Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm
Theo số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 8/8, thâm hụt thương mại nước này trong tháng 6 vừa qua đã giảm do kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn.
Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Số liệu cho thấy tổng thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 6 là 65,5 tỷ USD, giảm so với con số 68,3 tỷ trong tháng 5 vừa qua. Điều này là do kim ngạch xuất khẩu giảm 0,3 tỷ USD xuống 247,5 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 3,1 tỷ USD xuống 313 tỷ USD.
Cũng theo số liệu của Bộ Thương mại, thâm hụt thương mại hàng hóa giữa Mỹ với Trung Quốc giảm xuống 22,8 tỷ USD, nhờ nhập khẩu cũng giảm mạnh hơn.
Chi tiêu tiêu dùng cao hơn dự báo đã giúp thúc đẩy hoạt động thương mại của Mỹ, song giới phân tích lưu ý xu hướng này có thể đi xuống trong thời gian tới. Chuyên gia kinh tế Rubeela Farooqi của công ty High Frequency Economics nhận định: “Nhìn chung, dòng chảy thương mại tiếp tục chậm lại trong quý II, cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu”. Theo bà Farooqi, xu hướng xuất nhập khẩu giảm có thể kéo dài do những tác động của việc siết chặt chính sách tiền tệ trên toàn cầu có nguy cơ làm giảm nhu cầu và hoạt động kinh tế trong và ngoài nước.
Thời gian qua, nhiều ngân hàng trung ương đã quyết định nâng lãi suất, giảm nhu cầu tiêu dùng để kiềm chế lạm phát. Cán cân thương mại dao động mạnh kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Thâm hụt thương mại của Mỹ năm 2022 đã tăng lên mức cao kỷ lục hơn 948 tỷ USD, tăng so với mức 845 tỷ USD của năm 2021.
Thặng dư ngân sách của Mỹ giảm trong tháng Tư
Theo số liệu do Bộ Tài chính công bố ngày 10/5, trong tháng Tư, thặng dư ngân sách của Mỹ đã giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái do doanh thu từ thuế giảm.
Cụ thể, thặng dư ngân sách tháng trước là 176,2 tỷ USD, giảm so với mức 308,2 tỷ USD năm 2022.
Container hàng hóa tại cảng Long Beach, Mỹ ngày 29/9/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng ảnh hưởng đến Bộ Tài chính, ví dụ như các khoản tiền gửi cho Bộ Tài chính đã giảm do phải trả lãi suất cao hơn cho các ngân hàng thương mại đối với khoản dự trữ gửi tại Fed, trong khi lãi suất thu được từ trái phiếu tương đối thấp.
Nguồn thu của Fed chuyển sang Bộ Tài chính đã giảm khoảng 70 tỷ USD. Doanh thu ít đi khiến Bộ Tài chính khó duy trì trong trần nợ liên bang. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã cảnh báo chính phủ có thể cạn kiệt tiền mặt ngay sau ngày 1/6 nếu Quốc hội không tăng trần nợ.
Khoản thanh toán lãi cho khoản nợ tồn đọng trong 7 tháng đầu năm tài khóa 2023 (bắt đầu từ ngày 1/10/2022) đạt tổng cộng 460,3 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi tiêu trong 7 tháng đầu tài khóa của Bộ Giáo dục đã tăng 55% lên 133,7 tỷ USD, một phần là do chi phí liên quan đến chương trình xóa nợ cho vay của chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Các khoản thanh toán của Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) để chi trả cho những người gửi tiền tại ngân hàng Silicon Valley Bank và ngân hàng Singnature Bank đã bổ sung thêm 41 tỷ USD vào chi tiêu cuối tháng Tư.
Mỹ tìm cách tháo gỡ tình trạng ùn đọng hàng hóa xuất khẩu Ngày 13/6, Hạ viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Cải cách vận tải biển nhằm cải thiện việc giám sát vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, giúp kiềm chế lạm phát và giảm tình trạng ùn đọng hàng hóa xuất khẩu tại nước này. Container hàng hóa tại cảng Long Beach, bang California (Mỹ) ngày 23/8/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Dự...