tới đọc sách. Phải chăng là do thư viện không có đủ sách để thu hút các em bởi vì thời hiện đại, các em quan tâm đến những sách làm lợi về kiến thức chuyên ngành và xã hội hơn.
Một góc thư viện sách gia đình cho đọc miễn phí tại tầng 2 nhà ông Nguyễn Hữu Châu Phan. (Ảnh: Nguyên Thọ)
"Một tình trạng làm cho sách dù xuất bản nhiều nhưng ít sách hay là do người có tiền tới NXB để đặt in sách của mình dù sách đó dở hoặc không hay lắm. Những sách hay vì thiếu kinh phí nên phải đợi, có lúc không in được. Vì vậy NXB phải cố gắng để xuất bản ngày càng nhiều sách hay hơn nữa để thu hút người đọc nhằm hình thành lại văn hóa đọc ở giới trẻ hiện giờ" - ông Phan tâm huyết nói.
Ông Hoàng Đức Bình, phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh TT-Huế, cho rằng Internet đã làm cho HS,SV "no" về kiến thức xã hội nhưng lại "đói" thông tin về lĩnh vực chuyên môn mà mình tìm kiếm. Tuy nhiên, sự lôi cuốn của Internet đã làm giới trẻ ngày càng xa rời văn hóa đọc.
Tỷ lệ trường chuẩn, thư viện chuẩn tại tỉnh TT-Huế cũng chỉ mới đạt 30%. Trong đó đặc biệt lưu ý các thư viện và trường của khối cấp 3, cấp 3 lại thua khối cấp 1. Chính những khối lớp lớn càng phải tiếp thu kiến thức nhiều hơn từ sách, cho nên cần đầu tư hơn nữa vào thư viện trường cho các em có hứng thú tới đọc sách.
Ông Bình cũng đưa ra một ví dụ hết sức cụ thể là HS phương Tây dù đi đâu cũng mang theo sách để đọc lúc rảnh. Điều này có được do nhà trường ở Tây có dạy kỹ năng đọc sách. Khi nghiên cứu đề tài gì, nhà trường bắt buộc HS phải đọc thật nhiều sách để "chuẩn" vấn đề. Và quan trọng nhất, sách ở Tây rất hấp dẫn người đọc bởi hàm lượng kiến thức chứa trong đó.
"Sắp tới, chúng tôi sẽ về phổ biến với Sở GD-ĐT để tổ chức thêm nhiều buổi hội thảo trong ngành giáo dục nói về văn hóa đọc sách như buổi hội thảo thú vị hôm nay" - ông Bình khẳng định.
Tại hội thảo "Văn hóa đọc - phục vụ học tập suốt đời" có nhiều ý kiến tâm huyết để làm sống lại văn hóa đọc sách.
Để phát triển văn hóa đọc và thu hút người đọc, theo ông Lê Trọng Bình, giám đốc Thư viện tổng hợp tỉnh TT-Huế, thì cần chú trọng xây dựng đội ngũ những nhà viết sách giỏi, có chất lượng trên 2 lĩnh vực: sách nghiên cứu và sách mang tính phổ cập. Chế độ ưu đãi phải phù hợp để người viết sách có được những cuốn sách chất lượng cao và được xuất bản với giá mà người dân có thể chấp nhận mua được. Và Nhà nước cần có chính sách trợ giá cho các loại sách viết cho thanh thiếu niên, đặc biệt là những thiếu niên nghèo, sống ở vùng sâu vùng xa.
Theo DT
Tạp chí chính thức về World of Warcraft đã ngừng xuất bản Phát hành tạp chí về game không đem lại hiệu quả như những nhà điều hành của Blizzard mong đợi. Ra đời vào cuối năm ngoái, đây là tạp chí đưa các thông tin chuyên về World of Warcraft được hãng Blizzard kết hợp với công ty xuất bản nối tiếng của Mỹ, Future US, nhà xuất bản các tạp chí game nổi...