Thái Lan triển khai xe xét nghiệm SARS-CoV-2 lưu động gần Myanmar
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 12/10, giới chức Thái Lan đã đưa 3 trạm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 lưu động tới huyện Mae Sot của tỉnh Tak để xét nghiệm cho khoảng 4.000 người Thái Lan và Myanmar sau khi 3 lái xe tải người Myanmar có kết quả dương tính với chủng virus gây bệnh COVID-19 này tại biên giới Thái Lan.
Nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 12/10/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Thị trưởng thành phố Mae Sot, ông Thoetkiat Shinsoranan, cho biết tất cả các trường hợp trên đều là cư dân sinh sống tại khu vực biên giới. Họ được xếp vào diện có nguy cơ cao lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Hoạt động xét nghiệm được triển khai tại thời điểm cư dân của thành phố này được khuyến cáo ở nhà và hạn chế tối đa việc đi lại.
Trong chuyến thị sát huyện Mae Sot cùng ngày, ông Thanitphon Chaiyanan, cố vấn của Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul, cho biết bước đầu, không ai trong số 1.500 người được xét nghiệm cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Sẽ có thêm nhiều xét nghiệm tại các cộng đồng có nguy cơ cao ở huyện biên giới này trong những ngày tới.
Bộ Y tế Thái Lan đẩy mạnh xét nghiệm ở tất cả các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao ngay sau khi cơ quan chức năng phát hiện 3 ca mắc COVID-19 là lái xe người Myanmar. 11 trường học tại Mae Sot cũng đã đóng cửa để tiến hành vệ sinh, khử trùng. Theo kế hoạch, các trường này sẽ hoạt động trở lại vào ngày 14/10.
Về tình hình dịch COVID-19 trên toàn Thái Lan, tính đến ngày 13/10, quốc gia Đông Nam Á ghi nhận thêm hai ca bệnh mới đều là công dân từ nước ngoài trở về và đã được cách ly, theo đó tổng số ca mắc COVID-19 tại đây hiện ở mức 3.643 ca, trong đó có 59 ca tử vong.
* Ngày 13/10, trụ sở Hội đồng lập pháp của thủ đô Jakarta (Indonesia) đã bị phong tỏa sau khi ít nhất 41 nhà lập pháp và nhân viên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tổng Thư ký Hội đồng Indra Iskandar cho biết tòa nhà Nusantara 1 – nơi tập trung văn phòng riêng của các đại biểu và phòng họp chính – sẽ đóng cửa tới ngày 8/11 để phun khử trùng trong khi những người mắc bệnh đã tự cách ly.
Trước đó, Thống đốc Jakarta Anies Baswedan cũng đã yêu cầu đóng cửa khu phức hợp Hội đồng lập pháp địa phương sau khi hàng chục người cho kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tính đến ngày 13/10, Bộ Y tế Indonesia xác nhận có 3.906 ca nhiễm mới SARS-CoV-2 và 92 ca tử vong. Thủ đô Jakarta hiện vẫn là tâm dịch với hơn 88.100 ca mắc, trong đó có hơn 1.920 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 19/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
* Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines ghi nhận 1.990 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2. Đây là số ca nhiễm mới theo ngày thấp nhất trong vòng 3 tuần qua tại quốc gia Đông Nam Á này. Tuy nhiên, hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại đây đã tăng lên tới 344.713 ca, vẫn ở mức cao nhất khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, với thêm 40 ca bệnh không qua khỏi, tổng số ca tử vong vì COVID-19 ở Philippines hiện tăng lên thành 6.372 ca.
* Tại Trung Quốc, Ủy ban Y tế thành phố Thanh Đảo (Qingdao) cho biết chỉ trong vòng 2 ngày tính đến 8h sáng 13/10, địa phương này đã tiến hành lấy 3,08 triệu mẫu xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 sau khi phát hiện các ca mắc COVID-19 đầu tiên tại một bệnh viện địa phương hôm 11/10 vừa qua.
Giới chức trách địa phương đã hành động nhanh chóng nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lan rộng ngay sau khi phát hiện 6 ca mắc COVID-19 tại đây. Đội ngũ nhân viên y tế Thanh Đảo đã dựng nhiều lều bạt để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm tại khắp các khu dân cư. Giới chức sở tại đặt mục tiêu xét nghiệm tất cả 9,4 triệu cư dân thành phố trong vòng 5 ngày kể từ khi phát hiện6 ca mắc COVID-19 nói trên hôm 11/10.
* Cũng trong ngày 13/10, Lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc (USFK) cho biết 22 quân nhân Mỹ mới đây đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi rời Mỹ để tới quốc gia Đông Bắc Á này.
Hãng tin Yonhap dẫn nguồn tin quân đội Mỹ nêu rõ trong 22 trường hợp nói trên, có 18 quân nhân đã tới căn cứ không quân Osan ở Pyeongtaek, phía Nam thủ đô Seoul. 4 quân nhân còn lại đã tới sân bay quốc tế Incheon, phía Tây Seoul, trên các chuyến bay thương mại.
11/22 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính ngay trong lần xét nghiệm virus SARS-CoV-2 bắt buộc đầu tiên để tiến hành thủ tục cách ly, trong khi 11 trường hợp còn lại cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 trong lần xét nghiệm thứ hai trước khi kết thúc thời gian cách ly.
Hiện tất cả các quân nhân này đã được chuyển tới một cơ sở cách ly dành riêng cho bệnh nhân COVID-19 tại căn cứ quân sự Camp Humphreys và căn cứ không quân Osan tại Pyeongtaek và căn cứ không quân Kunsan ở thành phố Gunsan, miền Tây Hàn Quốc.
Tính đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 có liên quan tới USFk hiện lên tới 225 ca.
Đức hỗ trợ thiết bị đánh giá tác động đập trên sông Mekong
Chính phủ Đức hôm nay cấp bộ thiết bị giúp Uỷ hội sông Mekong (MRC) theo dõi các tác động của hai đập thuỷ điện của Lào ở hạ nguồn.
Các thiết bị của Đức sẽ hỗ trợ MRC đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới của đập thuỷ điện Xayaburi và Don Sahong do Lào xây dựng, thông cáo của MRC cho biết.
Trị giá 600.000 USD, bộ thiết bị bao gồm công cụ giám sát phù sa và lượng nước được xả, kính hiển vi, máy ghi chất lượng nước, đèn soi tảo, thuyền, bẫy cá và thiết bị GPS. Đây là một phần khoản hỗ trợ của Đức dành cho Chương trình Giám sát Môi trường chung tại Các dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong (JEM) của MRC. JEM được vận hành trong hai năm 2020-2021. Các thiết bị của Đức sẽ được lắp đặt tại ít nhất ba địa điểm ở mỗi đập để thu thập dữ liệu.
Xayaburi và Don Sahong là hai trong số 6 đập thuỷ điện Lào xây dựng trên dòng chính sông Mekong. Hai đập này đã đi vào hoạt động lần lượt từ tháng 10/2019 và tháng 1/2020.
Dự án thủy điện Xayaburi của Lào trên dòng sông Mekong. Ảnh: AFP.
Đại sứ Đức tại Lào Jens Ltkenherm cho biết việc phát triển thuỷ điện có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng tạo ra các thách thức lớn về các tác động xuyên biên giới bất lợi cho môi trường và các hoạt động kinh tế và xã hội của người dân.
"Do đó, Đức mong MRC có các dữ liệu để tư vấn cho chính phủ bốn nước thành viên trong việc giảm thiểu các tác động có hại nêu trên", Ltkenherm nói.
Trong quá trình tham vấn và xây dựng Xayaburi và Don Sahong, ba nước còn lại trong MRC là Campuchia, Thái Lan và Việt Nam cùng các bên liên quan đã kêu gọi Lào thực hiện chương trình đánh giá đúng đắn tác động của các công trình này khi chúng đi vào hoạt động. Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế-xã hội của các nước ven sông.
Sông Mekong có tổng chiều dài hơn 4.800 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trên thượng nguồn, Trung Quốc đang vận hành 11 đập thủy điện.
Lo ngại tăng cao ở Thái Lan trước động thái của quân đội Thông điệp từ chuyến công tác của Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan đặt ra nhiều lo ngại về nguy cơ bất ổn chính trị khi biểu tình đã kéo dài suốt một tháng qua. Nhiều người Thái Lan đang cảm thấy lo lắng khi hình ảnh Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Apirat Kongsompong đi thăm các binh sĩ được...