Thảm họa môi trường Formosa: Bài học sâu sắc về tôn trọng nhân dân
Từ thảm họa môi trường Formosa, càng ngày chúng ta càng nhận thức sâu sắc bài học tôn trọng nhân dân.
Chiều 30/6, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo, thông báo kết luận nguyên nhân gây ra thảm họa môi trường biển tại các tỉnh khu vực bắc Trung bộ thời gian qua. Thủ phạm đã được chỉ đích danh. Ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã cúi đầu nhận lỗi, cam kết bồi thường và cam kết không tái diễn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của Việt Nam.
Dù không mong muốn, thì thảm họa môi trường với hậu quả nhãn tiền và hệ lụy dài lâu đã xảy ra. Cái mất thì rất nhiều, khó mà đong đếm. Nhưng bên cạnh cái mất, có cái được. Cái được thấy rõ nhất là Bài học mang tên Formosa…
Buổi họp công bố nguyên nhân cá chết ở 4 tỉnh miền Trung.
Gần 3 tháng, sau tình trạng cá chết hàng loạt và môi trường, hệ sinh thái biển các tỉnh bắc miền Trung suy giảm nghiêm trọng, các Bộ, ngành liên quan đã có kết luận về nguyên nhân gây nên thảm họa môi trường này. Nội dung kết luận thể hiện tính thận trọng, khách quan, vẹn cả đôi đường, phù hợp với thông lệ quốc tế và văn hóa Việt Nam.
Người Việt Nam vẫn thường nói: Đánh kẻ chạy đi… Một khi kết luận đã rõ ràng, phải trái phân minh; kẻ gây tai họa đã cúi đầu nhận lỗi, cam kết đền bù, khắc phục hậu quả và hứa không tái phạm, thì không thể không thể tất, chín bỏ làm mười. Nhưng cam kết phải được thực hiện, lời hứa phải đi liền với hành động. Nhân dân Việt Nam vốn khoan dung, độ lượng, dễ tha thứ, nhưng với kẻ nói lời không giữ lấy lời, thì khi ấy, trong ba mươi sáu chước, Hưng Nghiệp Formosa hay bất kỳ ai khác, nên chọn chước… cao chạy xa bay!
Video đang HOT
Bài học mang tên Formosa nhắc nhở chúng ta điều gì?
Càng ngày chúng ta càng nhận thức sâu sắc bài học tôn trọng nhân dân. Những dự án lớn, ở khu vực hiểm yếu, quan trọng phải được mang ra bàn thảo trong Quốc hội, lấy ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học; phải tôn trọng những ý kiến phản biện có căn cứ, biết nhìn xa trông rộng và vì lợi ích quốc gia.
Xử lý sự cố, thảm họa môi trường rất cần bài bản, thận trọng, nhưng cũng rất cần sự kịp thời, năng động và quyết liệt, lấy an dân làm trọng. Người dân nhìn vào cách xử lý sự cố của chính quyền để đánh giá, cho điểm công bộc. Đừng để người dân cảm thấy cô độc trong những sự cố tương tự. Chính người dân là nhân chứng, là thành viên tích cực, hiệu quả trong quá trình giám sát, điều tra sự cố.
Qua bao nhiêu năm mở cửa, hội nhập, kêu gọi đầu tư, chúng ta gặt hái nhiều hoa thơm trái ngọt, nhưng cũng không thiếu lần ngậm đắng nuốt cay, đành chấp nhận hoa tàn quả đắng. Hậu quả của những thứ hoa tàn quả đắng này không chỉ trước mắt, ngày một ngày hai, mà hệ lụy nhiều đời, nhiều thế hệ, ở nhiều lĩnh vực.
Không chỉ là kinh tế, mà còn văn hóa, môi trường, tương lai giống nòi, là sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Chỉ thấy cái lợi trước mắt, cái lợi của cá nhân, của nhóm nhỏ quyền lực mà lơi là trách nhiệm công dân, trách nhiệm công chức, thì sẽ dễ bề bị đối tác thao túng, gây họa lớn cho cộng đồng và đất nước.
Một cá nhân, một nhóm nhỏ có quyền lực tham lam và mê muội, có thể khiến cả cộng đồng gánh chịu hậu quả. Nếu như ngay từ đầu, những người có quyền quyết định tiếp nhận đầu tư nhạy cảm và trách nhiệm, sẽ nói không với Formosa, đối tác từng gây nhiều tai tiếng về môi trường, thì sẽ không có chuyện thảm họa xảy ra.
Trong mời gọi đầu tư, một nguyên tắc cơ bản được những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh, đó là không phát triển, tăng trưởng bằng mọi giá. Dù chúng ta cần nguồn vốn để khai thác tiềm năng, giải quyết bài toán công ăn việc làm và tăng trưởng, nhưng phải biết dứt khoát từ chối những dự án công nghiệp nặng tiêu tốn điện năng, công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ hủy hoại môi trường; cẩn trọng với những dự án tiến hành ở những khu vực hiểm yếu, nơi biên giới, cảng biển.
Để các đối tác thiếu tin cậy chiếm lĩnh những vị trí hiểm yếu không được kiểm soát và giám sát, chính là chúng ta đã dọn sẵn con đường ngắn nhất để những con ngựa gỗ thành Tơ- roa, những chàng Trọng Thủy thời nay dễ bề chui sâu, leo cao thực hiện những toan tính mưu sâu kế hiểm.
Trong quá trình phát triển, yếu tố nguồn lực bên ngoài là quan trọng, nhưng quyết định vẫn là nguồn lực từ bên trong. Một khi ý thức khởi nghiệp, tinh thần tự cường thấm đẫm trong mỗi người dân Việt Nam, thì nguồn lực trong nước được khơi thông, phát huy, nhân lên, chúng ta hoàn toàn chủ động “mang sức ta mà giải phóng cho ta”, không phải lệ thuộc vào bên ngoài, không canh cánh nỗi lo mang cái tên Formosa hay những cái tên tương tự.
Theo Uông Ngọc Dậu
Huế thành lập hội đồng đánh giá thiệt hại sự cố môi trường biển
Ngày 2/7, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết ông Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch tỉnh này đã ký Quyết định số 1510/QĐ-UBND về việc thành lập Hôi đông đanh gia thiêt hai do sư cô môi trương biên trên địa bàn tỉnh.
Quyết định trên được ban hành vào ngày 1/7, sau khi Chính phủ công bố nguyên nhân gây ra tình trạng thủy hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) trong thời gian vừa qua.
Theo đó, Hội đồng có 16 thành viên do ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch. Pho Chu tich Hôi đông gồm các ông: Huynh Ngoc Sơn, Giam đôc Sơ Tai chinh; Hô Sy Nguyên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nguyên Nam Tiên, Chu tich UBMTTQ Viêt Nam tinh.
Sự cố môi trường biển do Formosa gây ra đã làm tổn hại nặng nề kinh tế biển của 4 tỉnh miền Trung
Hôi đông này có nhiệm vụ từ Xây dựng đề cương, kê hoach, phân công nhiệm vụ, thành lập tổ giúp việc, chỉ đạo thành lập các hội đồng đánh giá thiệt hại cấp huyện; Đánh giá chính xác giá trị thiệt hại sau sự cố môi trường trên tất cả các lĩnh vực bị ảnh hưởng trong thời gian sớm nhất. Từ đó sẽ đề xuất giải pháp tổng thể để khôi phục sự cố và ổn định sản xuất phù hợp với quy định và thực tế ở các địa phương, cac linh vưc; tổng hợp tham mưu, báo cáo UBND tỉnh đê bao cao Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương.
Hội đồng được sử dụng con dấu của UBND tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ. Thành viên hội đồng này có quyền điều động cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của mình để thực hiện nhiệm vụ.
Như Dân trí thông tin, trong cuộc họp báo quốc tế tại Văn phòng Chính phủ chiều 30/6, Chính phủ đã công bố Công ty gang thép Formosa đã xả thải ra môi trường các chất có độc tố phenol, xianua, hydro ôxit sắt, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng làm hải sản chết bất thường. Phía Formosa gửi lời xin lỗi và cam kết bồi thường 500 triệu USD cho Việt Nam
Đại Dương
Theo Dantri
Vụ Formosa: Điều quan trọng nhất là khắc phục môi trường biển Trao đổi với phóng viên Dân trí, PGS.TS khoa học Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, cho rằng, trong vụ Formosa xả độc tố làm cá chết hàng loạt, điều quan trọng nhất là phải tăng cường các giải pháp để khắc phục môi trường biển,...