Thái Nguyên: Khai mạc thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT
Sáng 18-10, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức khai mạc hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp THPT. Tham dự Hội thi có 286 giáo viên đến từ 31 trường THPT của tỉnh và Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Văn hóa (Bộ Công an).
Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao Cờ lưu niệm cho đại diện các đoàn có giáo viên dự thi.
Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT lần này được tổ chức cho các bộ môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ và Thể dục. Phần thi thực hành, giáo viên dạy 1 tiết theo kế hoạch giảng dạy tại thời điểm diễn ra Hội thi. Tiết dạy do Ban Tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm. Giáo viên được thông báo và có thời gian chuẩn bị tiết dạy không quá 2 ngày trước thời điểm thi.
Giáo viên dự thi các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Thể dục dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông 2016 ở lớp 11, 12. Giáo viên dự thi môn Công nghệ: Công nghệ công nghiệp dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông 2016 ở lớp 11,12; Công nghệ trồng trọt dạy theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 10.
Trước phần thi thực hành, từ ngày 18 đến 21-10, các giáo viên sẽ thi trình bày 1 biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của cá nhân tại nơi đang làm việc; thi thực hành tiết dạy từ ngày 22 đến 25-10 tại các trường THPT Lương Ngọc Quyến, Gang thép và Chuyên Thái Nguyên.
Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp được tổ chức trong nhiều năm qua là một hoạt động chuyên môn có tác dụng thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường. Hội thi là một cơ hội cho đội ngũ giáo viên được trao đổi về chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm dạy học, rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp. Với ngành Giáo dục, đây là một trong những căn cứ để đánh giá chất lượng đội ngũ, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học và Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đây cũng là hoạt động thiết thực thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022).
Nhiều than phiền về môn tích hợp, lại tách KHTN thành 3 môn độc lập được không?
Giáo viên kiến nghị tách môn Khoa học tự nhiên thành 3 môn độc lập Vật lí, Hóa học, Sinh học như trước đây.
Một nhóm giáo viên cấp trung học cơ sở từng học cùng một trường đại học, nay thầy cô dạy ở nhiều tỉnh thành khác nhau phản ánh trên các diễn đàn rằng, môn Khoa học tự nhiên có quá nhiều điều bất hợp lí.
Video đang HOT
Cùng với đó, nhóm giáo viên này đưa ra kiến nghị nhằm khắc phục một số bất cập trong việc dạy học môn Khoa học tự nhiên nói chung và phân môn Hóa học nói riêng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Ảnh minh họa: moet.gov.vn
Thực trạng môn Khoa học tự nhiên
Thứ nhất, nếu một giáo viên dạy cuốn chiếu chương trình theo sách giáo khoa thì sẽ thuận lợi cho nhà trường khi xếp thời khóa biểu, thuận lợi cho giáo viên khi kiểm tra, làm điểm, kí học bạ. Tuy nhiên, khó khăn cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh lại quá lớn vì những lí do sau:
1) Thầy cô không đủ trình độ chuyên môn để một lúc dạy cả 3 môn. Sẽ có học sinh giỏi hơn thầy cô ở môn giáo viên không được đào tạo. Sẽ rất khó khăn cho giáo viên bồi dưỡng học sinh tham gia thi học sinh giỏi hoặc thi vào chuyên Vật lí, Hóa học, Sinh học.
2) Hết nửa học kì 1 lớp 6 là học sinh học xong phần Hóa học, chuyển sang học Vật lí rồi Sinh học, đến năm học sau lại quay lại: Hóa học - Vật lí - Sinh học thì làm sao các em nhớ được khối lượng kiến thức cũ.
3) Việc đào tạo giáo viên lấy chứng chỉ dạy môn tích hợp gây tốn kém tiền bạc và lãng phí thời gian. Chưa kể, giáo viên có chuyên môn Vật lí nhưng được phân công giảng dạy phân môn Hóa học, Sinh học thì có hiệu quả hay không.
Thứ hai, nếu 3 giáo viên dạy cuốn chiếu theo sách giáo khoa thì sẽ thuận lợi về chuyên môn, không phải giảng dạy chéo ban nhưng khó khăn lại không hề ít vì:
1) Ở học kì 1: lớp 6 và lớp 7 đều có 4 tiết Hóa học/ tuần, hết nửa học kì 1 đến 4 tiết Vật lí/ tuần và sang học kì 2 là 4 tiết Sinh học/tuần. Định mức giờ của giáo viên trung học cơ sở tối đa là 19 tiết/tuần, như vậy cả năm là 35 tuần x 19 tiết = 665 tiết.
Toàn bộ số giờ này chia cho 8 đến 10 tuần đầu của học kì 1 đối với Hóa học, tiếp theo là Vật lí rồi đến Sinh học vậy thì nhà trường xếp thời khóa biểu như thế nào?
Giáo viên dạy thế nào từ 40 đến 50 tiết/tuần? Giáo viên dạy xong nửa học kì rồi ngồi chơi hay đợi đến lượt dạy?
Việc học của học sinh trung học cơ sở khác với sinh viên học cuốn chiếu theo kiểu tín chỉ ở bậc đại học. Kể cả học tín chỉ thì sinh viên học xong, thi xong là kết thúc học phần (môn học) chứ không phải đến sang năm học tiếp.
2) Học kì 1 nội dung kiểm tra là Hóa học và Vật lí, học kì 2 nội dung kiểm tra là Vật lí và Sinh học.
Như vậy học sinh làm bài trên 1 tờ giấy kiểm tra thì 2 giáo viên phải chờ nhau để chấm bài hay các em phải làm bài vào 2 tờ giấy kiểm tra?
Có 3 giáo viên cùng dạy nhưng khi vào điểm, kí học bạ thì chỉ có 1 người. Như vậy trên thời khóa biểu thì có tên 3 giáo viên nhưng học bạ của học sinh thì chỉ có 1 giáo viên kí.
3) Nếu 3 giáo viên dạy song song sẽ thuận lợi vì không phải dạy chéo ban, thuận lợi cho việc phân công chuyên môn và xếp thời khóa biểu của nhà trường, thuận lợi cho học sinh được tiếp thu kiến thức tốt nhất nhưng lại bất cập ở chỗ làm điểm và ghi học bạ.
Thời lượng các môn ở 4 thời điểm thực hiện kiểm tra định kì không giống nhau, các giáo viên phải phân chia tỉ lệ nội dung đề kiểm tra theo thời lượng tương ứng của từng môn.
Học sinh phải thực hiện nội dung kiến thức của cả 3 môn trong 1 bài kiểm tra, giáo viên phải chờ nhau để chấm bài hoặc học sinh phải trả lời vào nhiều tờ giấy làm bài.
Có 3 giáo viên dạy nhưng chỉ có 1 con điểm và chỉ 1 người kí học bạ cuối năm, vậy thầy cô nào sẽ phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng giảng dạy và cả tính pháp lí hay "cha chung không ai khóc"?
Một số kiến nghị về môn Khoa học tự nhiên
Vì nội dung 3 môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở sách giáo khoa lớp 6, lớp 7 hiện nay cho thấy ít có sự liên quan, logic nào với nhau để phải tích hợp lại thành 1 môn.
Vậy nên, rất mong các nhà nghiên cứu giáo dục, các tác giả viết sách và Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu để có giải pháp phù hợp.
Về danh pháp của môn Hóa học danh pháp cũ như lâu nay vẫn dùng và thực tế, trên thị trường vẫn đang dùng các danh pháp đó.
Nếu các tác giả sách giáo khoa cho rằng sử dụng danh pháp mới (môn Hóa học) để hòa nhập thì bấy lâu nay chúng ta vẫn làm rất tốt việc này.
Nếu cần thì sách giáo khoa bổ sung thêm vào phần "Em có biết" về danh pháp IUPAC của các nguyên tố, của một số hợp chất thông dụng thường gặp là đủ.
Liên quan đến việc giáo viên trung học cơ sở phản ánh môn Khoa học tự nhiên có quá nhiều bất cập, người viết đã trao đổi với một số tổ trưởng, tổ phó chuyên môn bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở một trường trung học phổ thông công lập (quận Bình Tân) và một trường trung học phổ thông tư thục (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) thì thầy cô đều cho rằng, Bộ cần khảo sát, đánh giá sớm và nghiên cứu các đề xuất về tách môn Khoa học tự nhiên càng sớm càng tốt.
Tài liệu tham khảo:
(*) https://moet.gov.vn/gioi-thieu/chuc-nang-nhiem-vu/Pages/default.aspx?ItemID=2072
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Đắk Lắk: Điều động gần 300 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ chấm thi Sáng 10/7, tại TP Buôn Ma Thuột, Hội đồng thi Sở GD&ĐT Đắk Lắk đã khai mạc chấm thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Đăng Khoa khai mạc chấm thi. Đại biểu, giáo viên dự khai mạc chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Tham dự khai mạc có ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc...