Thai phụ sốc phản vệ do tự dùng thuốc đau họng
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã cấp cứu thành công cho bệnh nhân nữ 27 tuổi, mang thai 40 tuần bị phản vệ mức độ nguy kịch do thuốc đau họng.
Ngày 12/9, bệnh nhân xuất viện trong tình trạng tỉnh táo, tuần hoàn hô hấp ổn định, hết ban dị ứng, thai nhi ổn định. Ảnh: BVCC.
Ngày 10/9, bệnh nhân xuất hiện đau họng và đã tự uống thuốc amoxillin, alphachoay, codepil, ngân liên phế. Sau uống khoảng 30 phút, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng.
Bênh nhân vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khám trong tình trạng: tỉnh táo, tiếp xúc được, ban đỏ kiểu dị ứng toàn thân, ngứa nhiều, phù nhẹ thanh môn, nói khàn, thở rít, thở nhanh 30 lần/phút, ran rít 2 phổi, SpO2 92%, tim đều, nhanh, 132 lần/phút, huyết áp 96/54mmHg.
Bệnh nhân được tiến hành cấp cứu khẩn cấp theo phác đồ phản vệ độ III, tiêm adrenalin, corticoid, kháng histamin, thở oxy, truyền dịch, siêu âm thai tại giường, hội chẩn chuyên khoa sản, đo tim thai, theo dõi cơn co tử cung.
Sau 10 phút cấp cứu tích cực, bệnh nhân đỡ khó thở, ban đỏ giảm, huyết áp trong giới hạn, mạch ổn định dần, chuyển Khoa Hồi sức nội và chống độc theo dõi tiếp.
Ngày 12/9, bệnh nhân xuất viện trong tình trạng tỉnh táo, tuần hoàn hô hấp ổn định, hết ban dị ứng, thai nhi ổn định.
Bác sĩ Lê Kiều Trang – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong đột ngột trong vòng một vài phút, sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây sốc phản vệ (thuốc, thức ăn, hóa chất, nọc côn trùng…). Thuốc là nguyên nhân rất thường gặp.
Tất cả các loại thuốc đều có thể gây sốc phản vệ. Hay gặp nhất là thuốc kháng sinh họ lactam, chống viêm giảm đau, giãn cơ, chống co giật, cản quang, gây tê, gây mê…
Phản vệ xảy ra trên phụ nữ mang thai là một trường hợp đặc biệt, có nguy cơ tử vong cao, thiếu oxy cho cả mẹ và thai nhi, dẫn đến suy thai, thai lưu.
Việc dùng thuốc ở nhóm này nên hết sức cẩn thận, cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ dị ứng như ban dát sẩn, ngứa, phù mặt, khó thở, choáng,… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Video đang HOT
3 bệnh dễ gặp vào mùa mưa lũ và cách phòng
Thời tiết mưa, bão kéo dài ẩm thấp là cơ hội để những mầm mống vi khuẩn dễ sinh sôi nảy nở.
Điều này dễ dẫn đến một số bệnh nguy hại cho sức khỏe con người. Dưới đây là 3 bệnh có thể gặp trong mùa mưa.
Cảm lạnh
Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Đây là một bệnh về đường hô hấp, do bị nhiễm virus đường hô hấp. Tuy mức độ không nặng như cảm cúm nhưng vẫn gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho các sinh hoạt thường ngày.
Bệnh thường xuất hiện khi trời lạnh và mưa, hoặc có thể trong thời điểm thay đổi thời tiết một cách đột ngột. Khi đó, cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn phát triển. Phổ biến nhất là các virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Con đường chủ yếu để virus xâm nhập vào cơ thể con người là thông qua mắt, mũi, miệng, hoặc cũng có thể thông qua các giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
Ít gặp hơn là các trường hợp nhiễm virus do tiếp xúc với các đồ vật chứa virus khi chạm vào hoặc dùng chung đồ với người bệnh.
Viêm mũi dị ứng là một bệnh phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Bệnh cảm lạnh thông thường sẽ chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 1 tuần xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh, một số triệu chứng thường gặp nhất là:
Nghẹt mũi, khó thở;
Chảy nhiều nước mũi, nước mắt;
Ho;
Đau họng, viêm họng;
Đau đầu;
Đau nhức cơ thể;
Hắt hơi;
Sốt nhẹ;
Mệt mỏi.
Tuy bệnh có thể tự khỏi trong vài ngày, nhưng cũng có một số trường hợp không được điều trị kịp thời, cảm lạnh sẽ gây ra một số các biến chứng cho cơ thể, như hen suyễn, viêm tai giữa, viêm xoang cấp tính hoặc các nhiễm trùng thứ cấp khác. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện khi có các biểu hiện sau:
Sốt cao trên 38,5 độ C từ 5 ngày trở lên hoặc đột ngột bị sốt sau một thời gian ngừng sốt;
Đau họng và đau đầu nhiều, kéo dài...
Ở trẻ em sốt 38 độ C, sốt tăng hoặc kéo dài trên 2 ngày hoặc các triệu chứng ở trẻ nghiêm trọng như ho, khó thở, thở khò khè, chán ăn, quấy khóc.. cũng cần nhập viện.
Cảm cúm
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây ra và có 3 type virus cúm gây bệnh ở người. Nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm này nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh.
Những triệu chứng của cúm thường xảy ra đột ngột. Một số dấu hiệu của bệnh cúm mùa như:
Sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh;
Đau nhức cơ thể;
Nhức đầu;
Thường xuyên mệt mỏi;
Ho;
Đau họng;
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi...
Nhìn chung các triệu chứng của cúm mùa thường giới hạn ở đường hô hấp trên.
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắc cúm có thể diễn tiến nặng với triệu chứng sốt cao, khó thở, phù phổi do suy tim và có thể dẫn tới tử vong. Cúm có thể dễ chuyển biến thành ác tính ở người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, suy thận hay đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai.
Cúm cũng có thể diễn tiến thành ác tính ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch... Do đó, nếu nhận thấy có các các biểu hiện bất thường, người bệnh cần tới cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị và tránh các biến chứng xấu có thể xảy đến.
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một bệnh phổ biến ở nước ta hiện nay. Thời điểm khởi phát các triệu chứng phụ thuộc vào mùa xuất hiện của các tác nhân gây dị ứng như mùa ẩm ướt nhiều nấm mốc phát triển, mùa khô lạnh... Ngoài ra, viêm mũi dị ứng còn có thể do mạt bụi (bụi nhà), nấm mốc, tiếp xúc với hóa chất, lông hoặc phân động vật. Những người bị hen, suyễn cũng thường đồng mắc viêm mũi dị ứng. Mùa mưa không khí ẩm ướt, nhiệt độ xuống thấp, thuận lợi cho các tác nhân gây hại sinh sôi và phát triển mạnh. Do đó, nhiều người có thể gặp tình trạng viêm mũi dị ứng nặng hơn.
Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như sự thay đổi môi trường sống, sự thay đổi của hệ thống miễn dịch... Các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết không chỉ xảy ra ở mũi mà còn gây ảnh hưởng đến mắt (đỏ, ngứa, cảm giác cộm), đau họng, khàn giọng, tắc nghẽn hoặc ù tai, mệt mỏi vào ban ngày, khó thực hiện các hoạt động bình thường như học, làm việc vì nghẹt mũi khó chịu.
Nếu các triệu chứng của viêm mũi dị ứng chỉ diễn ra ở một vài thời điểm trong ngày, không ảnh hưởng đến việc ăn, uống, sinh hoạt và giấc ngủ, người bệnh có thể tự vệ sinh mũi tại nhà.
Nếu các triệu chứng diễn ra lâu dài và lặp lại liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe, việc ăn, ngủ, sinh hoạt, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm, tránh việc bệnh kéo dài gây ra những biến chứng viêm mũi xoang nặng, đặc biệt là ở trẻ em.
Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng này thì cần đến bệnh viện khám ngay tránh nguy hại tới sức khỏe.
Đau mắt đỏ mùa mưa lũ và cách chăm sóc đúng Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc, đây là bệnh dễ gặp sau những đợt mưa lớn. Bệnh đau mắt đỏ nguy cơ lây lan và bùng phát nếu chúng ta không phòng ngừa, giữ vệ sinh cá nhân. Đau mắt đỏ sẽ gia tăng ở cộng đồng thiếu nước sạch. Môi trường vùng nước ngập hay trong bão lũ có...