Tham gia các hoạt động Đoàn Hội tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp
Anh Đặng Trần Hiếu – CEO của thương hiệu Váy đầm thiết kế Zym’s House với hơn 20 chi nhánh – chia sẻ quãng thời gian hoạt động Đoàn- Hội sôi nổi tại trường Đại học đã giúp anh thành công trong sự nghiệp. Anh là cựu sinh viên, Bí thư Chi Đoàn trường Đại học Nội vụ.
Tuổi sinh viên của tôi là màu xanh tình nguyện, là các hoạt động Đoàn, là các cuộc thi trong và ngoài nhà trường. Đó là những kỉ niệm khắc sâu nhất trong tâm trí tôi.
Tôi yêu và biết ơn những kỉ niệm đó vô cùng, bởi chính những kỉ niệm đó đã cho tôi sự tự tin, cho tôi kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tổ chức, gây quỹ, thuyết trình. Tất cả những kĩ năng ngày hôm nay tôi có đều được bắt đầu từ những tháng ngày sinh viên với màu áo xanh.
Với sự cố gắng, tích cực đó tôi đã vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giấy khen và giải thưởng của Bộ Nội vụ, Bộ Công thương, Đoàn khối các cơ quan trung ương, trường Đại học Nội vụ, Đoàn trường Đại học Nội vụ,… Nhưng, cho tới bây giờ, tôi nhận ra thứ mà mình nhận được nhiều nhất chính là sự rèn rũa, tôi luyện những kĩ năng đầu tiên.
Tôi học khoa Tổ chức và quản lý nhân lực, tiền thân của khoa Quản trị nguồn nhân lực bây giờ. Với những kiến thức được học tập tại trường, hiện tại tôi cảm thấy tự hào vì mình đã áp dụng những kiến thức đó trong việc quản trị hơn 200 nhân sự trong công ty.
Tôi đã bắt đầu công việc đầu tiên của mình vào học kỳ 1 năm thứ 2, tại một tiệm bánh Trung Thu với vai trò nhân viên bán hàng. Khi đó, tôi làm việc vì mong muốn kiếm thêm thu nhập để san sẻ với bố mẹ. Trong lúc bán bánh, tôi có bàn với anh bạn một kế hoạch kinh doanh quần áo nam. Sau đó tôi gom góp số tiền của mình và vay bố mẹ 2 triệu đồng để nhập hàng.
Thời điểm đó là thời điểm vàng của Facebook tại Việt Nam. Tôi đăng bán trong các hội nhóm mà tôi đánh giá là có nhiều khách hàng của tôi ở đó và tôi đã có những khách hàng đầu tiên. Cứ thế tôi trải qua một vài các sản phẩm khác nhau kết hợp với việc đi làm MC, tổ chức sự kiện ở các chương trình.
Có những lúc tôi gặp khó khăn, đó là phải chọn lựa giữa việc duy trì công việc và tập trung vào học tập, hoạt động ở trường. Những lúc như vậy đã dạy cho tôi cách cân bằng công việc và cuộc sống, để có thể làm nhiều việc một lúc. Và tôi tự hào vì đã được mời về doanh nghiệp làm việc từ khi còn là sinh viên năm thứ 3, lý do là tôi đã thể hiện tốt trong phần thi khiến một số đại diện doanh nghiệp tham gia với vai trò ban giám khảo hài lòng, từ đó cho tôi nhiều cơ hội.
Tôi tự hào vì mình đã đóng góp chút sức trẻ để tham gia những hoạt động thiện nguyện lan toả ý nghĩa cho xã hội. Những điều đó là vô cùng cần thiết, đó chính là những hạt giống đầu tiên mỗi người trẻ ươm vào vũ trụ, tạo ra nhiều quả ngọt.
Tôi vẫn giữ quan điểm đó cho tới tận bây giờ, trong suốt quá trình điều hành doanh nghiệp của mình từ khi khởi nghiệp tôi luôn nhận thức rõ trách nhiệm của mình, của thương hiệu với xã hội.
Zym’s House của chúng tôi ngay từ khi tấm bé đã được ghi nhận công sức bé nhỏ trong những chuyến thiện nguyện vùng cao, gần đây nhất là với Đài truyền hình Việt Nam trong chương trình Cùng em tới trường tại Tuyên Quang. Hay những chương trình, hoạt động hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của các trường đại học, đặc biệt là trường Đại học Nội vụ mà chúng tôi vinh hạnh được làm nhà tài trợ. Đó vừa là quan điểm cũng là tôn chỉ làm việc của tôi mà may mắn tôi được ươm mầm rèn giũa dưới mái trường Nội vụ.
Video đang HOT
Tôi may mắn vì mỗi ngày đang cùng Zym’s House vun đắp thêm vẻ đẹp của Phụ Nữ Việt Nam. Với tôi, đẹp là nhân văn, hướng tới cái đẹp là phát triển. Một xã hội đẹp là một xã hội phồn hoa. Đó là triết lý kinh doanh cũng như ý thức trách nhiệm của thế hệ doanh nhân trẻ chúng tôi.
Các bạn sinh viên của thế hệ Z thân mến, tuy rằng cả thế giới chúng ta đang trải qua những ngày tháng đen tối của đại dịch COVID-19 bao trùm, nhưng hãy cố gắng thể hiện hết khả năng của bản thân mình dù là trong hoàn cảnh nào đi nữa.
Hãy để những ngày tháng thanh xuân, tuổi sinh viên chìm đắm trong những hoãi bão lớn lao. Tích cực tham gia các hoạt động ĐOÀN HỘI là cách nhanh nhất, dễ dàng nhất để chúng ta gom góp cho mình những kĩ năng đầu tiên, hình thành cho ta tư duy tích cực và mở cho ta nhiều cơ hội mới. Đừng để game online, chất kích thích, những thú lạc mê muội dẫn bạn sai đường.
Học Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, sinh viên có cơ hội việc làm tốt
Hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực dệt may.
Hàng năm, lượng tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng cho ngành dệt may của trường chiếm 40% tổng số tuyển sinh ngành dệt may của cả nước.
Nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực dệt may
Với đội ngũ giảng viên cơ hữu gồm 283 người với trên 80% có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, trường là cơ sở giáo dục đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo đại học, cao đẳng phục vụ cho mô hình chuỗi cung ứng dệt may hoàn chỉnh.
Hiện trường đang tiến hành đào tạo 7 ngành học bao gồm: Công nghệ sợi, dệt; Thiết kế thời trang; Công nghệ may; Marketing thời trang; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Quản lý công nghiệp với quy mô hàng năm gần 5.000 sinh viên.
Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Duẩn)
Chương trình học tại trường được thiết kế với khối kiến thức cơ bản, nền tảng, khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành.
Đặc biệt chú trọng rèn kỹ năng tư duy, kỹ năng kỹ thuật và giải quyết các vấn đề cho sinh viên dựa trên những kết quả khảo sát nhu cầu của thị trường lao động ngành dệt may.
Để giúp đội ngũ giảng viên nâng cao năng lực thực tiễn, gắn nội dung giảng dạy với thực tiễn sản xuất, hàng năm, trường đều lựa chọn từ 10-20% số lượng giảng viên để đi thực tế tại các doanh nghiệp có công nghệ và thiết bị tiên tiến nhất của ngành dệt may trong thời gian từ 6-12 tháng.
Không những thế, đội ngũ giảng viên tại trường được bồi dưỡng thông qua việc nghiên cứu các đề tài khoa học mang tính ứng dụng vào nghành dệt may như: Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến ngành dệt may, ứng dụng công nghệ 3D trong thiết kế thời trang...
Để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu dạy và học của sinh viên, Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội chú trọng đầu tư cơ sở vật chất ngang tầm doanh nghiệp trên diện tích lên đến 60.000m2 bao gồm các khu giảng đường với 88 phòng học.
Việc được học tập và trực tiếp thực hành trên các thiết bị và dây chuyền hiện đại nên sau khi ra trường, sinh viên sẽ tiếp cận ngay được với thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp.
Trong quá trình đào tạo, trường liên tục cập nhật kiến thức, công nghệ mới của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 để đưa vào giảng dạy.
Các kỹ năng liên quan đến khởi nghiệp, kỹ năng mềm, kỹ năng quản trị, các kỹ năng thực tế đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và theo hướng tiếp cận với chuẩn khu vực và quốc tế được nhà trường chú trọng.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng tập trung xây dựng các giáo trình chuyên ngành dệt may. Trong năm 2019, trường đã xuất bản 13 giáo trình trên toàn quốc và tiếp tục xây dựng các giáo trình nhằm cập nhật các kiến thực, công nghệ mới nhất để đưa vào giảng dạy.
Song song với đó, các hình thức đào tạo như thực tập tại doanh nghiệp; làm bài tập lớn, đồ án học phần theo dạng chuyên đề, dự án giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng tư duy, tổng hợp để giải quyết các vấn đề trong thực tế, đồng thời giúp sinh viên có thể khởi nghiệp ngay sau khi ra trường.
Cơ hội việc làm rộng mở
Với phương châm "học đi đôi với hành", "lý thuyết gắn liền với thực tiễn", sau mỗi nội dung học và nghiên cứu lý thuyết, sinh viên được thực hành cơ bản trên các sản phẩm của thị trường nội địa, thực hành giải quyết các tình huống và thực tập trên các sản phẩm xuất khẩu đồng thời được thực hành xử lý các tình huống trong sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Để thực hiện được phương châm đào tạo trên, nhà trường đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với gần 50 doanh nghiệp dệt may.
Các doanh nghiệp này là nơi sinh viên thực tập theo đúng mục tiêu đào tạo, tài trợ học bổng và bố trí việc làm theo đúng năng lực của sinh viên ngay sau khi ra trường.
Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn Duẩn)
Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội cho biết:
"Trong quá trình học, nhà trường phân bổ thời gian học tập của sinh viên theo hướng 55% lý thuyết và 45% thực hành.
Trong đó, thời gian thực hành bao gồm: thực hành tư duy để giải quyết những vấn đề tổng hợp trong thực tế và thực hành thao tác kỹ thuật.
Do thời gian thực hành tương đối nhiều nên khả năng xử lý công việc tương đối tốt và sát với yêu cầu của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào từng học phần, nhà trường tổ chức việc lý thuyết và thực hành cho phù hợp.
Có những học phần các em phải học xong lý thuyết mới có thể hình thành hệ thống tư duy để giải quyết các tình huống thật trong thực tế.
Những học phần đi kèm với lý thuyết là các thao tác kỹ thuật các em sẽ được học lý thuyết và thực hành xen kẽ nhau".
Bên cạnh đó, tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, ngay trong quá trình học, sinh viên được thực tập, làm thêm để trải nghiệm đời sống nghề nghiệp tại Trung tâm sản xuất dịch vụ thuộc nhà trường với gần 600 lao động, sử dụng các công nghệ và thiết bị hiện đại như dây chuyển sản xuất veston thời trang được chuyển giao công nghệ của Hàn Quốc, thiết bị tự động và lập trình.
Đây là điểm khác biệt so với các trường cùng đào tạo khối ngành dệt may. Ngôi trường cũng là môi trường chuẩn mực giúp sinh viên của tất cả các ngành học thực tập lỹ năng của người cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật.
Để tạo cơ hội việc làm cho các sinh viên mới ra trường, nhà trường cũng tiến hành tổ chức chương trình ngày hội việc làm vào tháng 4 hàng năm.
Chương trình được xem như nơi giới thiệu đến các doanh nghiệp nguồn nhân lực chất lượng do chính nhà trường đào tạo.
Số liệu thống kê của nhà trường thực hiện cho thấy 96% sinh viên có việc làm ngay trong ngày hội việc làm này với mức thu nhập khởi điểm từ 7-8 triệu đồng/tháng.
Quá trình học tập tại trường, sinh viên còn có cơ hội trúng tuyển tu nghiệp sinh tại Nhật với mức thu nhập hấp dẫn từ 800-1000USD/tháng.
Tiến sĩ Hoàng Xuân Hiệp chia sẻ: "Hiện nay, hướng đào tạo sinh viên của nhà trường là đào tạo theo định hướng ứng dụng. Nghĩa là nhà trường đào tạo các kiến thức, kỹ năng mà doanh nghiệp cần.
Vì thế, theo kết quả khảo sát việc làm được thực hiện hàng năm, sinh viên của nhà trường đều đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, ít nhất là trên 90%.
Ví dụ như theo khảo sát của năm vừa rồi là 98,3% các em có việc làm sau khi ra trường và đáp ứng được tốt công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Trong đó, có 30-35% số sinh viên ra trường công tác tại phòng kỹ thuật, quản trị dây truyền sản xuất.
Sinh viên ra trường làm việc vận hành trực tiếp tại các nhà máy sản xuất chiếm khoảng 40%, còn lại là làm việc tại các vị trí khác. Phía đại diện các doanh nghiệp cũng đánh giá rất cao nguồn nhân lực được đào tạo tại nhà trường".
Năm 2020, nhà trường có 3 phương thức tuyển sinh chính:
1. Tuyển thẳng theo phương án riêng của trường (những thí sinh có học bạ trung học phổ thông có kết quả loại giỏi trở lên).
2. Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông
3. Xét tuyển bằng kết quả học bạ.
Trong đó hình thức tuyển sinh xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 50% chỉ tiêu và hình thức tuyển sinh xét tuyển bằng kết quả học bạ chiếm 50% chỉ tiêu còn lại.
"Năm nay, do ảnh hưởng Covid-19 nên giai đoạn học tập của các bạn trung học phổ thông bị đẩy lùi xuống gần 2 tháng cho nên để tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh, với hình thức tuyển sinh xét học bạ, nhà trường sẽ tiến hành xét kết quả học tập năm lớp 11 và học kỳ đầu lớp 12.
Hình thức tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ sẽ được công nhận với điều kiện các em phải tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhà trường cũng sẽ giành chỉ tiêu cho các trường hợp thi tốt nghiệp muộn có nhu cầu muốn học tập tại trường", đại diện nhà trường cho biết.
Cao học tại Việt Nam lựa chọn tối ưu sau đại dịch Đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, tấm bằng thạc sĩ được xem là yêu cầu thiết yếu để hoàn thiện kỹ năng và mở ra cơ hội nghề nghiệp cho người học. Với tình hình đại dịch đang diễn biến phức tạp, nhiều học viên cao học bối rối...