Thái Nguyên: Học sinh mang chục triệu của bố mẹ đến lớp đến chia cho các bạn
Sau khi phát hiện sự việc học sinh mang chục triệu của bố mẹ đến lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp đã thu lại và bàn giao lại cho gia đình học sinh.
Trường THCS Nha Trang có chuyện học sinh mang tiền của bố mẹ đi chia cho các bạn trong lớp.
Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện quyết định số 1501/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020″ do Bộ GD&ĐT tổ chức, để nhấn mạnh vai trò sát sao của những giáo viên chủ nhiệm, bà Nguyễn Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường THCS Nha Trang (TP Thái Nguyên) kể: Tại trường THCS Nha Trang có câu chuyện học sinh mang chục triệu của bố mẹ đến lớp chia cho các bạn, nhờ giáo viên chủ nhiệm phát hiện nên mới thu lại được số tiền đó.
Chuyện xảy ra ở 1 lớp khối 6. Một giáo viên chủ nhiệm lớp 6 của chúng tôi đột nhiên thấy học sinh trong lớp của mình ai cũng có nhiều tiền. Bạn ít thì tiền trăm, có bạn lên tới tiền triệu.
Nhận thấy điều này, cô giáo đã dò hỏi học sinh thì được biết nguyên nhân là do một bạn trong lớp đã chia cho mọi người. Người thì bạn này cho 100 nghìn đồng, người thì bạn cho tới 2 triệu đồng. Sau đó, chính bạn học sinh này đã khai nhận rằng đã mang tiền của bố mẹ tới lớp.
Video đang HOT
Sau khi thu hồi lại toàn bộ số tiền mà học sinh này chia cho các bạn, nhà trường đã mời phụ huynh của em này lên làm việc, bàn giao lại số tiền và đặc biệt là phải quản lý tiền chặt chẽ cũng như răn dạy học trò để không có những sự việc như vậy xảy ra.
Bà Nguyễn Thị Phương Lan, Hiệu trưởng trường THCS Nha Trang, Thái Nguyên.
“Trước khi vào năm học, trong các buổi họp với phụ huynh, nhà trường đã cùng thống nhất với phụ huynh là không nên cho con cầm nhiều tiền khi đi học, nên khi thấy việc này cô giáo đã kiểm tra và phát hiện sự việc” – bà Lan nói.
Trao đổi với báo chí về việc này, bà Nguyễn Thị Phương Lan cho biết, sự việc này xảy ra cách đây đã hơn 1 năm. Kể lại câu chuyện này thể hiện sự phối hợp của nhà trường với phụ huynh học sinh trong việc quản lý các em. Nếu như không có sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm thì sẽ không bao giờ phát hiện ra những sự việc đó.
Theo giadinhmoi
Năm 2019: Sắp xếp lại các trường đào tạo sư phạm
"Theo kế hoạch 2019 tới quý 2 năm 2020, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, theo đúng Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua"
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An chia sẻ điều này tại hội nghị trực tuyến Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng các trường đại học và trường sư phạm năm 2018 diễn ra vào ngày 28/12.
Tại hội nghị này, lãnh đạo nhiều trường đại học đã đề nghị năm 2019, Bộ GD-ĐT cần đẩy mạnh việc sắp xếp lại các trường đào tạo sư phạm, quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học trên cả nước, sao cho trở thành những trường đại học lớn, mạnh để tham gia xếp hạng đại học, phù hợp xu hướng chung của thế giới.
Hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sử giáo dục ĐH và trường Sư phạm năm 2018 tại điểm cầu TPHCM
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng nhấn mạnh, quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học phải là nhiệm vụ hàng đầu: "Hiện nay chúng ta có trên 230 trường đại học là quá nhiều. Trong khi có nhiều trường đại học nhỏ, lẻ, đơn ngành, không phù hợp với điều kiện thế giới thay đổi nhanh chóng về việc làm, xếp hạng. Cho nên, tôi nghĩ quy hoạch lại mạng lưới các trường đại học là hết sức cần thiết, mà trước hết là các trường đào tạo sư phạm. Vì hiện nay, có tầm 100 cơ sở tham gia đào tạo sư phạm là quá nhiều. Tôi nghĩ đây là nhiệm vụ trong năm 2019 mà Bộ cố gắng hoàn thành"
GS.TS Phạm Hồng Quang, Giám đốc ĐH Thái Nguyên chia sẻ, năm ngoái, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành sư phạm cao hơn ngưỡng chung 2 điểm, tức 17 điểm. Kết quả, các trường sư phạm trong cả nước không tuyển nổi 50-60% chỉ tiêu, ít trường tuyển đủ. Thế nhưng, theo ông Quang, trong khi chúng ta muốn đầu vào sư phạm tốt, nhưng đó chỉ là một trong những điều kiện vì ở người học còn có phẩm chất, đam mê nghề nghiệp. Thực tế hiện nay tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điều này mâu thuẫn với nhu cầu tuyển giáo viên, thiếu giáo viên từ nay đến năm 2021 của các Sở GD-ĐT tỉnh này. Vì vậy, cần phải có chính sách đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa để đảm bảo vấn đề giáo viên, đặc biệt là cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
Trở lại vấn đề sắp xếp mạng lưới các trường đại học, GS Quang nhắc lại đề xuất của mình từ năm 2017, đó là chỉ những cơ sở đào tạo giáo viên đã được kiểm định chất lượng quốc gia thì mới được tuyển sinh, chỉ như vậy chúng ta mới có được những cơ sở đào tạo giáo viên có chất lượng: "Nếu từ trong 114 cơ sở đào tạo giáo viên, chúng ta lựa chọn theo một bộ chuẩn mà chúng ta xây dựng, sẽ còn khoảng 18-19 cơ sở đào tạo giáo viên. Trên cơ sở này, chúng ta mới đảm bảo chất lượng. Còn nếu không thì công tác đào tạo giáo viên của chúng ta rất manh mún, không đảm bảo được chất lượng theo chương trình giáo dục phổ thông mới".
Trước những ý kiến của lãnh đạo các ĐH, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An thông tin thêm: "Trong kế hoạch năm 2018, trong quý 2 và quý 3 trình Thủ tướng Chính phủ hai đề án: Đề án sắp xếp lại các trường sư phạm và thành lập một số trường sư phạm trọng điểm. Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học theo tinh thần Nghị quyết số 19. Theo kế hoạch 2019 tới quý 2 - 2020, Bộ sẽ xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, theo đúng Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua".
Lan Phương
Theo Dân trí
Học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào nhóm ngành sức khỏe Từ năm 2019, nhóm ngành sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xác định điểm sàn riêng. Còn đối với những trường xét học sinh tốt nghiệp THPT thì phải có học lực xếp loại giỏi. Từ năm 2019, nhóm ngành sức khỏe sẽ có điểm sàn riêng. Ảnh minh họa: T.L Tại...