Thái Lan sắp có tàu tuần duyên lớp River trang bị tên lửa Harpoon
Theo tờ Bangkok Post, tàu tuần duyên lớp River thứ 2 của Thái Lan sẽ được trang bị tên lửa chống hạm dẫn đường bằng la-ze Harpoon.
Thông tin trên được Bangkok Post trích dẫn lời của Phó tổng Tham mưu trưởng hải quân hoàng gia Thái Lan, ông Jumpol Lumpiganon.
Harpoon là tên lửa chống hạm được phát triển và chế tạo bởi Boeing Defense, Space & Security. Cho đến năm 2004, Boeing đã bàn giao được tổng cộng 7.000 tên lửa Harpoon kể từ khi đưa nó vào sản xuất năm 1977. Mỗi tên lửa Harpoon nặng 1,5 tấn, có thể bay ở tốc độ 850 km/h và có tầm bắn 124 km. Hiện Harpoon có 3 phiên bản: khai hoả từ máy bay cánh cố định AGM-84, khai hoả từ tàu chiến mặt nước RGM-84 và khai hoả từ tàu ngầm UGM-84.
Tàu tuần duyên HTMS Krabi (551)
Vào hồi tháng 11-2015, trang HIS Jane’s đã đưa tin việc xưởng đóng tàu Bangkok Dock của Thái Lan ký hợp đồng phát triển chung tàu tuần duyên với hãng BAE Systems của Anh.
BAE System cho biết, chiếc tàu tuần duyên lớp River thứ 2 sẽ là một phiên bản cải tiến nhỏ so với tàu tuần duyên HTMS Krabi (551) cùng loại, mới biên chế vào hải quân Thái Lan hồi tháng 8-2013.
Tàu HTMS Krabi (551) có chiều dài 90,5m, bề ngang rộng nhất 13,5m. Tàu có thể di chuyển với vận tốc tối đa 25 hải lí/h và mang được nhiên liệu đủ cho hành trình 2.600 hải lí. Tàu được trang bị súng chính là OTO Melara 76 mm, 2 súng phụ MSI 30mm và có một bàn đỗ trực thăng cỡ vừa.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Vì sao tên lửa P-35B Việt Nam có thể diệt cả TSB?
Bằng chiến thuật bầy sói, tên lửa chống hạm P-35B của Việt Nam hoàn toàn đủ sức mạnh hạ gục tàu sân bay được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ hiện đại nhất.
Tên lửa chống hạm P-35B là thành phần nằm trong hệ thống phòng thủ bờ biển cơ động 4K44B Redut mà Việt Nam có sở hữu. Đây từng là một trong những hệ thống tên lửa đất đối hải nguy hiểm nhất trên thế giới, do Liên Xô sản xuất, có thể hủy diệt cả hạm đội tàu sân bay hùng mạnh nhất.
Theo dữ liệu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockhom (SIPRI), năm 1980 Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tầm xa 4K44B Redut (NATO định danh là SS-C-1B Sepal) cùng 25 quả đạn tên lửa hành trình chống hạm P-35B. Khi đó, Việt Nam là quốc gia duy nhất ở châu Á sở hữu hệ thống vũ khí diệt hạm này.
Hệ thống 4K44B Redut gồm 4 thành phần chính: radar trinh sát 4R45 Skala; xe chỉ huy; 3 bệ phóng di động và đạn tên lửa chống tàu P-35B. Tất cả các thành phần đều được đặt trên xe vận tải bánh lốp. Ảnh: Bệ phóng tự hành Redut tại Lữ đoàn 679, Hải quân Việt Nam.
Bộ đội diễn tập đưa quả đạn tên lửa P-35B nặng đến 4,5 tấn vào trong bệ phóng tự hành SPU-35B. Tên lửa có tầm bắn đến 460km, tốc độ bay pha cuối siêu âm Mach 1,4.
Toàn bộ khí tài hệ thống 4K44B Redut-B đều thiết kế trên khung gầm xe vận tải hạng nặng Zil-135K đạt tốc độ hành quân tối đa 65km/h, dự trữ hành trình 400km.
Bệ phóng tự hành SPU-35 trong trạng thái chiến đấu. Vì trọng lượng tên lửa rất lớn, to, dài nên mỗi xe phóng chỉ chở được một quả.
Ảnh: Trận địa tên lửa chống hạm 4K44 Redut của Hải quân Nga. Trong chiến đấu, nhằm đạt hiệu quả công kích mục tiêu cao nhất, cách đánh thường áp dụng với tổ hợp tên lửa này là "chiến thuật bầy sói" - dùng nhiều tên lửa công kích vào mục tiêu. Không chỉ 4K44 Redut, chiến thuật này vẫn được sử dụng trên các tổ hợp tên lửa hiện đại hơn như K-300P Bastion-P, Bal-E... đem lại xác suất diệt mục tiêu cao, hệ thống phòng thủ đối phương khó có khả năng đánh chặn.
Theo đó, chiến thuật bầy sói áp dụng với 4K44 Redut là, sĩ quan điều khiển sẽ phóng 3-4 tên lửa cùng một lúc. Một trong số các tên lửa này sẽ được điều khiển bay lên cao hơn so với các tên lửa khác. Tên lửa này sẽ dùng radar của mình để dẫn đường cho các tên lửa còn lại tấn công một tàu hoặc nhóm tàu được phát hiện bởi các radar cảnh giới.
Đạn tên lửa P-35B có độ cao hành trình từ 100-400m, hoặc có thể bay cao từ 4.000-7.000m trong trường hợp dùng radar của tên lửa để dẫn đường cho các tên lửa khác. Ở pha cuối tên lửa hạ thấp độ cao xuống dưới 100m trước khi lao đến mục tiêu.
Với đầu đạn nặng đến 1 tấn, tên lửa chống hạm P-35B được đánh giá là đủ sức nhấn chìm tàu sân bay cỡ lớn trên thế giới, tàu tuần dương, tàu khu trục lớn chỉ bằng một phát bắn. Hãy thử tưởng tượng, cả một "bầy" P-35B tấn công vào nhóm tàu sân bay thì mức thiệt hại chúng gây ra cho địch lớn tới mức không tưởng.
Theo_Kiến Thức
Tiêm kích F-14 Mỹ sẽ nhận sát thủ diệt hạm của Iran Phi đội máy bay tiêm kích F-14 do Mỹ chế tạo sẽ được Iran nâng cấp để trang bị tên lửa chống hạm Nasr do nước này tự phát triển. Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF) sẽ tích hợp tên lửa chống hạm Nasr(dịch ra là "chiến thắng" lên máy bay tiêm kích F-14 do Mỹ phát triển. Thông tin này...