Thai phụ ở Trung Quốc mang nhóm máu quý hiếm nhất thế giới
Thai phụ 30 tuổi được phát hiện mang nhóm máu Bombay, quý hơn máu gấu trúc. Trung Quốc có 100 người có nhóm máu này.
The Paper vừa đưa tin về Li (30 tuổi), một sản phụ khám thai tại khu Đông, Bệnh viện Nhân dân số 6 Thượng Hải, Trung Quốc. Các bác sĩ tại đây phát hiện người phụ nữ này mang trong mình nhóm máu Bombay – một trong 4 nhóm máu quý hiếm nhất thế giới, bên cạnh nhóm máu Rh-null, Lutheran, Rh âm tính.
Li là người dân tộc Wa ở Vân Nam, Trung Quốc và đang làm việc cùng chồng tại Cảng Lâm, Thượng Hải. Từ khi sinh đứa con đầu lòng, cho đến khi bầu bé thứ 2, đây là lần đầu tiên thai phụ quay lại bệnh viện kiểm tra sức khỏe thai sản.
Khi làm mẫu xét nghiệm cho sản phụ trẻ, bác sĩ Pan Minjia của Bệnh viện số 6 Thượng Hải vô cùng bất ngờ bởi máy phân tích nhóm máu tự động không thể xác định chính xác nhóm máu của chị Li.
Trước trường hợp hy hữu, các bác sĩ tiến hành xét nghiệm huyết thanh và cho ra kết quả âm tính với kháng nguyên H trong máu của chị Li. Đồng thời, kết hợp xét nghiệm nước bọt và gene, nhóm phụ trách kết luận sản phụ đến từ Cảng Lâm mang chủng máu Bombay.
Tại Trung Quốc chỉ có 100 người mang nhóm máu Bombay. Ảnh: Getty.
Video đang HOT
Nhóm máu Bombay là nhóm máu ít được biết đến, phát hiện lần đầu tiên vào năm 1952 tại Bombay, Ấn Độ. Đặc trưng của kiểu hình nhóm máu này là thiếu các kháng nguyên A, B và H.
Những người mang loại máu hiếm này chỉ có thể chấp nhận máu từ một cá nhân nhóm máu Bombay khác. Trong xét nghiệm lâm sàng hàng ngày, các nhóm máu hiếm như Bombay cũng dễ bị xét nghiệm nhầm thành nhóm máu O. Nếu xét nghiệm sai và truyền nhóm máu O cho bệnh nhân có thể gây ra phản ứng truyền máu tán huyết nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng.
Ước tính, chỉ 1/10.000 người Ấn Độ và 1/1.000.000 người châu Âu ở hữu nhóm máu này. Tại Trung Quốc mới phát hiện 100 người có nhóm máu hiếm nói trên. Bombay thậm chí còn được mệnh danh là loại máu hiếm hơn máu gấu trúc.
Do không thể tìm thấy nhóm máu tương đồng nên các bác sĩ Khoa truyền máu của Bệnh viện số 6 Thượng Hải đã đưa phương án hòa hợp máu chéo để đảm bảo tính mạng và ca sinh thành công cho bệnh nhân.
Bombay là một trong 4 nhóm máu hiếm nhất thế giới. Ảnh: Ailen News.
Li Qinyun, bác sĩ của Khoa xét nghiệm Bệnh viện số 6 Thượng Hải, cho biết đối với các sản phụ có nhóm máu hiếm, khi xuất hiện chảy máu hoặc xuất huyết khác trong quá trình phẫu thuật sẽ phải đối mặt với tình huống nguy cấp vì không có nguồn máu để truyền. Do đó, nhóm dân số này là trọng tâm lưu ý của các bác sĩ lâm sàng.
Các kháng thể nhóm máu được phát hiện trong cơ thể Li là kháng thể lạnh. Chúng sẽ không phá hủy nhóm máu không tương thích ở 37 độ C. Nhưng nếu nhiệt độ phòng hoặc thấp hơn, khả năng này sẽ xảy ra.
Trong quá trình kiểm tra hệ thống máu ABO của Li, bác sĩ Bệnh viện số 6 Thượng Hải cũng phát hiện có nhóm máu B tương thích với nhóm máu Bombay thể -H của sản phụ. Do đó, ông Li Qinyn kiến nghị lâm sàng truyền nhóm máu B, giữ ấm trong suốt quá trình truyền máu, chườm khăn nóng lên tay truyền hoặc sử dụng thiết bị sưởi ấm máu để đảm bảo tính mạng cho bệnh nhân.
Một chuyên gia về máu tiết lộ với Sohu, có ba giải pháp chính để truyền máu cho những bệnh nhân có nhóm máu chủng Bombay. Một là tìm ra chủng tương đồng, vì tỷ lệ này rất thấp nên đòi hỏi phải có một ngân hàng máu đầy đủ các nhóm máu hiếm. Hai là truyền máu tự thân, phương pháp này cần phải có sự đồng ý từ bệnh nhân. Ba là chọn thành phần máu an toàn nhất dựa vào việc hòa hợp các loại máu trong thực tế.
Phương pháp xét nghiệm nước bọt đầu tiên phát hiện được ung thư tiềm ẩn
Phương pháp xét nghiệm nước bọt đơn giản, được phát triển bởi các nhà khoa học y sinh của Đại Học Công Nghệ Queensland, đã giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng ở 1 người không có triệu chứng.
Virus HPV hiện nay là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh ung thư vùng hầu họng, bao gồm lưỡi, amidan và cuống họng. "Một loạt các xét nghiệm nước bọt mà chúng tôi thực hiện đã đưa ra cảnh báo và giúp phát hiện ung thư, trước khi bệnh nhân có bất kỳ triệu chứng nào" - PGS Chamindie Punyadeera, đại diện nhóm tác giả cho biết - "Điều này cho phép loại bỏ amidan chứa ung thư với kích thước 2 mm của bệnh nhân, chỉ bằng phẫu thuật tại chỗ".
Cũng theo chuyên gia này, tỉ lệ mắc ung thư vòm họng do virus HPV đang có xu hướng tăng ở các quốc gia phát triển. Điều đáng nói là bệnh nhân chỉ phát hiện ra tình trạng của mình, khi ung thư đã ở giai đoạn muộn. Lúc này, để điều trị, bác sĩ phải sử dụng các phương pháp phức tạp và ảnh hưởng đến cơ thể nhiều hơn.
"Ở Mỹ, ung thư vòm họng do HPV đã vượt qua ung thư cổ tử cung, để trở thành loại ung thư do virus HPV phổ biến nhất. Không giống như ung thư cổ tử cung, đến tận bây giờ, chúng ta vẫn chưa có một phương pháp kiểm tra sàng lọc ung thư vòm họng chính thức" - PGS Punyadeera phân tích.
Nhóm nghiên cứu cho biết, phương pháp xét nghiệm mới này được hoàn thiện thông qua một đề tài khoa học, với sự tham gia của 665 tình nguyện viên.
Được biết, những người tham gia sẽ được xét nghiệm sự có mặt của ADN HPV-16. Những trường hợp có hiện diện HPV-16 trong mẫu xét nghiệm sẽ tiếp tục được lặp lại việc xét nghiệm theo từng chu kì thời gian. Thông qua đó, nhóm tác giả có thể nhận diện ai là người có nguy cơ cao mắc ung thư vòm họng.
PGS Punyadeera cho biết: "Bệnh nhân ung thư vòm họng được chúng tôi phát hiện đã có kết quả xét nghiệm dương tính với HPV-16 trong suốt 36 tháng. Số lượng ADN HPV-16 trong mẫu bệnh phẩm của người này cũng tăng dần trong các lần kiểm tra vào tháng thứ 6, 12 và 36".
Kết quả kiểm tra chuyên sâu đã cho thấy, bệnh nhân này có một khối u biểu mô tế bào vảy với kích thước 2mm ở amidan trái, và đã nhanh chóng được điều trị bằng phẫu thuật cắt amidan. Điều này giúp cho bệnh nhân có cơ hội chữa khỏi cao, trong khi phương pháp điều trị lại rất đơn giản.
"Kể từ khi phẫu thuật, bệnh nhân không có dấu hiệu về sự hiện diện của ADN HPV-16 trong mẫu nước bọt" - PGS Punyadeera chia sẻ - "Hiện tượng tăng dần của lượng ADN virus HPV trong mẫu nước bọt ở bệnh nhân ung thư vòm họng, mà chúng tôi đã ghi nhận, cần được tính toán và đánh giá kỹ lưỡng, bởi nó có thể mở ra các phương pháp xét nghiệm sớm ung thư vòm họng đầy tiềm năng.
Nhóm tác giả cho biết, trong thời gian sắp tới họ sẽ thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu, để đánh giá độ tin cậy của phương pháp xét nghiệm này, cũng như xây dựng cách đánh giá rủi ro mắc ung thư vòm họng ở những người ghi nhận được sự tồn tại của ADN virus HPV, trong nước bọt trong thời gian dài.
Cô gái mới sinh con nguy kịch cần nhóm máu hiếm, 10.000 người mới có một Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương vừa phát đi lời kêu gọi hiến tiểu cầu nhóm máu AB-. Tại nước ta, những người có nhóm máu hiếm Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) chỉ chiếm 0,1% dân số. Bệnh nhân là chị D. T. K. Hòa (28 tuổi, ở Yên Dũng, Bắc Giang), có biểu hiện xuất huyết dưới da...