Thai nhi rất sợ mẹ bầu ăn 4 quả này, nhiều người lại cho là món khoái khẩu
Khi mang bầu, phụ nữ cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống của mình.
Sau khi mang thai, phụ nữ cần hết sức lưu ý đến chế độ ăn uống của mình. Bạn không nên chỉ ăn những loại thực phẩm mà mình thích mà còn cần ăn uống đa dạng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng.
1. Dưa hấu
Dưa hấu có vị thanh mát, thơm ngon, là loại trái cây ưa thích của nhiều người. Nhiều gia đình thích món nước ép dưa hấu để giải khát trong mùa hè. Các bà bầu cũng thích ăn dưa hấu để giải nhiệt. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên chú ý không nên ăn nhiều dưa hấu. Vì dưa hấu có vị ngọt, đồng nghĩa với hàm lượng đường rất cao. Mẹ bầu ăn quá nhiều dưa hấu dễ tăng cân dẫn đến thai nhi lớn hơn mức bình thường, việc sinh nở không được suôn sẻ.
2. Táo gai
Táo gai tuy có vị hơi chua nhưng lại được rất nhiều chị em ưa chuộng. Đặc biệt một số bà bầu cảm thấy chán ăn, lúc nào cũng muốn được ăn một số thứ gì đó chua, ngọt, ngon miệng. Một số người cho rằng táo gai là thực phẩm giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống cảm lạnh.
Nhưng trên thực tế, bà bầu không nên ăn táo gai. Táo gai sẽ khiến tử cung co bóp mạnh và ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu đừng vì ham ăn mà ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhé!
3. Đu đủ
Video đang HOT
Đu đủ là loại quả có vị ngọt, cùi đu đủ rất mềm và có mùi thơm đặc biệt. Đu đủ ăn sống và nấu canh đều rất ngon. Đồng thời đu đủ cũng rất tốt cho cơ thể phụ nữ. Nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều đu đủ vì đu đủ chứa nhiều estrogen làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ bầu. Nồng độ hormone rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu mức độ tiết hormone bất thường sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
4. Quả hồng
Bà bầu không nên ăn quả hồng vì loại quả này có tính hàn, lại chứa nhiều axit tannic và pectin. Bà bầu ăn quá nhiều hồng có thể gây xung huyết niêm mạc dạ dày, phù nề hoặc viêm loét, rất bất lợi cho sức khỏe của bà bầu. Khi mang thai, tốt nhất bà bầu không nên ăn quá nhiều đồ lạnh. Ăn quá nhiều đồ lạnh có thể gây các cơn co thắt giả.
Ngoài ra, cơ thể bà bầu bị nhiễm lạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy hàm lượng đường trong quả hồng không cao bằng dưa hấu nhưng đây cũng là loại quả có hàm lượng đường cao khiến bà bầu dễ mắc tiểu đường, thiếu máu, viêm dạ dày mãn tính.
Mẹ xinh, bé thông minh nhờ ăn bí ngô trong thời kỳ mang thai
Bí ngô là một loại thực phẩm khá phổ biến và có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Đặc biệt, đây là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cho thai nhi, nhất là khi được mẹ bầu ăn đúng cách.
Bí ngô giúp ngăn chặn tình trạng thiếu máu và các biến chứng khác trong thai kỳ
Bí đỏ có chứa một hàm lượng sắt và kẽm rất phong phú, nên có thể giúp phòng ngừa chứng thiếu máu thường gặp khi mang thai. Ngoài ra, với hàm lượng cao chất chống oxy hóa, mẹ bầu ăn bí đỏ sẽ có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch.
Bí ngô rất tốt và giàu dinh dưỡng cho mẹ bầu và thai nhi (Ảnh minh họa)
Acid ascorbin có trong loại quả nhiều chất dinh dưỡng này cũng hỗ trợ cho chị em tránh được bệnh cảm cúm và vitamin nhóm B làm giảm mệt mỏi, cáu gắt lẫn mất ngủ vốn rất phổ biến trong thời gian thai nghén.
Do chứa lượng kali, magie phong phú, nên bí đỏ còn hỗ trợ tích cực cho bà bầu duy trì huyết áp ổn định, hạn chế tình trạng cao huyết áp thai kỳ vốn rất nguy hiểm.
Bí ngô hạn chế tình trạng phù nề
Khi thai lớn, bắt đầu từ tháng thứ 5 trở lên rất nhiều mẹ bầu phải đối mặt với chứng phù nề khá khó chịu và bí đỏ sẽ là cứu tinh giúp bạn hạn chế tình trạng này.
Ảnh minh họa
Bên cạnh việc ăn loại quả này thường xuyên, khi thấy những triệu chứng ban đầu của chứng phù nề, bạn nên bóc lấy nhân hạt bí (Lưu ý nhớ giữ lại màng xanh ngoài hạt), nghiền nát hòa cùng nước sôi và đường trắng, pha uống vào sáng sớm và chiều tối lúc đói bụng trong khoảng 3 ngày liên tục.
Mẹ bầu ăn bí ngô giúp ngăn ngừa táo bón, trĩ cho mẹ bầu
Nhờ hàm lượng chất xơ dồi dào, chất xenlulo và đường tự nhiên nên bí đỏ có tác dụng tăng cường hoạt động tiêu hóa, ngăn chặn tình trạng táo bón và bệnh trĩ - 2 chứng bệnh mà phụ nữ mang thai thường xuyên phải đối mặt.
Giúp phát triển trí não bé yêu
Ảnh minh họa
Không chỉ có nhiều lợi ích cho bà bầu, bí đỏ còn rất tốt đối với thai nhi. Chất axit glutamine có trong loại quả này không chỉ phòng ngừa, điều trị chứng cáo huyết áp ở mẹ bầu mà còn có tác dụng phát triển tế bào não của thai nhi. Ngoài ra, hạt bí đỏ rất dồi dào folate, kẽm và các chất béo lành mạnh như omega 3 ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh, đồng thời tốt cho thị lực và não bộ của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.
Dưỡng da trắng hồng và kiểm soát cân nặng
Trung bình 1 kg bí đỏ chỉ chứa khoảng 40 calo nên đây là loại quả rất cần thiết để các mẹ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi mà không sợ tăng cân trong thời kỳ bầu bí.
Ảnh minh họa
Trong thời gian mang thai, do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể nên da mẹ bầu thường sẫm màu, khô sần, nổi nhiều mụn, thậm chí xuất hiện các vết nám. Bạn nên tận dụng các loại hoa trái tự nhiên như quả bí đỏ để chăm sóc và dưỡng da an toàn, hiệu quả.
Ngoài việc tiêu thụ thường xuyên canh, súp từ bí đỏ để bổ sung chất chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại từ ánh nắng mặt trời, mẹ bầu có thể chế biến các loại mặt nạ dưỡng chất từ bí đỏ giúp hạn chế tình trạng da khô, sần sùi hoặc tẩy tế bào chết và làm mịn da.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng hơn khi nhiễm SARS-CoV-2 Theo các chuyên gia, những phụ nữ này có thể bị virus SARS-CoV-2 "đánh gục" bất cứ lúc nào. Theo một nghiên cứu toàn cầu của trường Đại học Birmingham ở Anh kết hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng. Đây là kết quả dựa trên 192 nghiên...