Thẩm định sách giáo khoa: Những kinh nghiệm từ Nhật Bản

Theo dõi VGT trên

Nhật Bản đã thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa từ thế kỷ 19. Vậy đâu là kinh nghiệm từ đất nước Mặt trời mọc mà Việt Nam có thể học hỏi?

Thẩm định sách giáo khoa: Những kinh nghiệm từ Nhật Bản - Hình 1

Sách giáo khoa công nghệ giáo dục. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Ý kiến của các chuyên gia, đại diện hội đồng thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo và đơn vị có sách được thẩm định là Trung tâm Công nghệ Giáo dục đều thống nhất việc thẩm định sách cần dựa trên tiêu chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, trên cùng một tiêu chuẩn này, kết luận không đạt của hội đồng thẩm định vẫn gây rất nhiều tranh cãi trái chiều.

Trong khi đó, dù bộ sách đã được thẩm định xong, hội đồng thẩm định vẫn không công khai biên chi tiết kết quả thẩm định.

Để có kênh tham chiếu, phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người từng có nhiều năm du học và tìm hiểu rất sâu giáo dục tại Nhật Bản về vấn đề thẩm định sách giáo khoa ở đất nước Mặt trời mọc.

- Ngay lần đần tiên thẩm định sách cho chương trình mới, việc sách công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại bị loại đang khiến dư luận xôn xao với nhiều ý kiến trái chiều. Là một người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, quan điểm của ông như thế nào về sự việc trên?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Thực ra đối với tôi, chuyện này không có gì bất ngờ. Có thể thấy trước kết quả nếu như theo dõi sát tình hình giáo dục. Đây là lần đầu tiên cơ chế một chương trình-nhiều sách giáo khoa với công đoạn quan trọng là thẩm định sách giáo khoa được thực thi nên đương nhiên dư luận sẽ chú ý và quan tâm. Tôi nghĩ câu chuyện xoay quanh việc thẩm định, lựa chọn sách giáo khoa mới chỉ bắt đầu. Những việc quan trọng nhất sẽ là từ giờ trở đi.

Thẩm định sách giáo khoa: Những kinh nghiệm từ Nhật Bản - Hình 2

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương. (Ảnh: NVCC)

- Là người có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục Nhật Bản, quốc gia đã thực hiện một chương trình, nhiều sách giáo khoa từ rất lâu, ông có thể chia sẻ việc lập hội đồng thẩm định ở Nhật được thực hiện như thế nào?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Nhật Bản thực hiện kiểm định sách giáo khoa rất sớm, từ thế kỷ 19. Ưu điểm của thực hiện nhiều bộ sách là tận dụng được trí tuệ trong dân, những người nghiên cứu độc lập, những người nằm ngoài các cơ quan, các nhà xuất bản. Tuy nhiên, nhược điểm là nếu không có cơ chế kiểm soát chéo, sự thanh tra giám sát chặt chẽ của ngành, sự giám sát của công luận thì sẽ dẫn đến tình trạng đi đêm giữa đơn vị xuất bản và đơn vị thẩm định, đơn vị tuyển chọn, dẫn đến học sinh không được học bộ sách tốt nhất.

Ở Nhật đã từng xảy ra vụ án sách giáo khoa vào thời Minh Trị, thế kỷ 19. Chính Thiên Hoàng Minh Trị đã phải chỉ đạo vụ án này và bắt hàng trăm người, trong đó có cả thứ trưởng Bộ Giáo dục.

Để tránh tình trạng này, sau 1945 hội đồng thẩm định phải có vị trí độc lập nhất định. Thành viên hội đồng thẩm định không có quyền lợi trực tiếp liên quan đến sách giáo khoa, nhà xuất bản. Hội đồng này cũng phải đặt dưới sự giám sát của bên thứ 3. Bên thứ 3 này cũng không có quyền lợi trực tiếp đến sách giáo khoa.

Thành phần hội đồng kiểm định của Nhật cũng rất đa dạng, không phải chỉ có viên chức nhà nước chịu trách nhiệm về mặt hành chính, vai trò nhà khoa học, mà còn phải có giáo viên, người dân thường và đại diện truyền thông là các nhà báo uy tín, hiểu biết về giáo dục, giám sát và đưa tin. Hội đồng tuyển chọn ở các địa phương cũng có thành phần phong phú, có quy chế hoạt động vừa đảm bảo dân chủ, kiểm soát lẫn nhau để tránh quyết định dựa trên cảm tính hay lợi ích. Thành viên hội đồng cũng phải là những người thực sự cởi mở, có tư tưởng cải cách.

Thẩm định sách giáo khoa: Những kinh nghiệm từ Nhật Bản - Hình 3

Từ năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 sẽ học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, với sách giáo khoa mới. (Ảnh: TTXVN)

- Nhật Bản đặt ra quy trình, tiêu chí thẩm định như thế nào, thưa ông?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Ở Nhật, trong quy chế thẩm định sách giáo khoa ban hành năm 1989 nêu rõ ở điều 1 là quy chế này được xây dựng dựa trên Luật giáo dục trường học. Các tiêu chuẩn cụ thể cho sách giáo khoa nói chung và từng loại sách sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục quy định.

Về quy trình thẩm định, họ quy định rất nghiêm ngặt. Tác giả hay nhà phát hành có thể đăng ký thẩm định với Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Danh mục sách có thể đăng ký, thời hạn đăng ký do Bộ trưởng Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm thông báo.

Bộ nhận sách giáo khoa và tiến hành thẩm định. Bộ trưởng Bộ Giáo dục là người chịu trách nhiệm đ.ánh giá đạt hay không đạt, có yêu cầu sửa chữa hay không và thông báo tới người đăng ký. Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi bộ trưởng đưa ra thông báo sách không đạt thì người đăng ký phải có văn bản phản biện, nếu quá thời hạn thì Bộ trưởng sẽ quyết định sách đó không đạt yêu cầu.

Sau khi tác giả, nhà phát hành chấp nhận sửa chữa theo yêu cầu, sách sẽ được thẩm định lại. Các sách giáo khoa không đạt có thể tái đăng ký thẩm định.

Video đang HOT

Quy trình này thực hiện rất nghiêm ngặt và họ công bố công khai, cập nhật thường xuyên các sách đăng ký thẩm định, kết quả thẩm định…

- Với một chương trình, nhiều sách giáo khoa, ông có thể cho biết sự đa dạng của các sách giáo khoa của Nhật Bản được thể hiện như thế nào?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Ở Nhật, nhà nước hoàn toàn không làm sách giáo khoa. Các sách giáo khoa là do các nhà xuất bản tư nhân làm như là sản phẩm thương mại. Sau khi các bản thảo do nhà xuất bản đăng ký thẩm định đạt yêu cầu và được công nhận là sách giáo khoa thì các nhà xuất bản đó được bán ra thị trường.

Đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở thì do nhà nước bao cấp sách giáo khoa (phát miễn phí) nên sau khi các địa phương, các trường (trường tư thì hiệu trưởng và hội đồng trường chọn sách, trường công thì ủy ban giáo dục – cơ quan hành chính giáo dục như sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam chọn) báo cáo danh sách lên nhà nước sẽ chi kinh phí để mua.

[Giáo sư Hồ Ngọc Đại và sách công nghệ giáo dục: Hơn 40 năm thăng trầm]

Vì vậy sách ở Nhật rất phong phú. Ví dụ, riêng môn Xã hội ở tiểu học có đến 8 nhà xuất bản cùng phát hành. Hình thức, nội dung của sách rất đa dạng. Tất nhiên, thị phần của từng nhà xuất bản sẽ khác nhau tùy thuộc vào mặt mạnh của nhà xuất bản đó. Cùng là viết về chiến tranh thế giới thứ hai nhưng mỗi bộ sách của các nhà xuất bản lại có cách thể hiện khác nhau vì mỗi nhà xuất bản sẽ nhấn mạnh vào các điểm khác nhau.

- Từ việc thẩm định sách giáo khoa ở Nhật, soi chiếu lại với Việt Nam, ông thấy có điểm khác nào?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Việc thẩm định sách giáo khoa ở Việt Nam hiện nay tôi thấy một cái dở là không được minh bạch, rõ ràng lắm. Bản thân là một người nghiên cứu về giáo dục, tôi cũng cảm thấy rất rối rắm, không hình dung được dòng chảy thẩm định sách giáo khoa như thế nào, bước một, bước hai, bước ba đến đâu, cơ quan nào phụ trách. Quy trình đó lẽ ra phải có một trang web riêng, bộ phận truyền thông riêng cập nhật cho người dân biết, dòng chảy kết quả kiểm định chưa công khai, vì vậy tạo ra rất nhiều hệ lụy.

- Theo ông, trong kiểm định sách giáo khoa, những đ.iểm gì Việt Nam có thể học hỏi từ Nhật Bản? Đâu là nguyên nhân và giải pháp nào để có thể hạn chế được những tranh cãi như việc thẩm định sách công nghệ giáo dục vừa qua?

Thạc sỹ Nguyễn Quốc Vương: Việt Nam thực hiện cơ chế một chương trình một sách giáo khoa quá lâu tạo ra tư duy coi sách giáo khoa là ‘thánh thư,’ tập hợp chân lý rất lớn ở người quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh. Việt Nam không có truyền thống rộng mở với sách giáo khoa nên khi thực hiện cơ chế này sẽ lúng túng ít nhiều. Một nhược điểm nữa là cơ chế hành chính chồng chéo, tập trung quyền lực lớn vào Bộ giáo dục như hiện tại sẽ gây khó khăn cho kiểm soát và minh bạch thông tin.

Việt Nam cần phải học hỏi nước ngoài và thực hiện tốt những điều sau:

Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ tập trung xây dựng quy chế thẩm định, lựa chọn và giám sát, áp dụng triệt để cơ chế một chương trình-nhiều sách giáo khoa.

Xây dựng quy chế thẩm định, lựa chọn chặt chẽ, khoa học, hợp lý, tránh các khe hở để tạo ra lợi ích nhóm hay tiêu cực (rất dễ xảy ra).

Hội đồng thẩm định phải có thành phần đa dạng, có tính chất kiểm soát lẫn nhau như nhà báo, nhà nghiên cứu độc lập, giáo sư đại học, giáo viên phổ thông, thanh tra giáo dục, viên chức của bộ giáo dục.

Minh bạch hóa thông tin có liên quan đến việc thẩm định lựa chọn sách giáo khoa và cập nhật thường xuyên (trên một trang web hoặc cổng điện tử riêng để nhân dân, truyền thông và giới có chuyên môn theo dõi, giám sát).

Quan trọng nhất là quy chế phải làm sao thu hút được nhân tài làm sách và ngăn chặn được sự móc ngoặc giữa người viết, người thẩm định cũng như là các nhà xuất bản với những người có trách nhiệm thẩm định sau này. Đây là những rủi ro cần phải tính toán thật kỹ.

- Xin cảm ơn ông!

Hà An

Theo Vietnamplus

Tranh cãi quanh việc thẩm định sách giáo khoa công nghệ lớp 1

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản trả lời Trung tâm Công nghệ giáo dục, tiếp tục khẳng định sách công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại không đạt và phải sửa chữa nếu muốn thẩm định lại.

Tranh cãi quanh việc thẩm định sách giáo khoa công nghệ lớp 1 - Hình 1

Phụ huynh lựa chọn sách giáo khoa. (Ảnh: TTXVN)

Bắt đầu từ năm học 2020-2021, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai trên cả nước, bắt đầu từ lớp 1. Chương trình mới đòi hỏi sách giáo khoa mới. Bởi vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành thẩm định những bộ sách giáo khoa lớp 1.

Tuy nhiên, ngay từ vòng thẩm định đầu tiên đã xảy ra rất nhiều tranh cãi khi bộ sách công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại bị loại. Vậy, đâu là nguyên nhân và làm thế nào để việc thẩm định sách thực sự công khai, minh bạch, công bằng, giảm thiểu những tranh luận, nhất là khi đây mới chỉ là bộ sách đầu tiên và tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ còn phải thẩm định hàng chục bộ sách của 12 khối lớp.

Đó là nội dung được đề cập trong loạt bài: "Thẩm định sách giáo khoa: Cần công khai, minh bạch thông tin."

Bài 1: Tranh luận về thẩm định sách giáo khoa công nghệ lớp 1

Trung tâm Công nghệ giáo dục, thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa có đơn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc sách công nghệ giáo dục bị loại. Đây cũng là động thái mới nhất xung quanh việc sách công nghệ giáo dục bị hội đồng thẩm định sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo loại ngay từ vòng một.

Sách công nghệ giáo dục là công trình 50 năm nghiên cứu, thực nghiệm, chỉnh sửa của giáo sư Hồ Ngọc Đại, người suốt đời đau đáu với việc dạy học sinh lớp 1 và cũng là chuyên gia hàng đầu Việt Nam về tâm lý giáo dục tiểu học.

Bộ sách đang được triển khai tại 48 tỉnh thành trên cả nước với trên 930.000 học sinh theo học, chiếm trên 50% tổng số học sinh lớp 1, bất chấp quy định một chương trình-một sách giáo khoa thống nhất của Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi năm 2009) vì những hiệu quả giáo dục tích cực mà bộ sách mang đến.

Thêm vào đó, trong các năm 2017, 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hai lần thành lập hội đồng thẩm định quốc gia để thẩm định bộ sách và kết luận sách đạt yêu cầu để dạy cho học sinh lớp 1...

Tranh cãi quanh việc thẩm định sách giáo khoa công nghệ lớp 1 - Hình 2

Sách Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Loại vì vừa thiếu, vừa thừa, vừa... quá khó?

Chia sẻ về lý do sách công nghệ giáo dục bị loại, giáo sư Trần Đình Sử, thành viên hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp một cho biết, hội đồng thẩm định sách dựa trên 4 tiêu chuẩn, 13 tiêu chí, 4 chỉ báo được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Thông tư 33 về thẩm định sách giáo khoa, Thông tư 32 về ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới.

"So với chương trình đó, những sách nào không đạt yêu cầu về nội dung, phương pháp thì chúng tôi đ.ánh giá là chưa đạt," giáo sư Trần Đình Sử nói.

Phân tích kỹ hơn, giáo sư Trần Đình Sử cho biết, chương trình mới yêu cầu dạy học sinh lớp một theo bốn tiêu chí đọc, viết, nghe, nói. Viết được hệ thống chữ tiếng việt, đọc được các vần cơ bản của tiếng Việt, phân biệt được các trường hợp chính tả, phải biết giao tiếp, chào hỏi, biết nghe, đọc nói, viết các câu đơn giản, biết kể chuyện.

Trong khi đó, sách giáo khoa của giáo sư Hồ Ngọc Đại chủ yếu dạy âm, chữ, quy tắc chính tả. Cách dạy của giáo sư Hồ Ngọc Đại có những ưu điểm, nhưng lại không đáp ứng được các yêu cầu khác của chương trình mới. Có mặt, sách này lại vượt quá yêu cầu. Ví dụ, sách dạy cho học sinh lớp 1 không cần kiến thức về ngữ âm tiếng Việt, cấu trúc ngữ âm của từ tiếng Việt, cũng không cần học các khái niệm âm đầu, âm đệm, âm cuối, âm đôi. Chương trình mới chỉ yêu cầu học sinh lớp 1 phân biệt chính tả c-k, g-gh, nhưng sách giáo khoa của giáo sư Hồ Ngọc Đại phân biệt chính tả cả về ngữ âm, ngữ nghĩa, vượt lên ở lớp 2, 3, 4. Những điều đó có tính hàn lâm, quá tải.

Chương trình quá tải cũng là nhận định của giáo sư Mai Ngọc Chừ, thành viên hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 1. Ông Chừ nêu ví dụ, trong các trang sách của giáo sư Hồ Ngọc Đại đều có các thành ngữ, tục ngữ như "thế chẻ tre," "bé xé ra to," " "củ rủ cù rù," "vắt chanh bỏ vỏ"... Sách còn có các ngữ liệu là bài thơ "Nam quốc sơn hà," "Bình Ngô đại cáo"...

Ông Chừ cho rằng những nội dung trên là quá khó với học sinh lớp 1. "Cái quan trọng nhất chúng tôi căn cứ vào chương trình mới, trong đó có giảm tải nội dung khó, đó là nguyên tắc. Chương trình mới có tính mở để giáo viên sáng tạo trong khi với sách công nghệ thì thầy cô làm việc như một cái máy. Chúng tôi không đồng ý thông qua bộ sách vì nó không bám sát chương trình mới," giáo sư Mai Ngọc Chừ phân tích.

Cũng theo giáo sư Mai Ngọc Chừ, trong hội đồng có 5 giáo viên dạy lớp 1, một hiệu trưởng trường tiểu học và những người này đều đ.ánh giá sách công nghệ giáo dục quá khó. Để dạy được, giáo viên phải mất nhiều thời gian đầu tư công sức nghiên cứu thêm.

Tranh cãi quanh việc thẩm định sách giáo khoa công nghệ lớp 1 - Hình 3

Phó giáo sư Nguyễn Kế Hào. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Cứng nhắc và thiếu khách quan?

Việc sách công nghệ bị loại lập tức thu hút sư quan tâm của dư luận, khi đây là bộ sách có lịch sử đến 40 năm và hiện được giảng dạy ở 48 tỉnh thành trong cả nước trên tinh thần tự nguyện lựa chọn. Bộ sách cũng nhận được sự đ.ánh giá tốt từ phía các chuyên gia cũng như các học sinh, giáo viên.

Theo phó giáo sư Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), những kết luận của hội đồng thẩm định là tư biện, kinh nghiệm và xa rời thực tiễn.

Ông Hào cho biết, việc hội đồng thẩm định đ.ánh giá sách công nghệ giáo dục không đảm bảo dạy học sinh lớp 1 nghe, nói, đọc, viết là không chuẩn xác. "Học công nghệ giáo dục, học sinh học đến đâu chắc đến đó, không tái mù chữ, học sinh đọc thông, viết thạo, thậm chí còn vượt cả yêu cầu của chương trình.

"Tôi lấy ví dụ chỉ ở một điểm là chương trình yêu cầu học sinh lớp 1 học xong thì có thể viết đọc, chép 30 chữ trong 15 phút. Nhưng học công nghệ giáo dục, học sinh lớp 1 có thể nghe đọc viết từ 50 đến 100 chữ trong 15 phút, không tính nhìn chép," phó giáo sư Nguyễn Kế Hào nói.

Về việc sách công nghệ giáo dục có nhiều nội dung được đ.ánh giá là khó, như việc dạy các thành ngữ, tục ngữ, thơ "Nam quốc sơn hà," "Bình Ngô đại cáo," ông Hào cho rằng do những người thẩm định sách không hiểu được dụng ý của giáo sư Hồ Ngọc Đại. Theo ông Hào, các ngữ liệu này nhằm giúp học sinh thấm được lời ăn tiếng nói hàng ngày của người Việt, thấm được tinh thần dân tộc. "Trẻ có thể chưa hiểu nhưng tinh thần dân tộc sẽ ngấm vào các em một cách tự nhiên, như việc trẻ nghe mẹ hát ru, hay người Việt từ trẻ đến già đều thuộc và hát quốc ca, dù có thể chưa hiểu hết ý nghĩa lời bài hát," ông Hào phân tích.

Phản biện ý kiến của hội đồng về việc sách dạy ngữ âm cho học sinh là khó và hàn lâm, ông Hào cho rằng những ý kiến của hội đồng là xa rời thực tế. Đưa dẫn chứng cụ thể, ông Hào cho hay sách công nghệ giáo dục được đưa trở lại trường học năm 2006 bắt đầu ở hai tỉnh khó khăn, vùng biên cương của cả nước là Lào Cai và Kiên Giang. Sau đó, sách tiếp tục được nhân rộng ở các tỉnh khó khăn, dân tộc thiểu số, rồi mới đến vùng thuận lợi, và hiện đang dạy ở 48 tỉnh thành.

"Còn với giáo viên, họ kêu khó là đúng, vì bất kỳ nội dung, phương pháp mới nào cũng yêu cầu giáo viên phải thay đổi, phải học hỏi. Nhưng không lẽ vì giáo viên thấy mới, kêu khó mà không triển khai dù tốt cho học sinh? Sắp tới triển khai chương trình mới, giáo viên cũng sẽ phải thay đổi, họ cũng sẽ kêu khó thì liệu có vì thế mà thôi không đổi mới?", phó giáo sư Nguyễn Kế Hào phân tích.

Là người gắn bó cả đời với giáo dục tiểu học, từng chứng kiến những thăng trầm của sách công nghệ giáo dục, những lần thất bại của cải cách giáo dục, từng từ chức Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học để phản đối đổi mới chương trình năm 2000, phó giáo sư Nguyễn Kế Hào nói ông cảm thấy rất đáng tiếc khi sách công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại không vượt qua vòng 1. Đ.ánh giá chương trình giáo dục phổ thông mới là một chương trình mở với rất nhiều điểm tương đồng với tư tưởng giáo dục của Hồ Ngọc Đại như hướng đến hình thành phẩm chất, năng lực học sinh, coi trọng tính cá nhân của người học, đ.ánh giá học sinh dựa trên sự tiến bộ của chính học sinh đó thay vì giáo dục "đồng phục" với tiêu chuẩn thống nhất hiện hành, ông Hào cho biết ông khá bất ngờ khi bộ sách bị loại.

"Một chương trình mở phải có nhiều món cho học sinh lựa chọn, nhưng hội đồng thẩm định lại yêu cầu sách giáo khoa 'phải đủ, không thừa, không thiếu' thì đó là một chương trình đóng. Nói nhiều sách giáo khoa nhưng thực ra chỉ có một vì cùng một khuôn. Đó là đi ngược lại tinh thần đổi mới," ông Hào nhận định.

Tranh cãi quanh việc thẩm định sách giáo khoa công nghệ lớp 1 - Hình 4

Giáo sư Hồ Ngọc Đại. (Ảnh: PV/Vietnamplus)

Không sửa chỉ để qua thẩm định

Theo ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, hội đồng thẩm định đã làm việc khách quan và kết luận bộ sách công nghệ giáo dục không đạt. Hội đồng cũng chỉ ra trên 300 điểm cần sửa chữa. "Tác giả có sách không đạt thẩm định vẫn có cơ hội đề nghị hội đồng thẩm định lại sau khi sửa sách theo khuyến nghị của hội đồng," ông Tài nói.

Tuy nhiên, chia sẻ với báo chí, giáo sư Hồ Ngọc Đại khẳng định ông sẽ không sửa chỉ để đạt thẩm định.

"Tôi không bất ngờ vì sách công nghệ giáo dục bị loại. Tôi biết chuyện đó sẽ xảy ra. Khi hội đồng hỏi tôi có ý kiến gì không, tôi bảo, tôi không có ý kiến gì. Công trình đó tôi làm cả một đời người, tôi điều chỉnh mãi rồi. Điều chỉnh phải có tư tưởng chỉ đạo, kỹ thuật thực thi, không thể nghe tào lao. Tôi sẽ không chỉnh gì cả. Sách của tôi tôi viết mấy chục năm, tôi đã tính hết. Cái gì nghe được thì tôi nghe. Tôi đã điều chỉnh rồi chứ không phải không. Đó là bản in cuối cùng của tôi," giáo sư Hồ Ngọc Đại khẳng định.

Cũng theo giáo sư Hồ Ngọc Đại, học công nghệ giáo dục, học sinh học đến đâu chắc đến đó. Học hết lớp 1 biết đọc biết viết, không bao giờ tái mù. Học xong lớp 2 biết viết thành câu, học xong lớp 3 không bao giờ viết sai câu.

Với ưu việt đó, sách công nghệ giáo dục có hai lần 'cứu nguy' cho Bộ Giáo dục. Lần thứ nhất năm 1985, khi lần đầu tiên thực hiện cải cách giáo học, có hơn 650.000 học sinh lớp 1 lưu ban. Lần thứ hai năm 2006, khi học sinh học xong lại quên, không biết đọc biết viết. Ở cả hai lần, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đều đưa sách công nghệ giáo dục trở lại các nhà trường và giúp học sinh đọc thông, viết thạo.

"Cái gì trẻ con làm được, vui vẻ làm thì sao lại bảo quá sức? Quá sức là do ấn tượng về nghiệp vụ sư phạm quá thấp của anh. Tư duy kinh nghiệm là ở gia đình, ở trường phải là tư duy khoa học. Tư duy khoa học thì trẻ con và người lớn đều như nhau," giáo sư Hồ Ngọc Đại nói.

Trước việc sách bị loại và theo đó sẽ không được tiếp tục sử dụng trong các trường học từ năm học tới, giáo sư Hồ Ngọc Đại cho hay ông đã cho Bộ Giáo dục và Đào tạo bản quyền sách nên việc xử lý là việc của nhà nước, chính quyền, cơ quan, không phải việc của cá nhân mình.

"Vấn đề đổi mới giáo dục, sách giáo khoa hiện nay tôi coi là vấn đề chính trị, không phải đơn thuần là vấn đề của Bộ, của mười mấy người biểu quyết. Việc của tôi xong rồi. Đó là việc của nhà nước, Đảng, Chính phủ," ông Đại chia sẻ.

Quen với những thăng trầm của bộ sách, giáo sư Hồ Ngọc Đại bảo ông vẫn tự tin việc sách công nghệ sẽ được dùng trong các nhà trường. "Lênin nói không có tình huống nào không có lối thoát. Không có gì mà cuộc đời không giải quyết được hết, vì cuộc sống vẫn tồn tại, chân lý vẫn tồn tại thì tự nhiên sẽ có mở đường cho nó. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là đổi mới về tận nguyên lý triết học giáo dục, dạy trẻ con để làm gì, mục đích gì, chứ không phải chỉ sách giáo khoa. Tôi vẫn hy vọng đổi mới nhưng là đổi mới khoa học, đàng hoàng, chứ không phải vì dự án," giáo sư Hồ Ngọc Đại nói./.

Bài 2: Thẩm định sách giáo khoa: Phải căn cứ vào chuẩn chương trình mới

Hà An

Theo Vietnamplus

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diện mạo chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi của Hoa hậu Khánh Vân
07:56:34 02/07/2024
Mỹ nam bị đuổi khỏi showbiz vì cả gan làm điều cấm kỵ, hết thời vẫn sống ung dung với gần 400 tỷ
06:45:15 02/07/2024
Vợ cũ Bằng Kiều bỏ 10 nghìn đô đi du lịch với 3 con trai: Tiết lộ lý do 4 mẹ con ở chung một phòng
07:59:17 02/07/2024
Sao Việt 2/7: Con trai Lệ Quyên gặp gỡ Mr.Đàm, Bảo Thanh khoe tủ g.iải t.hưởng
07:38:24 02/07/2024
Sao nữ Vbiz vướng tin chia tay bạn trai Việt kiều sau gần 8 năm yêu
06:41:31 02/07/2024
Nam NSƯT tiết lộ điều sợ nhất trong đời sống hôn nhân với vợ kém 22 t.uổi, dự định vào viện dưỡng lão
06:15:00 02/07/2024
Diva Hà Trần và Tùng Dương "gương vỡ lại lành"
08:03:01 02/07/2024
Nữ NSƯT kỳ cựu nhất nhì làng hài phía Bắc: U70 không lấy chồng sinh con, t.uổi xế chiều cô đơn nhưng lạc quan không ai bằng
08:02:07 02/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cát Bà: Hòn ngọc vịnh Bắc bộ

Du lịch

11:10:30 02/07/2024
Đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Cát Bà được ví như hòn ngọc của vịnh Bắc bộ vì có những bãi cát trắng phau, mịn màng, nước biển xanh trong cùng những cánh rừng nguyên sinh kỳ thú.

Phan Đinh Tùng kể hậu trường làm nên bản hit sinh nhật "sống khỏe cả đời"

Nhạc việt

11:10:12 02/07/2024
Sau nhiều năm im ắng, gần đây Phan Đinh Tùng thu hút sự quan tâm của khán giả khi tham gia chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai .

Những chi phí tưởng không đáng là bao nhưng lại khiến dân văn phòng nghèo đi

Sáng tạo

11:03:47 02/07/2024
Tại sao lương mình cũng ổn mà cuối tháng không để dư được nhiều t.iền? , là nỗi lòng mà nhiều dân văn phòng nào cũng tự hỏi mình đôi ba lần. Nguyên nhân có lẽ tương đối đơn giản, đó là bạn chi nhiều hơn mức bản thân dự kiến.

Ronaldo: 'đây là kỳ EURO cuối cùng của tôi'

Sao thể thao

11:00:41 02/07/2024
Siêu sao Cristiano Ronaldo đã chính thức xác nhận rằng EURO 2024 sẽ là lần cuối cùng người hâm mộ được chứng kiến anh thi đấu tại giải đấu danh giá nhất cấp độ đội tuyển ở lục địa già.

Bỏ vợ mới sinh ở bệnh viện, chồng chạy vội về nhà để cùng ả nhân tình có những phút giây mặn nồng, nào ngờ gặp phải tình huống trớ trêu

Góc tâm tình

10:56:46 02/07/2024
Tôi muốn ép anh phải nói ra sự thật nên nói có người chụp được hình của anh và nhân tình, anh có muốn tôi up lên mạng không? Chồng tôi nghe thế thì hoảng hồn, đành phải nói hết sự thật.

Cách chơi đội hình Kayn Tử Thần Bóng Tối DTCL Mùa 11

Mọt game

10:45:38 02/07/2024
Tử Thần Đoạt Hồn: Các tướng Tử Thần nhận 8% Tỉ Lệ Chí Mạng và 5% Hút M.áu Toàn Phần. Nhận thêm một lần hiệu ứng này mỗi khi tham gia hạ gục. Nhận 1 Kindred và 1 Yone.

Thúy Diễm tiết lộ chuyện khó xử khi đóng phim cùng Hồng Diễm, nói gì về tin đồn chồng có tiểu tam?

Sao việt

10:43:01 02/07/2024
Thúy Diễm cho biết trong quá trình quay phim Trạm cứu hộ trái tim cô đã gặp phải tình huống trớ trêu liên quan đến Hồng Diễm.

"Nữ hoàng c.ảnh n.óng" Hàn Quốc tái xuất với vai diễn lần đầu mới có trong sự nghiệp: Bom tấn hay nhất hè 2024 đây rồi?

Phim châu á

10:40:33 02/07/2024
Mới đây, những hình ảnh mới của Jeon Do Yeon ở tác phẩm Revolver đã được tung ra. Trong phim, nữ minh tinh có hai tạo hình với những thần thái hoàn toàn khác biệt.

Trạm cứu hộ trái tim tập 50: An Nhiên làm hại Kitty sau khi phát hiện sự thật cuối cùng về Nghĩa

Phim việt

10:36:56 02/07/2024
Trong tập 50 Trạm cứu hộ trái tim, An Nhiên đã sốc cực độ khi biết sự thật cuối cùng liên quan đến người chồng của mình.

Điều tra vụ đôi nam nữ c.hết trong ngôi nhà khóa trái cửa

Pháp luật

10:35:15 02/07/2024
Ngày 2/7, Công an huyện Xuân Lộc đã phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai điều tra vụ việc đôi nam nữ c.hết bất thường trong căn nhà khóa trái cửa...

Điểm danh những bạn trai trên màn ảnh từng rơi vào lưới tình của Yoona (SNSD)

Sao châu á

10:33:50 02/07/2024
Lịch sử hẹn hò của Im Yoona chủ yếu chỉ là những tin đồn, với chỉ một mối quan hệ duy nhất được xác nhận. Hãy cùng khám phá hành trình tình ái của Yoona nhé.