Thái Nguyên khai mạc chấm thi THPT quốc gia năm 2019
Sáng 29/6, Hội đồng thi Sở GD&ĐT Thái Nguyên tổ chức khai mạc chấm thi Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Buổi khai mạc chấm thi THPT quốc gia năm 2019 của Hội đồng thi Sở GD&ĐT Thái Nguyên
Dự buổi khai mạc chấm thi có ông Phạm Việt Đức – Phó Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019, Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng thi; Ông Nguyễn Hồng Sơn – Phó Giám đốc, Trưởng Ban chấm thi.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, Hội đồng thi tỉnh Thái Nguyên có 14.310/14.404 thí sinh dự thi, đạt tỷ lệ 99,35%. Hội đồng thi đã huy động 160 cán bộ chấm thi tự luận bài thi Ngữ văn.
Sau buổi khai mạc, Ban chấm thi tổ chức phổ biến quy chế, phương án, biểu điểm và chấm chung 10 bài thi. Ban chấm thi sẽ tổ chức chấm 2 vòng độc lập, đối sánh điểm để đi đến thống nhất kết quả điểm theo quy chế. Công tác chấm kiểm tra sẽ thực hiện chấm tối thiểu 5% bài thi với hình thức cuốn chiếu theo tiến độ chấm thi. Những bài điểm cao sẽ được chấm kiểm tra.
Video đang HOT
Năm nay để tăng cường chất lượng chấm thi, Ban chấm thi có sự giám sát của thanh tra Bộ, tổ thanh tra của Sở GD&ĐT và đặt dưới sự giám sát hình ảnh của camera an ninh. Dự kiến công tác chấm thi tự luận môn Ngữ văn sẽ diễn ra trong 5 ngày.
Quán triệt tại buổi khai mạc chấm thi, ông Phạm Việt Đức nhấn mạnh: công tác chấm thi phải được tiến hành theo nguyên tắc chấm chính xác, tuyệt đối không chạy theo tiến độ thời gian mà chấm ẩu, chấm sót. Cán bộ chấm thi nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấm kỹ, chấm đúng phương án, biểu điểm đảm bảo kết quả chấm thi khách quan, công bằng cho thí sinh.
Công tác chấm thi trắc nghiệm cũng được Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội – đơn vị được giao chấm thi trắc nghiệm, tiến hành trong sáng 29/6 với 15 cán bộ chấm thi.
Theo giaoducthoidai
Hòa Bình: Cần công khai danh sách 64 thí sinh gian lận và hủy kết quả thi
Xoay quanh vụ việc 64 thí sinh gian lận thi cử ở Hòa Bình, Sở GD&ĐT tỉnh này cho biết, không công bố danh tính vì sợ 'tổn thương' các em. Để rộng đường dư luận, Tiền Phong ghi nhận ý kiến của đại biểu Quốc hội, nguyên đại biểu Quốc hội và chuyên gia pháp lý về vấn đề này.
Xử lý nhu nhơ thì tiêu cực còn tái diễn
Chiều qua, 15/3, trao đổi với Tiền Phong, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho rằng nên công bố công khai danh sách thí sinh được nâng điểm.
"Tôi nói thật, phải cấm thi vài năm nữa mới đúng. Không có chuyện vi phạm xong rồi lại như không. Các cơ quan tốn bao nhiêu tiền bạc để đi điều tra rồi chỉ hủy kết quả thi là xong. Ngày xưa thi mà gian lận thế này còn bị chém , chứ cấm thi vài năm ăn thua gì. Phải như thế để lần sau bố mẹ thí sinh, thí sinh, người thân của thí sinh mới chừa để không nhờ vả. Rõ ràng ở đây là gian lận thi cử. Nên kỷ luật phải nghiêm", GS Nguyễn Minh Thuyết bức xúc.
Đoàn công tác của Bộ GD&ĐT kiểm tra công tác chấm thi tại Hòa Bình ngày 3/7/2018. ảnh: Nghiêm Huê
Theo quan điểm của GS Nguyễn Minh Thuyết, trong câu chuyện này, cũng không có ai là nạn nhân. "Ai gây ra? Chính là bố mẹ thí sinh. Có phải tự nhiên người ta nâng điểm cho thí sinh đâu. Do đó, bố mẹ phải chịu trách nhiệm. Chính vì thế, phải xử lý nghiêm. Không có chuyện muốn làm giời làm đất gì cũng được. Nếu cơ quan điều tra kết luận có chuyện mua bán điểm ở đây thì theo tôi phải hủy kết quả, kèm theo cấm thi 3 năm. Quy chế phải nghiêm như vậy". GS Thuyết cho rằng nếu cần thì có thể phải sửa quy chế, bởi xử lý nhu nhơ thì tiêu cực sẽ còn tái diễn.
Không nên "vàng thau lẫn lộn"
Đứng từ phía trường đại học, PGS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, ngay sau khi có kết luận điều tra, trường đã rà soát lại kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất.
"Tốt theo nghĩa của trường là điểm trung bình đạt 2.0/4.0. Đối với sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội điểm trung bình toàn khóa của sinh viên hai năm học đầu tiên chỉ ở mức 2.0/4.0 là được rồi do chương trình học đại cương rất khó. Vì vậy, tôi nghĩ với những em năm thứ nhất đến từ Hòa Bình vừa rồi ở ĐH Bách khoa thì không có chuyện gian lận. Như tôi đã nói trước đây, những thí sinh học không tốt, chắc là không dám nộp hồ sơ vào ĐH Bách khoa" - PGS Trần Văn Tớp cho hay. Nhưng ông đưa ra một thực tế là, hiệu ứng từ sự việc này nên có chuyện "vàng thau lẫn lộn". Các em ở Hòa Bình học tốt, thi thật, học thật vẫn có mặc cảm bị mang tiếng.
Trước câu hỏi, liệu có nên công bố danh sách thí sinh được nâng điểm hay không, PGS Trần Văn Tớp nêu quan điểm về thí sinh thì có thể không nên. "Nhưng nói thật là những thí sinh này không hẳn là vô can. Sai lệch một, hai điểm có thể không biết. Nhưng khi mỗi môn sai lệch tới 6 điểm chẳng hạn, sao không biết. Trong khi đó, sự thật là có môn sai lệch tới hơn 9 điểm. Nhưng đối với những người làm sai lệch, phải công bố. Những người làm sai lệch gồm người mua điểm và người bán điểm phải công khai", PGS Trần Văn Tớp nói.
Theo một chuyên gia làm tuyển sinh ĐH lâu năm thì vẫn có cơ sở để hủy toàn bộ kết quả bài thi của những thí sinh được nâng điểm ở Hòa Bình chứ không phải là trả về điểm thực cho thí sinh. Điểm 5, điều 49 của quy chế thi THPT quốc gia có nêu các điều kiện để hủy bỏ kết quả thi đối với trong đó có việc sửa chữa, thêm bớt vào bài làm sau khi đã nộp bài. Với những thí sinh được nâng điểm ở Hòa Bình, thì bài làm của các em thực chất đã được sửa chữa, thêm bớt sau khi đã nộp bài.
Theo tiền phong
Kể chuyện gian lận thi năm 2018 - Kỳ cuối: Lấy lại niềm tin thi cử bằng cách nào? Từ gần 2 thập kỷ qua cho tới vụ gian lận chưa từng có năm 2018, hành trình chống gian lận thi chưa bao giờ ngừng nghỉ. Điều đó cho thấy kỳ vọng ngăn chặn gian lận chỉ là mục tiêu lý tưởng còn giải pháp trước mắt còn chưa hiệu quả. Giám thị ở điểm thi THPT Gia Lộc 2, Hải Dương...