Thảm họa cháy rừng tại Los Angeles làm dấy lên tranh luận về Olympic 2028
Thảm họa cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã phủ bóng lên công tác chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic 2028, làm dấy lên câu hỏi liệu thành phố này có thể tổ chức một kỳ Thế vận hội an toàn và thành công hay không.
Khói bốc lên từ đám cháy rừng tại Mandeville Canyon, Los Angeles, California, Mỹ, ngày 11/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Hiện tại, hơn 80 địa điểm dự kiến tổ chức các môn thi đấu Olympic ở Los Angeles vẫn chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các vụ cháy rừng đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 24 người và thiêu rụi nhiều khu dân cư thành tro tàn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng thảm họa đang diễn ra cho thấy những thách thức trong việc tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất thế giới tại một khu vực ngày càng bị đ.e dọ.a bởi cháy rừng.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo tiếng Anh The iPaper, Giáo sư Simon Chadwick, chuyên gia về kinh tế thể thao và địa chính trị tại Trường Kinh doanh Skema ở Paris (Pháp), cho biết: “Tình hình rõ ràng là nghiêm trọng. Với viễn cảnh biến đổi khí hậu đáng kể, cần phải tự hỏi liệu những gì đang diễn ra hiện nay có thể lặp lại, thậm chí trong thời gian diễn ra Olympic”.
Ông cho rằng điều này đặt ra câu hỏi rất nghiêm trọng, đặc biệt về vấn đề bảo hiểm, và liệu sự kiện hấp dẫn của Olympic 2028 tại Los Angeles có thể trở thành một sự kiện siêu rủi ro không thể bảo hiểm được.
Dù ngọn lửa tại Pacific Palisades đã tiến sát câu lạc bộ Riviera, địa điểm tổ chức môn golf Olympic 2028, phần lớn các địa điểm thi đấu nằm ngoài khu vực nguy cơ cao.
Dữ liệu lịch sử cũng cho thấy khả năng xảy ra thảm họa tương tự trong thời gian Thế vận hội là rất thấp. Theo thống kê từ cơ quan phòng cháy rừng bang California (CalFire), trước tuần qua, không vụ cháy nào ở hạt Los Angeles từng nằm trong danh sách 20 vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử.
Hơn nữa, Thế vận hội 2028 sẽ diễn ra vào tháng 7, thời điểm không có gió Santa Ana, loại gió mùa được coi là yếu tố chính gây ra sự tàn phá chưa từng có trong các vụ cháy tuần trước.
Los Angeles từng tổ chức thành công Olympic hai lần vào các năm 1984 và 1932, điều này mang lại cho thành phố sự tự tin nhất định.
Cảnh báo lớn cho nhà tổ chức
Tuy nhiên, ông Dan Plumley, chuyên gia tài chính thể thao tại Đại học Sheffield Hallam, cho rằng các vụ cháy rừng đã làm dấy lên những hồi chuông cảnh tỉnh cho ban tổ chức Olympic.
Video đang HOT
“Các ủy ban tổ chức chắc chắn đã tính đến những sự kiện như thế này trong kế hoạch, nhưng việc chuẩn bị vẫn mang tính dự phòng. Câu hỏi là họ sẽ phân bổ ngân sách bao nhiêu và thận trọng ở mức nào”, ông Plumley chia sẻ với tờ The iPaper.
Trong khi đó, giáo sư Mark Dyerson của Đại học bang Pennsylvania đã gợi ý về khả năng chuyển Thế vận hội về Paris, nơi đăng cai Olympic 2024, nếu Los Angeles không thể đảm bảo tổ chức sự kiện.
“Họ có thể quay lại Paris”, ông nói với New York Post. Ông cho rằng điều này sẽ đáng tiếc, nhưng chắc chắn Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) có một nhóm chuyên trách để xem xét các kế hoạch dự phòng.
Cam kết từ chính quyền California
Tuy nhiên, Thống đốc bang California Gavin Newsom khẳng định rằng kế hoạch cho Olympic 2028 và FIFA World Cup 2026, với 8 trận đấu diễn ra tại Los Angeles, vẫn đang được triển khai đúng tiến độ.
Trả lời chương trình Today của NBC, ông Newsom cho rằng các sự kiện thể thao lớn trong những năm tới, bao gồm cả trận Super Bowl 2027, là cơ hội để bang này thể hiện khả năng tổ chức.
“Tôi tin rằng đây là động lực để chúng ta hành động nhanh hơn, hợp tác và cùng nhau giải quyết các thách thức”, ông nói.
Trong khi đó, một số nhà phê bình bảo thủ đã kêu gọi hủy bỏ Olympic tại Los Angeles. Nhà bình luận Charlie Kirk viết trên mạng xã hội X: “Thế vận hội ở Los Angeles nên bị hủy bỏ. Nếu không thể đảm bảo cấp nước chữa cháy, bạn không đủ điều kiện để tổ chức Olympic. Hãy chuyển nó đến Dallas hoặc Miami”.
Ban tổ chức Olympic 2028 tại Los Angeles hiện chưa đưa ra bình luận về vấn đề này.
Dù thách thức là rất lớn, các nhà tổ chức và chính quyền California vẫn thể hiện quyết tâm biến Olympic 2028 thành một sự kiện thành công, vượt qua những lo ngại về thiên tai và biến đổi khí hậu.
Liên quan đến thảm họa cháy rừng, trong vòng chưa đầy một tuần, 4 đám cháy lớn ở thành phố lớn thứ hai của Mỹ đã thiêu rụi hơn 160 km2, gấp khoảng 3 lần diện tích của Manhattan. Hiện đám cháy Eaton gần Pasadena đã được khống chế khoảng 30%, trong khi đám cháy lớn nhất ở Pacific Palisades vẫn chưa được kiểm soát.
Công tác tìm kiếm, cứu nạn vẫn đang diễn ra. Cảnh sát trưởng Hạt Los Angeles Robert Luna cho biết số người thiệ.t mạn.g có khả năng sẽ tăng lên do hiện còn ít nhất 20 người mất tích.
Cảnh tàn phá do cháy rừng tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AP/TTXVN
Cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cảnh báo thời tiết sẽ đặc biệt nguy hiểm trong ngày 14/1 khi gió giật có thể đạt tới 105 km/giờ. Một vùng rộng lớn phía Nam California xung quanh Los Angeles đang trong tình trạng cảnh báo nguy cơ cháy rừng nghiêm trọng đến hết ngày 15/1, bao gồm các khu vực Thousand Oaks, Northridge và Simi Valley.
Thống đốc bang California đối diện nguy cơ bị bãi nhiệm do thảm họa cháy rừng
Thảm họa cháy rừng ở Los Angeles dường như trở thành một cuộc chiến về mặt chính trị đối với 2 thành viên đảng Dân chủ - Thống đốc bang California Gavin Newsom và Thị trưởng Los Angeles Karen Bass khi cả hai đang đối mặt với phản ứng của người dân trong việc xử lý, đối phó với tình trạng hiện nay.
Trong ảnh: Lực lượng cứu hỏa nỗ lực khống chế đám cháy rừng tại Plumas, California, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Các vụ cháy rừng tại Los Angeles dường như đang nhấn chìm nhiều khu vực tại thành phố lớn thứ 2 của Mỹ trong biển lửa. Vào cuối tuần qua, lực lượng cứu hỏa đã đạt được những tiến triển mới trong việc dập tắt đám cháy, nhưng dự báo bất lợi về thời tiết trong tuần này lại đang đặt các khu dân cư từ Brentwood đến Encino trong tình cảnh bất an. Với ít nhất 24 người thiệ.t mạn.g và hàng nghìn công trình bị phá hủy, các đám cháy không chỉ trở thành thảm họa vật lý đối với cư dân mà còn là cuộc khủng hoảng chính trị đối với đảng Dân chủ ở cấp bang và cấp thành phố ở đây.
Những người ch.ỉ tríc.h cho rằng các quan chức chính quyền không chỉ "vụng về" trong việc ứng phó với đám cháy mà còn không có sự chuẩn bị tốt trước thảm họa.
Đã có nhiều thông tin về việc các họng vòi cứu hỏa cạn nước và ít nhất 1 hồ chứa của bang California khô cạn trong giai đoạn nguy cơ cháy rừng ở mức cảnh báo cao - thời tiết nóng, khô và nhiều gió bất thường hơn ở Nam California. Các chính sách quản lý về nguồn nước và rừng của bang cũng là tâm điểm của sự ch.ỉ tríc.h, đặc biệt đến từ đảng Cộng hòa.
Những lời ch.ỉ tríc.h nhắm tập trung vào thống đốc bang và thị trưởng Los Angeles. Ngoài ra, trước vụ cháy rừng, tại bang California cũng đã xuất hiện những yêu cầu đề nghị bãi nhiệm các chính trị gia không còn được cử tri ủng hộ. Chính những điều trên đã cộng hưởng, dẫn đến những lời bàn tán từ Sacramento đến Beverly Hills về việc liệu các nhà lãnh đạo Bass hay Newsom có giữ được chức vụ sau khi các đám cháy được kiểm soát hay không.
Thống đốc bang California, ông Newsom sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1/2027, trong khi Thị trưởng Los Angeles, bà Bass đang trong năm thứ 2 của nhiệm kỳ 4 năm đầu tiên của mình. Bà Bass đã tuyên bố ý định tái tranh cử vào năm 2026.
Tại bang California, bất kỳ quan chức được bầu nào đều cũng có thể bị cử tri bãi nhiệm trước khi hết nhiệm kỳ. Quy định này áp dụng với cả quan chức tại bang như thống đốc cũng như quan chức tại các địa phương như thị trưởng.
Các nỗ lực nhằm bãi nhiệm các lãnh đạo đảng Dân chủ tại California
Đến nay, tại bang California đã có một cuộc phát động nhằm chính thức hóa việc tìm cách bãi nhiệm Thống đốc Newsom. Trong khi đó, một bản kiến nghị trực tuyến khác với hơn 100.000 chữ ký đã được thực hiện để yêu cầu bà Bass từ chức.
Ông Randy Economy, người đang dẫn dắt một nỗ lực bãi nhiệm ông Newsom, đã đưa ra những ch.ỉ tríc.h liên quan đến vai trò cũng như những bình luận của thống đốc California trong tái thiết khu vực Pacific Palisades sau thảm hỏa cháy rừng. Ông đán.h giá ông Newsom không phải là một lãnh đạo "có chiều sâu" và tiết lộ rằng đang thực hiện các bước đi để chính thức bãi nhiệm ông Newsom.
Ông Economy cho biết nhóm của ông đã có kế hoạch khởi xướng việc bãi nhiệm ông Newsom từ trước khi xảy ra thảm họa cháy rừng. Ông nhấn mạnh rằng sự tàn phá gần đây của thảm họa cháy rừng đã khiến nhóm của mình rút ngắn thời gian thực hiện và đã lên kế hoạch chính thức gửi yêu cầu bãi nhiệm thống đốc sớm nhất trong tuần này. Ông Economy cho biết Thống đốc Newsom là trọng tâm chính của liên minh Saving California mới thành lập và nhóm này không phản đối các nỗ lực bãi nhiệm bà Bass.
Trong khi đó với tuyên bố gửi tới tờ Newsweek vào ngày 13/1, người phát ngôn của ông Newsom, ông Nathan Click cho biết thống đốc đang tập trung 100% vào các vụ cháy với những nỗ lực cứu hộ, tái thiết phục hồi và đó không phải vấn đề chính trị. Ông Click cũng nói rằng nhiều nhóm ủng hộ ông Trump trên cả nước đã tiến hành 6 nỗ lực bãi nhiệm các thống đốc khác nhau kể từ khi ông Newsom nhậm chức, nhưng các nỗ lực trên đều thất bại thảm hại.
Quy trình bãi nhiệm quan chức tại bang California
Các quy trình bãi nhiệm ở bang California được xem xét tiến hành sau khi một cá nhân hoặc nhóm nộp thông báo về kế hoạch đề nghị bãi nhiệm một quan chức nhà nước. Sau đó, những người ủng hộ việc bãi nhiệm cần thu thập đủ số lượng chữ ký cần thiết từ những cử tri trong vòng 5 tháng.
Đối với vị trí thống đốc, số lượng chữ ký cần đạt hoặc vượt quá 12% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử trước. Hơn 10 triệu người ở bang California đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử thống đốc gần đây nhất, vì vậy cần khoảng 1,3 triệu chữ ký để có thể thực hiện nỗ lực bãi nhiệm vị thống đốc bang. Tuy nhiên, ông Economy rất tự tin khi nói: "Mỗi ngày có khoảng 9.000 chữ ký. Điều đó không có vấn đề gì".
Với Thị trưởng Los Angeles, hiện nay chưa rõ chính xác cần có bao nhiêu chữ ký để kích hoạt việc bãi nhiệm bà Bass vì con số này phụ thuộc vào quy mô của khu vực bầu cử trước đó và không có số liệu cụ thể cho thành phố này. Tuy nhiên, theo một số ước tính sơ bộ với quy mô cuộc bầu cử trong tháng 7 vừa qua, những người đề nghị bãi nhiệm cần phải vận động đủ khoảng 99.000 chữ ký trong khoảng thời gian 5 tháng để kích hoạt việc bãi nhiệm Thị trưởng Bass.
Sau khi thu thập và xác minh đủ chữ ký theo yêu cầu, một cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm sẽ được lên kế hoạch để cử tri quyết định có nên bãi nhiệm quan chức đó hay không. Nếu đa số phiếu bầu ủng hộ việc bãi nhiệm, quan chức nayf sẽ bị bãi nhiệm và sẽ bầu ra một người kế nhiệm khác.
Thống đốc Newsom từng bị bỏ phiếu bãi nhiệm
Mặc dù được đán.h giá là một ngôi sao đang lên của đảng Dân chủ nhưng ông Newsom đã từng phải đối mặt với thách thức bãi nhiệm trong quá khứ. Người dân California đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử bãi nhiệm vào tháng 8/2021 trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19. Tuy vậy, hơn 60% cử tri đã phản đối việc bãi nhiệm.
Ông Newsom từng có thời gian giữ cương vị Thị trưởng San Francisco. Sau đó, ông được bầu giữ chức vụ thống đốc bang California vào năm 2018.
Ông John Pitney, Giáo sư chính trị tại Đại học Claremont McKenna và là cựu quan chức của Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, đã có những phân tích liên quan đến nỗ lực bãi nhiệm các nhà lãnh đạo trên của đảng Dân chủ. Ông nói rằng những nỗ lực bãi nhiệm có thể không phải là ưu tiên hàng đầu của những người bị ảnh hưởng từ thảm họa cháy rừng. Tuy nhiên, điều này có thể trở thành tâm điểm để họ có thể "trút giận" sau khi vừa mới trải qua thảm họa. Việc ngăn chặn hoàn toàn các đám cháy rừng được dự báo trùng với thời gian thu thập chữ ký cho các nỗ lực đề nghị bãi nhiệm.
Theo dữ liệu từ Cal Fire, tính đến sáng sớm ngày 13/1 (theo giờ địa phương), đám cháy Eaton đã thiêu rụi hơn 5.600 ha và mới chỉ khống chế được khoảng 33%.
Chi phí tái thiết sau cháy rừng ở Los Angeles ước tính hàng chục tỷ USD Ngày 13/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết chi phí tái thiết sau các vụ cháy rừng thiêu rụi nhiều khu vực ở thành phố Los Angeles trong tuần qua sẽ lên đến hàng chục tỷ USD. Cảnh tàn phá do cháy rừng tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AP/TTXVN Phát biểu tại một cuộc họp báo với các quan chức phụ...