Thâm hụt thương mại của Mexico cao kỷ lục dù thu nhập nhiều hơn nhờ giá dầu tăng
Bất chấp giá dầu cao giúp Mexico thu lợi nhiều hơn từ xuất khẩu năng lượng, nhưng nguồn thu này vẫn chưa thể bù đắp cho nhập khẩu, khiến thâm hụt thương mại của nước này trong nửa đầu năm 2022 đạt kỷ lục.
Một trạm xăng tại Mexico City, Mexico, ngày 20/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, thâm hụt thương mại của Mexico trong nửa đầu năm 2022 đã 12,94 tỷ USD, mức cao kỷ lục từng ghi nhận trong cùng kỳ, chủ yếu do nhập khẩu tăng vọt.
Số liệu của Viện Thống kê và Địa lý Quốc gia (Inegi) cho thấy trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Mexico đạt 280,78 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên mức tăng này không đủ bù đắp cho kim ngạch nhập khẩu đã lên tới 293,71 tỷ USD, cao hơn 25% so với cùng kỳ năm 2021.
Các nhà phân tích của ngân hàng Banorte cho rằng cả xuất nhập khẩu đều tăng cao so với năm 2021, do giá cả liên tục gia tăng và thương mại toàn cầu tiếp tục phục hồi. Trong khi đó, nhà kinh tế Daniel Arias của Monex, doanh nghiệp chuyên về các giao dịch quốc tế và dịch vụ thanh toán cho khách hàng thương mại, nhận định thâm hụt là do nhập khẩu hàng hóa nước ngoài tăng cao khi nhu cầu tiêu thụ đã phục hồi, cũng như một yếu tố mới nổi gần đây là biến động giá các sản phẩm liên quan đến dầu. Ông Arias cảnh báo nếu xu hướng này tiếp tục sẽ làm gia tăng áp lực lên tỷ giá hối đoái và tài chính công trong những tháng tới.
Bất chấp giá dầu cao giúp Mexico thu lợi nhiều hơn từ xuất khẩu năng lượng, nguồn thu này vẫn chưa thể bù đắp cho nhập khẩu. Giá dầu thô Mỹ và dầu hỗn hợp Mexico đã tăng lần lượt 40,6% và 47% trong nửa đầu năm nay.
Cán cân thương mại dầu mỏ bị thâm hụt đồng nghĩa với gánh nặng ngân sách gia tăng. Chủ tịch tập đoàn tài chính Bursametrica Ernesto O’Farril giải thích rằng mặc dù Chính phủ có nhiều nguồn lực hơn nhờ giá dầu xuất khẩu tăng, song phải sử dụng nguồn thu này để trợ giá xăng dầu trong nước. Bên cạnh đó, tập đoàn dầu khí quốc gia Pemex cũng phải mua nhiên liệu và khí đốt đắt đỏ hơn từ nước ngoài, chủ yếu là Mỹ, điều này gây áp lực lên tài chính công.
Video đang HOT
Ricardo Aguilar, nhà kinh tế trưởng của tập đoàn tài chính Invex, dự báo Mexico có thể nhập siêu tới 20 tỷ USD trong năm 2022. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ 2 Mỹ Latinh sẽ không phải đối mặt với khó khăn quá lớn về cán cân thanh toán, nhờ thu nhập cao từ du lịch và đặc biệt là kiều hối, vốn liên tục lập kỷ lục trong những năm gần đây.
Năm ngoái Mexico nhập siêu 11,5 tỷ USD, một con số kém khả quan so với mức thặng dư 34 tỷ USD trong năm 2020, một năm đánh dấu sụt giảm trong cả xuất và nhập khẩu do COVID-19. Để nhanh chóng phục hồi kinh tế, Mexico chủ trương thúc đẩy ngoại thương và tận dụng Hiệp định Thương mại với Mỹ và Canada (USMCA), có hiệu lực từ tháng 7/2020.
Khốn đốn vì dự án khu công nghiệp
Báo Thanh Niên nhận được đơn kêu cứu tập thể của nhiều hộ dân ở xã Hựu Thạnh, H.Đức Hòa (Long An) về quyền lợi nhà đất của họ không được đảm bảo khi bị giải tỏa để làm dự án khu công nghiệp Hựu Thạnh ở địa phương trên.
Phải ở nhờ khi bị giải tỏa lần thứ 3
Hộ ông Nguyễn Văn Hải (ngụ ấp 4, xã Hựu Thạnh) có tổng diện tích nhà, đất hơn 9.000 m 2 (trong đó có hơn 500 m 2 đất thổ cư) tại khu vực quy hoạch khu dân cư trong khu công nghiệp (KCN) Hựu Thạnh. Ông Hải cho hay từ nhiều năm trước, ông có nhận thông báo từ UBND H.Đức Hòa rằng giá trị đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) cho toàn bộ diện tích nhà đất của ông chưa tới 2 tỉ đồng, kèm 2 nền (mỗi nền 100 m 2).
"Giá trị bồi thường và tái định cư như vậy khiến gia đình tôi lâm cảnh rất khó khăn vì vợ chồng tôi có 5 người con đều đã lớn nhưng chúng chưa được chia đất cất nhà ra riêng. Trong khi giá thị trường tại các dự án (DA) khu dân cư trên địa bàn đều trên 1,3 tỉ đồng/nền diện tích 100 m 2. Tôi không đồng ý, nhưng chủ đầu tư DA KCN Hựu Thạnh đã cưỡng chế san bằng căn nhà trong vùng DA của gia đình tôi rồi. Hiện, vợ chồng tôi phải ở tạm trong nhà của người con rể, thật là chua xót", ông Hải nói.
Đời sống rất khó khăn của người dân trong vùng dự án KCN Hựu Thạnh. Ảnh BẮC BÌNH
Theo ông Hải, phần đất hơn 9.000 m 2 mà ông đang muốn thỏa thuận về giá với đơn vị GPMB là phần đất cuối cùng của gia đình ông. Trong vòng 5 năm qua, tại xã Hữu Thạnh, hộ ông Hải đã 2 lần bị UBND H.Đức Hòa GPMB để giao đất phục vụ cho 2 DA khác. Trong đó, lần đầu hộ ông Hải bị giải tỏa 5,4 công (1 công tương đương 1.000 m 2) bởi DA của Công ty Tấn Đức; lần 2 bị giải tỏa 4,6 công cho DA xử lý rác thải Văn Được.
"Sau 2 lần mất đất sản xuất, gia cảnh tôi rất khó khăn. Nay còn mảnh đất hơn 9.000 m 2 tại DA KCN Hựu Thạnh mà bị lấy với giá rẻ như vậy nữa thì rất khó khăn, không cất nhà cho các con của tôi được", ông Hải nói.
Chưa bồi thường tiền đã bít lối thoát nước
Gần thửa đất của ông Hải, bà Trần Thị Huệ (ngụ ấp 3B, xã Hựu Thạnh) bức xúc, tháng 8.2016, UBND H.Đức Hòa kê biên và vận động bà đồng ý giải tỏa diện tích 4.250 m 2, bồi thường 938 triệu đồng, rồi "có vấn đề gì khiếu nại sau" để huyện bàn giao đất trong DA KCN Hựu Thạnh. Tin lời, bà Huệ đồng ý giao đất, nhưng sau đó bà chỉ nhận được số tiền bồi thường tương đương giá trị bằng 3.500 m 2, và phần diện tích còn lại bà đã nhiều lần có đơn khiếu nại đến UBND H.Đức Hòa, nhưng đến nay chưa được phúc đáp.
Tháng 6.2017, đại diện chủ đầu tư DA KCN Hựu Thạnh vào một thửa đất khác của bà Huệ có diện tích 2.439 m 2 (thửa đất này cũng trong vùng quy hoạch KCN Hựu Thạnh nhưng không thuộc diện tích 4.250 m 2 đã bàn giao ở trên) chặt 100 gốc thanh long đang thu hoạch, 1.600 gốc cây thiên tuế và 300 gốc mai... gây thiệt hại rất lớn về kinh tế của gia đình bà Huệ. Năm 2019, phía chủ đầu tư KCN Hựu Thạnh tiếp tục sang lấp toàn bộ kênh thoát nước khu vực khiến cho cây trồng ngắn ngày trên đất bà Huệ cũng như nhiều hộ dân khác trong khu vực này bị ngập úng, chết cây trồng và ngưng sản xuất đến nay.
PV Thanh Niên ghi nhận thực tế nhiều nhà cửa, dãy phòng trọ (có đăng ký kinh doanh) tại khu vực này bị ngập lênh láng khi mưa và không có đường thoát nước; sản xuất của nhiều hộ dân tại đây đang gặp rất nhiều khó khăn, vất vả...
Ông Trần Tấn Phú (ngụ ấp 3B, xã Hựu Thạnh) cho rằng theo công bố quy hoạch DA KCN Hựu Thạnh năm 2010, thì 5 công đất mặt tiền tỉnh lộ 830 của gia đình ông không nằm trong vùng DA. Thế nhưng, đầu năm 2022, ông Phú bất ngờ nhận thông tin từ UBND H.Đức Hòa về việc toàn bộ diện tích nhà đất của gia đình ông sẽ bị kê biên, cưỡng chế GPMB... khiến ông vô cùng lo lắng, cuộc sống bị đảo lộn nhiều tháng qua.
Lãnh đạo huyện nói "làm đúng trình tự, thủ tục"
DA KCN Hựu Thạnh với diện tích hơn 500 ha được Thủ tướng cho phép thực hiện tại Văn bản số 672/TTg-KTN năm 2010 và sau đó được UBND tỉnh Long An chấp thuận chủ trương đầu tư cho liên danh giữa Tổng công ty phát triển đô thị - KCN VN và Công ty CP đầu tư xây dựng Long An IDICO làm chủ đầu tư.
Năm 2013, UBND tỉnh Long An chấp thuận bổ sung thêm diện tích 47 ha để bổ sung vào DA này, và giao cho Công ty CP đầu tư xây dựng Long An IDICO. UBND H.Đức Hòa được giao nhiệm vụ GPMB.
Về việc cưỡng chế GPMB, ông Lê Trường Chinh, Chủ tịch UBND H.Đức Hòa, cho biết UBND H.Đức Hòa căn cứ vào luật Đất đai năm 2013 và các chủ trương của UBND tỉnh Long An để cưỡng chế kê biên, cưỡng chế thu hồi đất của người dân để phục vụ cho việc phát triển KT-XH địa phương. Trước khi ban hành quyết định cưỡng chế hay tổ chức cưỡng chế, UBND H.Đức Hòa luôn thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, đã tổ chức đối thoại, vận động người dân nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng để thực hiện DA.
Về đơn giá bồi thường, DA KCN Hựu Thạnh được UBND tỉnh Long An phê duyệt đơn giá giữa năm 2019. Đối với các hộ dân còn lại chưa đồng ý cho kê biên, bồi thường, UBND H.Đức Hòa tiếp tục tổ chức các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo huyện và các hộ dân để tuyên truyền, vận động người dân nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng, sau đó sẽ thực hiện các bước theo đúng quy định pháp luật.
Lo ngại về nhu cầu hạn chế đà tăng của giá dầu châu Á Giá dầu thế giới chỉ tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 18/4, khi những lo ngại về nhu cầu giảm sút tại Trung Quốc đã khiến giới đầu tư chốt lời từ mức tăng trước đó do sự quan ngại về nguồn cung thắt chặt và tình hình khủng hoảng ngày càng sâu sắc tại Ukraine. Đổ xăng cho phương tiện tại...