Thái Lan phong tỏa nhiều khu vực trong 1 tháng
Từ tuần sau, chính quyền Thái Lan sẽ phong tỏa nhiều khu vực có nguy cơ dịch bệnh cao ở thủ đô Bangkok và 4 tỉnh phía nam trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh.
Xếp hàng chờ tiêm vắc xin COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan, ngày 7-6 – Ảnh: REUTERS
Bộ Y tế Thái Lan ngày 26-6 thông báo nước này có thêm 51 ca tử vong và 4.161 ca mắc COVID-19 mới trong vòng 24 giờ qua. 51 ca tử vong cũng là kỷ lục được thiết lập ngày 23-6. Thủ đô Bangkok đang là điểm nóng với hơn 1.000 ca mỗi ngày.
Trước tình hình đó, chính quyền Thái Lan sẽ phong tỏa các khu vực lây nhiễm, nguy cơ cao, bao gồm các khu nhà ở của công nhân xây dựng, tại Bangkok và 4 tỉnh phía nam Pattani, Yala, Songkhla và Narathiwat.
Video đang HOT
Lệnh phong tỏa sẽ kéo dài 1 tháng, kèm với các biện pháp bồi thường, hỗ trợ cho công nhân. Những người sống trong các khu vực này cũng sẽ bị hạn chế đi lại để ngăn dịch lây lan.
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh giới y tế, công nghiệp kêu gọi đóng cửa toàn bộ Bangkok. Báo Bangkok Post dẫn ý kiến nhiều bác sĩ cấp cao cho rằng cần phải đóng cửa toàn bộ thủ đô trong 7 ngày do thiếu giường bệnh, nhân lực tại các bệnh viện thành phố.
Tuy nhiên lo ngại về ảnh hưởng kinh tế vẫn rất lớn. “Chúng ta sẽ không dùng từ ‘phong tỏa hoàn toàn, nhưng phải có các biện pháp cụ thể tạm thời. Phong tỏa nghe có vẻ quá kịch tính” – Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha nói.
Trong khi đó, người phát ngôn Apisamai Srirangson của Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) cho rằng việc phong tỏa hoàn toàn có thể khiến các lao động đổ về quê và gây ảnh hưởng cho các doanh nghiệp.
Việc thiếu hụt giường bệnh cũng buộc Bộ Y tế Thái Lan ngày 26-6 đề xuất giải pháp cách ly người bệnh nhẹ tại nhà với sự theo dõi của nhân viên y tế.
Thứ trưởng Y tế Thái Lan Satit Pitutacha cho rằng dịch bệnh đang ngày càng nghiêm trọng do thiếu hụt giường bệnh, thiếu các hành động khẩn cấp ngăn lây nhiễm như hạn chế đi lại, tiêm ngừa…
“Nếu có thể áp dụng đầy đủ các biện pháp trong ít nhất 2 tuần, số ca nhiễm sẽ giảm. Chúng tôi sẽ đề xuất cách ly tại nhà đối với các ca nhẹ bởi chúng tôi đã thiết lập được hệ thống theo dõi họ” – ông Satit nói. CCSA sẽ là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng.
1.000 người Myanmar tuần hành phản đối đảo chính
Nhiều người xuống đường tại thành phố Yangon nhằm thể hiện ủng hộ Cố vấn Nhà nước Suu Kyi và phản đối hành động của quân đội.
Khoảng 1.000 người tham gia tuần hành trên đường phố Yangon hôm 6/2, đánh dấu sự kiện phản đối quân đội có nhiều người tham gia nhất kể từ khi Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi bị bắt hồi đầu tuần.
Người tuần hành mang theo cờ đỏ, màu của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, đồng thời hô các khẩu hiệu phản đối chính quyền quân sự và giơ ba ngón tay, động tác được cho là mô phỏng từ phong trào biểu tình ở Thái Lan.
Đoàn tuần hành trên đường phố Yangon hôm 6/2. Ảnh: AFP .
Quân đội Myanmar tiến hành đảo chính hôm 1/2, bắt bà Suu Kyi và loạt quan chức cấp cao của chính phủ. Cảnh sát cáo buộc bà Suu Kyi nhập trái phép thiết bị liên lạc và tạm giữ bà đến ngày 15/2 để điều tra.
Quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong một năm, thông báo cựu tướng Myint Swe sẽ là quyền tổng thống vào năm tới. Họ giải thích cuộc đảo chính được thực hiện do chính phủ dân sự không giải quyết được "những bất thường lớn" trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, mà đảng của bà Suu Kyi chiến thắng áp đảo
Lãnh đạo các nước và tổ chức thế giới đã lên tiếng hy vọng Myanmar giải quyết khác biệt bằng biện pháp hòa bình cũng như sớm trở lại ổn định. Cuộc đảo chính ngày 1/2 cũng dẫn tới một số cuộc biểu tình phản đối ở các nước như Thái Lan và Nhật Bản.
COVID-19 tới 6 giờ sáng 6/2: Thế giới xấp xỉ 106 triệu ca bệnh, trên 2,3 triệu người tử vong Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 454.199 trường hợp mắc COVID-19 và 13. 516 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên gần 106 triệu ca bệnh. Nhân viên y tế làm việc tại một phòng xét nghiệm COVID-19 ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc tháng 2/2021. Ảnh: THX/TTXVN Trong 24 giờ qua, thế...