Tham khảo đề thi thử kiểm tra năng lực vào ĐH Luật TP.HCM
Để trúng tuyển vào Trường ĐH Luật TP.HCM, ngày 21-7 tới đây gần 4.000 thí sinh sẽ làm bài kiểm tra năng lực theo hình thức trắc nghiệm.
Trường ĐH Luật TP.HCM đã chính thức công bố mức điểm đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ và danh sách thí sinh đạt yêu cầu để xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2019.
Kết quả có có 3.799 thí sinh vượt qua giai đoạn sơ tuyển vòng 1 theo điểm thi THPT quốc gia năm 2019 (60%) và điểm học bạ ba năm học THPT (10%).
Theo thông báo của hội đồng tuyển sinh, những thí sinh đã đạt ở giai đoạn một sẽ bước vào giai đoạn hai là kiểm tra năng lực để giành suất vào ĐH vào sáng 21-7 tới theo hình thức trắc nghiệm. Bài thi có 100 câu, thời gian làm bài 75 phút theo thang điểm 30.
Đề thi sẽ gồm 4 nhóm kiến thức: kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người, đạo đức công dân); kiến thức về pháp luật; tư duy logic và khả năng lập luận.
Video đang HOT
Theo nhà trường, việc tổ chức kiểm tra năng lực sẽ giúp trường tuyển được các thí sinh có tố chất, có tư duy lôgic tốt, có hiểu biết sâu rộng các vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội chứ không chỉ đạt điểm cao ở kỳ thi THPT quốc gia. Trong đề sẽ có nhiều câu hỏi về luật để xem hiểu biết của thí sinh như thế nào. Đồng thời, giúp thí sinh bước đầu xác định được ngành học mình lựa chọn là phù hợp với khả năng và nguyện vọng.
Kết quả từ kiểm tra chiếm khoảng 30% kết quả xét tuyển của thí sinh. Trường sẽ công bố kết quả kiểm tra đánh giá năng lực, điểm xét tuyển (chính thức) và danh sách thí sinh dự kiến trúng tuyển dự kiến sau 15 giờ ngày 24-7.
PHẠM ANH
Theo PLO
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Điểm thi môn Tiếng Anh, Lịch sử chưa chấp nhận được"
Nói về điểm thi THPT quốc gia 2019 với môn tiếng Anh và Lịch sử thấp nhất, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, tuy đã có sự tiến bộ nhưng kết quả như vậy vẫn chưa chấp nhận được nên cần phải phân tích kỹ, rút kinh nghiệm cho kỳ thi sang năm.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị
Sáng 17/7, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác tuyển sinh năm 2019 và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH tại 3 đầu cầu Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 1.000 đại biểu tham dự.
Về kỳ thi THPT quốc gia 2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, cả nước vừa kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, đây là kỳ thi quan trọng, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT phổi hợp với các bộ, ngành, địa phương, trường đại học, toàn xã hội tổ chức kỳ thi thành công. Thủ tướng cũng đã ghi nhận, biểu dương.
Tại hội nghị, Bộ trưởng cảm ơn sự vào cuộc của toàn xã hội, trách nhiệm, tâm huyết của các trường đại học, các thầy cô tham gia coi thi, chấm thi, góp phần quan trọng vào thành công kỳ thi.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu truyền hình
Nói về phổ điểm thi, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, trên cơ sở kết quả phân tích kỹ phổ điểm của từng môn, từng tỉnh, cuối tuần này, Bộ sẽ tổ chức hội nghị giám đốc sở GD&ĐT để bàn kỹ về phổ điểm này, lí giải nguyên nhân vì sao môn này, môn kia thấp, mổ xẻ, rút kinh nghiệm.
Kỳ thi THPT quốc gia 2019, không chỉ để xét tốt nghiệp, làm cơ sở tuyển sinh mà quan trọng hơn là giúp ngành Giáo dục phân tích, điều chỉnh chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, có giải pháp nâng cao chất lượng ở bậc phổ thông, nhất là những môn học có kết quả thấp trong kỳ thi THPT quốc gia như Lịch sử, tiếng Anh.
"Không phải năm nay 2 môn này mới có kết quả thấp, những năm trước cũng vậy. Năm nay khi phân tích phổ điểm nhìn chung Lịch sử và Tiếng Anh đã có sự tiến bộ nhưng kết quả như vậy vẫn chưa chấp nhận được nên cần phải phân tích kỹ, rút kinh nghiệm cho các kỳ thi sang năm" - Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Về công tác tuyển sinh năm 2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, kế hoạch tuyển sinh đã có hướng dẫn đầy đủ, các trường cũng đã xây dựng đề án tuyển sinh, phương thức xét tuyển, điều kiện kèm theo. Thời điểm này, các trường đại học cần rà soát lại, thực hiện nghiêm túc cam kết trong đề án tuyển sinh đã công bố trước đó cần đảm bảo chất lượng từ chuẩn đầu ra.
"Vấn đề không chỉ chọn được những học sinh tốt để đủ đầu vào mà trường đại học còn phải trách nhiệm với người học, cam kết với họ để khi ra trường có kết quả tốt" - Bộ trưởng Nhạ nói.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Phát hiện một số bài thi trắc nghiệm bị điểm 0 khác thường Khi khai thác dữ liệu chuẩn bị công bố kết quả thi THPT quốc gia, một địa phương đã phát hiện một số bài thi trắc nghiệm thí sinh bị điểm 0 khác thường. Ảnh minh họa "Trong quá trình khai thác dữ liệu để chuẩn bị công bố kết quả thi THPT Quốc gia 2019, Sở GD-ĐT đã phát hiện 34 trường...