Thái Lan – ‘miền đất hứa’ cho các đôi đồng tính Trung Quốc
Thái Lan trở thành điểm đến của nhiều cặp đồng tính Trung Quốc muốn xây dựng gia đình riêng.
Heeseon Xu và Jesson Liu trong một chuyến du lịch tới Thái Lan. Ảnh: SCMP.
Heeseon Xu và Jesson Liu, đang sống tại Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, có một ước mơ là một ngày nào đó họ sẽ mua nhà và xây dựng tổ ấm tại Thái Lan.
Cặp đồng tính Xu và Liu chọn Thái Lan làm quê hương mới vì đất nước Đông Nam Á này cho họ một thứ: Sự chấp nhận của gia đình và xã hội về giới tính thật của họ, theo South China Morning Post.
Khi ở Trùng Khánh, hai người đàn ông không thể công khai mối quan hệ yêu đương của mình, nhưng ở Thái Lan, họ có thể thoải mái thể hiện tình cảm ở nơi công cộng hay trước mặt bạn bè.
“Chúng tôi đang để dành tiền để mua một căn hộ”, Liu, 42 tuổi, từng là giáo viên dạy tiếng Anh, cho biết. “Tổ ấm lý tưởng nhất của chúng tôi là căn hộ một phòng ngủ và chúng tôi hy vọng sẽ cùng nhau xây dựng cuộc sống mới ở Pattaya”.
Ngày càng nhiều người trong cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới) ở Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài để mua bất động sản. Với họ, Thái Lan là điểm đến hấp dẫn vì giá nhà đất ở đây rất phải chăng.
“Hiện tại, khoảng 1/3 số khách hàng của tôi là người đồng tính đến từ Trung Quốc đại lục”, Yin Jie, một nhà môi giới bất động sản ở thủ đô Bangkok, cho biết. Theo cô, nhiều cặp từng đến Thái Lan du lịch nhiều lần và đang tìm mua các biệt thự nghỉ dưỡng gần biển để chuẩn bị cho cuộc sống gia đình khi tuổi xế chiều.
Video đang HOT
Xin Ying, giám đốc trung tâm hoạt động về quyền của cộng đồng LGBT ở Bắc Kinh, nhận xét đây là xu hướng đang phát triển mạnh. “Không giống như ở Trung Quốc, giá nhà đất ở Thái Lan khá hợp lý để đầu tư bất động sản. Bên cạnh đó, Thái Lan vốn nổi tiếng thân thiện với người đồng tính.”
Chính phủ Thái Lan cởi mở với du khách nước ngoài, bao gồm người đồng tính, và coi du lịch là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Thủ đô Bangkok là điểm đến quen thuộc của khách du lịch với lễ hội té nước Songkran, một sự kiện quan trọng hàng năm đối với người đồng tính trên thế giới.
Người đồng tính và chuyển giới trong lễ hội Songkran tổ chức ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: AFP
Trong khi đó, dù không ban hành luật cấm các mối quan hệ đồng tính, Trung Quốc vẫn giữ thái độ bảo thủ với cộng đồng LGBT. Theo kết quả một cuộc khảo sát với 19.000 người đồng tính được thực hiện vào năm ngoái, hơn một nửa số người đồng tính ở Trung Quốc được hỏi cho rằng họ phải đối mặt với sự kỳ thị và đối xử bất công.
“Xã hội Trung Quốc vẫn coi cộng đồng LGBT như vô hình”, một nghiên cứu của chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc chỉ ra. “Chỉ có 5% số người đồng tính ở Trung Quốc dám công khai xu hướng tình dục thật của mình. Chỉ có 15% chia sẻ với gia đình và bạn bè”.
Mới cách đây 25 năm, xã hội Trung Quốc vẫn coi đồng tính luyến ái là một thứ bệnh. “Người đồng tính không cảm thấy an toàn khi sống trong môi trường này”, giám đốc trung tâm bảo vệ quyền của cộng đồng LGBT Xin Ying nhận xét.
Liu và Xiu là những người hiểu rõ hơn ai hết cảm giác bức bối khi không được sống với con người thật của mình trên mảnh đất quê hương.
Do không chịu được thái độ soi mói của đồng nghiệp, Xu, 35 tuổi, đã phải bỏ công việc với thu nhập ổn định tại một công ty thương mại quốc tế. “Tôi không chịu nổi ánh mắt dò xét của họ”, Xu nhớ lại. Hiện tại, Xu chấp nhận công việc kinh doanh qua mạng dù thu nhập không cao và ít được giao tiếp với mọi người.
Không những đồng nghiệp mà gia đình cũng không ủng hộ mối quan hệ của Xu với một người đàn ông. Cha mẹ anh đã không nhìn mặt con trai nhiều năm. Trong khi đó, Liu, bạn trai của Xu, cũng phải giấu giếm gia đình về giới tính thật bằng cách nhờ những người bạn khác phái đóng giả làm bạn gái mỗi lần về thăm nhà.
“Thái Lan chấp nhận con người thật chúng tôi”, anh Liu nói, “Nếu có đủ tiền, bây giờ chúng tôi đã sống ở đó rồi. “Ngày nào chúng tôi cũng mơ về cuộc sống mới ở đó”, Xiu tâm sự.
An Hồng
Theo VNE
Serbia có thủ tướng đồng tính nữ đầu tiên trong lịch sử
Ana Brnabi trở thành thủ tướng đồng tính nữ đầu tiên trong lịch sử Serbia bất chấp những định kiến ở quốc gia châu Âu này.
Bà Ana Brnabi (giữa) là nữ thủ tướng công khai đồng tính đầu tiên của Serbia. Ảnh: AP
Bà Ana Brnabi, 41 tuổi, vừa được Tổng thống Serbia Aleksandar Vui bổ nhiệm nắm giữ vị trí đứng đầu chính phủ, Guardian đưa tin.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Serbia có nữ thủ tướng, hơn thế nữa, còn là người đồng tính công khai. Tổng thống Aleksandar Vui, người theo đường lối thân Nga và chủ nghĩa dân tộc, đã miêu tả bà Brnabi là một nhà kỹ trị "làm việc chăm chỉ, có kỹ năng và phẩm chất cá nhân lẫn nghề nghiệp".
Trong những năm tới, dưới sự lãnh đạo của bà Brnabi, Serbia sẽ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) đồng thời vẫn giữ quan hệ gần gũi truyền thống với Nga và vun vén tình hữu nghị với Trung Quốc.
Bả Brnabi mới tham gia chính trường vào năm ngoái. Khi đó, bà giữa chức Bộ trưởng hành chính công và chính quyền địa phương. Nữ thủ tướng này từng học tập ở Mỹ và tốt nghiệp trường đại học Hull với tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành tiếp thị vào năm 2001. Trước khi trở về quê nhà, bà làm việc trong ngành công nghiệp điện gió và phụ trách nhiều dự án phát triển do chính phủ Mỹ tài trợ.
Không phải ai cũng đánh giá cao bà Brnabi vì cho rằng bà thiếu kinh nghiệm chính trị và không có nền tảng hậu thuẫn vững chắc.
"Tôi không tin là Brnabi sẽ lãnh đạo hoặc có ảnh hưởng đối với các chính sách ngoại giao", Boban Stojanovi, nhà khoa học chính trị tại trường đại học Belgrade, nhận xét, "Quyền lực sẽ vẫn hoàn toàn nằm trong tay Tổng thống Vui".
Serbia là quốc gia thứ 5 trên thế giới có người đứng đầu chính phủ công khai đồng tính, sau bà Johanna Siguroardottir, từng là thủ tướng Iceland; Elio Di Rupo, cựu thủ tướng Bỉ; Xavier Bettel, thủ tướng Luxembourg đương nhiệm và ông Leo Varadkar, thủ tướng mới đắc cử của Ireland.
"Ở một số nước phương tây cấp tiến, việc bổ nhiệm một người đồng tính vào vị trí thủ tướng hoặc bộ trưởng vẫn được coi là tin lớn và là dấu hiệu tích cực. Chứ đừng nói, sự kiện này lại xảy ra ở một đất nước với 65% dân số vẫn tin đồng tính luyến ái là một thứ bệnh và 78% nghĩ người đồng tính không nên công khai ở chốn công cộng", nhà hoạt động vì quyền con người Goran Mileti nói.
Theo Mileti, chính phủ Serbia không ưu tiên bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBT, bao gồm những người đồng tính nữ (Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender). Tại Serbia, cộng đồng LGBT chịu đựng sự phân biệt đối xử và kỳ thị gay gắt cũng như bị quấy rối.
An Hồng
Theo VNE
Chính trị gia đồng tính trở thành Thủ tướng trẻ nhất Ireland Thủ tướng mới nhậm chức của Ireland, ông Leo Varadkar, 38 tuổi, là người đồng tính công khai và là con trai của một người Ấn Độ nhập cư. Ông Leo Varadkar, 38 tuổi, ngày 14/6 đã nhậm chức thủ tướng Ireland. Ông là con trai của một người Ấn Độ nhập cư và là người đồng tính công khai. (Ảnh: PA) "Là...