Tham gia thử thách khóc liên tục trong 100 giờ, người đàn ông bị mất thị lực tạm thời
Diễn viên hài kiêm nhà sáng tạo nội dung Nigeria đã mất thị giác trong khoảng 45 phút khi tham gia thử thách khóc liên tục 100 giờ.
Chàng trai tham gia thử thách khóc liên tục trong 100 giờ. Ảnh: Instagram
Theo trang Oddity Central (Anh), anh Tembu Daniel, người sở hữu tài khoản Instagram 237_towncryer, luôn mong muốn lập kỷ lục khóc liên tục trong thời gian dài nhất thế giới.
Chàng trai trẻ người Nigeria này bắt đầu tham gia một cuộc thi khóc vào ngày 9/7, nhưng anh buộc phải ngừng khóc chỉ 6 giờ sau đó do một số tác dụng phụ không lường trước. Việc cố khóc nhiều giờ không ngừng khiến Daniel bị đau đầu, mắt và khuôn mặt sưng húp. Triệu chứng đáng lo ngại nhất mà anh gặp phải là mất thị lực tạm thời trong khoảng 45 phút.
“Tôi phải điều chỉnh lại chiến lược, hạn chế than vãn trong khi khóc”, anh Daniel nói với hãng tin BBC. Anh cho biết sẽ không để sự cố lần này làm ảnh hưởng tới mục tiêu.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ Daniel có hoàn thành 100 giờ khóc liên tục hay không. Một số video chia sẻ trên Instagram về những nỗ lực của anh sau đó cho thấy đồng hồ đếm thời gian khóc của Daniel lần lượt là 2 giờ 9 phút, và 5 giờ 54 phút.
Daniel chưa từng liên lạc với Tổ chức kỷ lục Guinness về thử thách này. Điều đó đồng nghĩa với việc anh chưa đăng ký để xác nhận kỷ lục thế giới nếu thử thách thành công. Tổ chức kỷ lục Guinness cũng xác nhận rằng họ không theo dõi thử thách khóc 100 giờ của chàng trai này.
“Để dập tắt một số tin đồn gần đây, chúng tôi khẳng định sẽ không bao giờ theo dõi kỷ lục khóc trong thời gian dài nhất”, Guinness tuyên bố trên Twitter.
Câu chuyện của Daniel cũng đã gây xôn xao mạng xã hội trong thời gian gần đây. Một người dùng bình luận trên Instagram: “Khi bạn khóc xong, bạn sẽ tạo ra dòng sông nhỏ của riêng mình”.
Phong tục kỳ lạ: Cô dâu khóc 1 tiếng/ngày, mắng chửi bà mối để mong được hạnh phúc
Những cô dâu thuộc dân tộc Tujia tại Trung Quốc không chỉ khóc ít nhất 1 tiếng/ngày trong suốt một tháng trước đám cưới, mà còn mắng chửi bà mối với hi vọng về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc trong tương lai.
Mẹ, bà ngoại và người thân của cô dâu sẽ cùng khóc cưới trước khi hôn lễ được cử hành - Ảnh: Baidu
Thường thì đám cưới được coi là thời điểm tràn đầy niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc khi cô dâu chú rể bước vào cuộc sống mới. Tuy nhiên, với những cô dâu thuộc dân tộc Tujia ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, họ phải khóc ít nhất 1 tiếng/ngày trong suốt một tháng trước khi trở thành vợ chồng.
Phong tục khóc cưới đã tồn tại từ rất lâu tại nhiều vùng phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, và nổi tiếng trong thời kỳ nhà Thanh (1644 - 1911). Mặc dù không còn phổ biến như trước đây, nhưng người dân vẫn coi phong tục này là một nghi lễ cưới hỏi quan trọng.
Theo kênh CGTN, dân tộc Tujia là dân tộc lớn thứ 8 trong số 56 dân tộc tại Trung Quốc, có dân số hơn 8 triệu người, phần lớn sinh sống ở miền trung và tây nam đất nước.
Các cụ già kể lại rằng mỗi cô dâu đều phải khóc trong đám cưới. Nếu không làm như vậy, cô dâu sẽ bị hàng xóm coi thường và trở thành trò cười trong làng. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp cô dâu bị mẹ đánh vì không khóc trong lễ cưới. Đặc biệt, thông qua tiếng khóc, người Tujia có thể đánh giá giá trị và trí tuệ của cô dâu.
Theo China Daily, ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên, phong tục khóc cưới được gọi là "Zuo Tang" (Ngồi trong hội trường). Thông thường, cô dâu bắt đầu khóc một tháng trước ngày cưới. Khi đêm buông xuống, cô dâu đi vào hội trường và ngồi khóc trong khoảng một giờ. Mười ngày sau đó, mẹ cô dâu cũng sẽ khóc cùng con gái. Sau đó, đến lượt bà của cô dâu "tham gia". Nếu cô dâu có chị em hoặc cô dì, họ cũng phải khóc cùng cô dâu.
Theo quan niệm, việc cô dâu khóc sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cuộc hôn nhân. Tiếng khóc của cô dâu được biểu đạt qua những lời than buồn. Tuy nhiên, trong quá khứ, nhiều cô dâu đã khóc vì bị ép buộc kết hôn và than vãn về cuộc hôn nhân không hạnh phúc sắp tới.
Phần mắng chửi bà mối là một phần quan trọng và đáng chú ý trong phong tục khóc cưới. Trước đây, trong xã hội cổ, phụ nữ không có quyền tự quyết định về hôn nhân, mà tất cả đều do bà mối và cha mẹ sắp đặt. Do đó, các cô dâu thường mắng chửi bà mối trước khi lên xe hoa. Điều này cũng được thể hiện trong các vở kịch và nghệ thuật dân gian khác tại Trung Quốc.
Ở nông thôn, nơi môi giới hôn nhân vẫn đóng một vai trò quan trọng, các cô dâu tiếp tục nguyền rủa khi thực hiện phong tục khóc cưới. Tuy nhiên, các bà mối cũng không sợ bị mắng chửi. Vì nếu không bị mắng, điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ không thoát khỏi những vấn đề không may mắn.
Nhiều cô gái trẻ chỉ mới 15 hoặc 16 tuổi đã được huấn luyện để khóc, chuẩn bị cho đám cưới trong tương lai. Họ luyện tập với bạn bè để đảm bảo không mắc sai lầm vào ngày khóc chính thức trước ngày cưới.
Ca sĩ Hà Nhi: Không muốn nhắc người yêu cũ với trái tim hận thù 'Vì em chưa bao giờ khóc' - bài hát về chủ đề người yêu cũ - giúp ca sĩ Hà Nhi đạt thành tích chưa từng có trong sự nghiệp. MV Vì em chưa bao giờ khóc của ca sĩ Hà Nhi vừa đoạt top 1 xu hướng âm nhạc thịnh hành trên YouTube. Ca sĩ hài lòng, hạnh phúc khi đây là...