Tham gia Chương trình QVIC 2020: mỗi start-up có thể nhận đến 2,4 tỷ đồng (100.000 USD) tiền mặt
Chương trình QVIC 2020 vì vậy ưu tiên khuyến khích những ứng dụng 5G, IoT, máy học (ML), trí tuệ nhân tạo (AI), truyền thông đa phương tiện, thành phố thông minh và thiết bị đeo.
Phần thưởng không chỉ là giá trị tiền mặt mà chính là những lợi ích rất lớn sẽ mang lại cho hệ sinh thái 5G quốc gia nói chung, cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng khi tham gia Chương trình Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2020 (Qualcomm Vietnam Innovation Challenge – QVIC 2020) tổ chức.
Tìm kiếm và nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp
Tại hội thảo, bà Trần Mỹ An, Giám đốc Kỹ thuật cấp cao Qualcomm tại Mỹ cho biết, Chương trình Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2020 được thiết kế nhằm tìm kiếm và nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp, hướng đến tầm nhìn thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.
Sở dĩ chương trình tập trung vào khởi nghiệp bởi thực tế cho thấy, tất cả những ý tưởng tuyệt vời nhất trong công nghệ đều đến từ các công ty khởi nghiệp. QVIC 2020 sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo bằng cách tìm kiếm và bồi dưỡng những doanh nghiệp khởi nghiệp có những dự án sáng tạo và khai thác tốt lợi ích trên nền tảng 5G – công nghệ di động thế hệ mới đang trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ sớm được cấp phép, thương mại hóa trong thời gian tới tại Việt Nam.
Theo nhận định của Qualcomm, 2020 là năm phát triển của công nghệ 5G, và công nghệ này sẽ thay đổi toàn bộ các ngành công nghiệp, từ thiết bị di động đến nhà máy thông minh và các phương tiện được kết nối. Việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo công nghệ không chỉ giúp ngành công nghệ Việt Nam phát triển xa hơn mà còn giúp các công ty Việt Nam hiện thực hóa tham vọng toàn cầu.
Tiến sĩ Trần Mỹ An, Giám đốc Kỹ thuật cấp cao của Qualcomm phát biểu trong sự kiện ra mắt cuộc thi vào tháng 12/2019 tại Hà Nội
Video đang HOT
Chương trình QVIC 2020 vì vậy ưu tiên khuyến khích những ứng dụng 5G, IoT, máy học (ML), trí tuệ nhân tạo (AI), truyền thông đa phương tiện, thành phố thông minh và thiết bị đeo. Bà An nhấn mạnh, đây chính là những lĩnh vực phù hợp với năng lực và nhu cầu thực tại của Việt Nam, đồng thời cũng là thế mạnh của Qualcomm để hãng có thể đưa ra những hỗ trợ và tư vấn tốt nhất cho các start-up. Mặc dù vậy, Ban tổ chức chương trình vẫn chào đón những đề xuất khác trong những lĩnh vực khác.
Những dự án tham gia được QVIC 2020 lựa chọn sẽ thu nhận được nhiều lợi ích vô giá mà tất cả các start-up đều mong muốn có được. Trước hết, các công ty khởi nghiệp sẽ được Qualcomm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển (R&D), được tiếp cận các nguồn công nghệ và kỹ thuật tại 3 phòng Lab R&D mà Qualcomm vừa thành lập ở Hà Nội vào tháng 6 vừa qua. Đây cũng là phòng Lab R&D đầu tiên của Qualcomm tại khu vực Đông Nam Á, có chức năng hỗ trợ những lĩnh vực như cảm biến camera, kiểm tra tương thích các thiết bị di động…. Tại đây, các chuyên gia Qualcomm sẽ đưa ra những đánh giá về phần cứng, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển và thử nghiệm sản phẩm. Bên cạnh đó, Qualcomm cũng đảm trách thêm cả phần huấn luyện và cố vấn về kinh doanh, bao gồm quản lý sản phẩm, tài chính, chiến lược gọi vốn, xây dựng mô hình kinh doanh, tạo sản phẩm khác biệt giúp các start-up có thể thành công hơn trong tương lai.
Một lợi ích khác được đánh giá vô cùng quan trọng và cần thiết cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam khi tham gia chương trình QVIC 2020 là sẽ được Qualcomm đào tạo về sở hữu trí tuệ. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ hiểu được những vấn đề cơ bản nhất về các loại hình sở hữu trí tuệ khác nhau, để có thể bảo vệ quyền xác minh sở hữu của mình. Tiến đến hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo bền vững của Việt Nam, bởi câu chuyện sở hữu trí tuệ chính là mấu chốt, sự bắt đầu của mọi nguồn sáng tạo. Qualcomm cũng cam kết sẽ tài trợ tối đa 115 triệu đồng ( 5.000 USD) cho mỗi công ty đăng ký bằng sáng chế với văn phòng sở hữu trí tuệ quốc gia Việt Nam.
Phần thưởng bằng tiền mặt từ 240 triệu đồng (10.000 USD) đến 2,4 tỷ đồng (100.000 USD)
Chương trình Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam sẽ lựa chọn 10 công ty vào vòng sơ tuyển, mỗi công ty sẽ nhận được 240 triệu đồng (10.000 USD) tiền mặt cho công việc hỗ trợ ươm tạo. Ba dự án xuất sắc nhất của vòng chung kết, gồm giải Nhất, Nhì, Ba sẽ lần lượt nhận được các mức thưởng 2,4 tỷ đồng (100.000 USD), 1,7 tỷ đồng (75.000 USD) và 1,1 tỷ đồng (50.000 USD) tiền mặt. Bà An cũng nói rõ, Qualcomm cam kết phần thưởng này sẽ không ràng buộc bất cứ lợi ích gì trong các vấn đề liên quan đến tài sản sở hữu trí tuệ của công ty.
Các dự án được lọt vào vòng trong còn có cơ hội được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, hội chợ triển lãm hay các chương trình của Qualcomm. Sâu sát hơn, thậm chí với những start-up ở khu vực phía Nam, nếu được chọn sẽ được chương trình hỗ trợ chi phí đi lại trong thời gian thực hiện kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm tại Phòng Lab R&D của Qualcomm tại Hà Nội.
Chương trình Thử thách Đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam dành cho tất cả mọi công ty khởi nghiệp tham gia, kể cả cá nhân. Tuy nhiên đối với cá nhân muốn tham gia vẫn phải có pháp nhân là công ty đăng ký tại Việt Nam.
Thời hạn đăng ký tham gia chương trình trước đây là cuối tháng 7/2020. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên Ban tổ chức đã quyết định mở rộng, dời thời hạn đăng ký đến hết ngày 30/9/2020. Những start-up nào đã nộp hồ sơ có thể thay đổi, điều chỉnh, bổ sung hồ sơ trong thời hạn mới này.
Các start-up có thể đăng ký lịch hẹn với Ban tổ chức QVIC 2020 để tìm hiểu thêm về chương trình, hoặc cần hỗ trợ về hồ sơ đăng ký, tư vấn kỹ thuật hay bất cứ thắc mắc nào.
Danh sách 10 công ty vào vòng sơ tuyển sẽ được thông báo vào đầu tháng 11/2020; giai đoạn ươm tạo từ tháng 11/2020 đến tháng 8/2021. Vòng chung kết sẽ diễn ra cuối năm 2021.
Các nhà mạng di động Hàn Quốc tăng cường ứng dụng 5G, VR, AR trong đại dịch
Các nhà mạng di động lớn tại Hàn Quốc đang nỗ lực biến cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra thành cơ hội cho các công nghệ mới nổi như mạng 5G, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).
Ảnh: Koretimes
Khi nhu cầu về các dịch vụ không tiếp xúc ngày càng tăng trong bối cảnh lo ngại sự lây lan do Covid-19 gây ra, 3 nhà mạng di động lớn của Hàn Quốc gồm SK Telecom, KT và LG Uplus đang cạnh tranh để ra mắt các dịch vụ công nghệ mới, mục tiêu không chỉ là những thuê bao của họ mà cả các khách hàng doanh nghiệp.
Nhà mạng di động lớn nhất Hàn Quốc, SK Telecom gần đây đã mở Jump Studio, là một trường quay chuyên tạo nội dung thực tế hỗn hợp (MR). MR là một công nghệ kết hợp các khía cạnh của cả công nghệ AR và VR. Người xem chỉ cần đeo tai nghe MR là có thể trải nghiệm chế độ xem nội dung MR 3600.
Nhằm tham khảo ý kiến đối với các khách hàng tương lai của mình, nhà mạng SK Telecom đã phát triển nội dung MR kết hợp với công ty giải trí SM Entertainment để tạo ra nhiều buổi trình diễn với nội dung đa dạng như các buổi biểu diễn hòa nhạc, các bộ phim và vở kịch, sử dụng 106 camera trong một studio.
Trong khi đó, KT - nhà mạng di động lớn thứ 2 của Hàn Quốc đang cung cấp các tour du lịch ảo 5G Open Lab và Future On ở phòng triển lãm trưng bày công nghệ mạng 5G. KT đã thương mại hóa 5G vào năm 2019, mở các phòng triển lãm tại trung tâm nghiên cứu và phát triển của mình ở Seocho-gu, phía nam thủ đô Seoul.
Các phòng triển lãm thu hút nhiều quan chức làm việc tại các công ty viễn thông trên toàn thế giới. Chỉ riêng năm ngoái, những trung tâm triển lãm này đã chào đón hơn 3.500 khách, bao gồm Marc Benioff, CEO của Salesforce, nhà cung cấp hệ thống quản lý quan hệ khách hàng hàng đầu thế giới. Công ty đã ra mắt dịch vụ du lịch ảo cho các khách hàng doanh nghiệp không thể đến thăm Hàn Quốc do đại dịch Covid-19.
Nhằm cạnh tranh với SK Telecom và KT, nhà mạng di động LG Uplus đã tập trung phát triển nội dung dựa trên công nghệ 5G và sẽ ra mắt kính đeo AR tại Hàn Quốc trong quý 3 năm nay.
Hợp tác với công ty khởi nghiệp Trung Quốc Nreal, LG Uplus sẽ phát hành tai nghe Nreal Light AR, cho phép khách hàng thưởng thức nội dung giải trí.
LG Uplus cũng đang tích cực phát triển các dịch vụ không tiếp xúc. Dự kiến, họ sẽ mở một cửa hàng không cần người phục vụ tại thủ đô Seoul vào tháng 10. Tại đây, khách hàng có thể tìm kiếm, mua sắm những thiết bị thông minh và thay đổi gói điện thoại di động thông qua các quầy bán hàng kỹ thuật số.
Sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm và đánh giá nhu cầu của khách hàng, LG Uplus có kế hoạch mở thêm nhiều cửa hàng với mô hình tương tự trên toàn quốc.
Amazon ra mắt tính năng tìm kiếm Covid-19 dựa trên máy học Khi thế giới đang vật lộn với đại dịch Covid-19, thì các nhà nghiên cứu ngày càng đoàn kết trong nỗ lực tìm hiểu về căn bệnh cũng như cách thức phát hiện và điều trị càng nhanh càng tốt. Giao diện làm việc của CORD-19 Search Amazon Web Services (AWS) vừa ra mắt CORD-19 Search, một trang tìm kiếm mới vận hành...