Thái Lan ký thỏa thuận mua 26 triệu liều vaccine của AstraZeneca
Ngày 27/11, Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 26 triệu liều vaccine phòng bệnh COVID-19 mà hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh cùng với Đại học Oxford đang phát triển.
Đây là thỏa thuận đặt mua vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 đầu tiên của quốc gia Đông Nam Á này.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha (giữa) và Chủ tịch hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh tại Thái Lan James Teague (thứ 2, phải) trong lễ ký thỏa thuận mua vaccine phòng COVID-19, tại Bangkok ngày 27/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thỏa thuận trên, Thái Lan sẽ đặt mua trước số vaccine trị giá khoảng 6 tỷ baht (198 triệu USD), và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào giữa năm tới.
Phát biểu tại lễ ký kết giữa Viện Vaccine Quốc gia và hãng dươc phẩm AstraZeneca, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha nhấn mạnh Thái Lan cần phải có đủ nguồn cung vaccine cả trong thời điểm bình thường và trong thời gian khẩn cấp.
Tháng trước, Chính phủ Thái Lan đã ký thỏa thuận với AstraZeneca và Đại học Oxford để cùng sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19 tại nước này sau khi AstraZeneca và Đại học Oxford thông báo dữ liệu cho thấy vaccine của họ có hiệu quả lên đến 70 – 90%.
Video đang HOT
Thái Lan hiện ghi nhận tổng cộng 3.961 ca nhiễm, trong đó 60 ca tử vong. Đầu tuần này, Nội các Thái Lan tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia thêm 45 ngày, bắt đầu từ ngày 1/12 tới.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết nước này có kế hoạch tiêm vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 cho trên 400.000 quân nhân của nước này sau khi giới chức y tế Nga thông báo có thêm 27.543 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay.
Theo Bộ trưởng Shoigu, hiện nay 2.500 quân nhân Nga đã được tiêm vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 và dự kiến con số này sẽ tăng lên 80.000 vào cuối năm nay.
Nga, quốc gia đang nghiên cứu một số loại vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19, đã chứng kiến số ca nhiễm mới tăng vọt kể từ tháng 9, nhưng giới chức nước này chưa có kế hoạch áp đặt lệnh phong tỏa, thay vào đó các khu vực sẽ tự đưa ra những biện pháp phòng dịch riêng.
Hiện tổng số ca nhiễm tại Nga tăng lên 2.215.533 ca, trở thành nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ 4 trên thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ và Brazil. Tổng số ca tử vong tại Nga cũng tăng lên 38.558 ca.
Vaccine Covid-19 vẫn là mối quan tâm chính của các nước
Australia đang khá lạc quan với vaccine ngừa Covid-19 của Oxford-AstraZeneca. Trong khi đó, Thái Lan đang thúc đẩy tới 7 dự án sản xuất vaccine ngừa đại dịch này.
Sau khi vaccine ngừa Covid-19 của trường Đại học Oxford và công ty AstraZeneca mà Australia đã đặt mua được khẳng định có hiệu quả bảo vệ lên tới 90%, chính phủ nước này lạc quan hy vọng sẽ sớm quay trở lại điều kiện bình thường khi vaccine được cung cấp rộng rãi cho người dân.
Hôm nay (24/11), Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết, các chuyên gia y tế hàng đầu của Australia rất hài lòng với kết quả thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 của Đại học Oxford và công ty AstraZeneca. Bộ trưởng Greg Hunt khẳng định kết quả này không chỉ mở đường cho Australia bước vào giai đoạn bình thường mới mà còn đưa nước này quay trở lại giai đoạn bình thường như trước khi xuất hiện đại dịch.
Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt. Ảnh: ABC News.
Sở dĩ chính phủ Australia lạc quan như vậy là vì hiện nay Australia đã đặt mua 33,8 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Oxford-AstraZeneca. Trong đó 3,8 triệu liều đầu tiên sẽ được nhập khẩu từ nước ngoài để cung cấp cho những đối tượng ưu tiên được tiêm trong đợt đầu vào tháng 3 tới gồm các nhân viên y tế và những người lớn tuổi. 30 triệu liều vaccine còn lại sẽ được sản xuất tại nhà máy của CSL ở thành phố Melbourne.
Không chỉ chủ động được nguồn cung, vaccine của Oxford-AstraZeneca lại có giá thành tốt, chỉ khoảng từ 6 đến 7 AUD/người chứ không đắt như 2 vaccine ngừa Covid-19 có hiệu quả bảo vệ cao khác của Pfizer và Moderna. Một ưu thế vô cùng quan trọng khác của vaccine Oxford-AstraZeneca đó chính là có thể bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C khiến cho việc vận chuyển và phân phối vaccine diễn ra dễ dàng hơn.
Bằng việc có đủ lượng vaccine gấp 3 lần dân số Australia và chính phủ ký hợp đồng mua vaccine với 4 cơ sở nghiên cứu trong đó có ít nhất 2 loại vaccine có hiệu quả bảo vệ cao, Bộ trưởng Greg Hunt khẳng định, người dân Australia có nhiều sự lựa chọn và chính phủ có thể cung cấp vaccine cho tất cả những người dân có nhu cầu.
Trong lúc việc nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19 ngày càng có nhiều tiến triển tích cực, ông Alan Joyce, tổng giám đốc điều hành hãng hàng không Qantas của Australia cho biết, Qantas đang cân nhắc sửa đổi điều khoản dịch vụ trong đó có thể sẽ yêu cầu hành khách muốn bay trên các chặng quốc tế của hãng này phải trình bằng chứng về việc tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Trong một diễn biến khác, hôm nay, bang Queensland, bang đông dân thứ 3 tại Australia vừa tuyên bố mở cửa biên giới với bang New South Wales và Victoria từ ngày 1/12 tới. Như vậy cho đến lúc này, 3 bang đông dân nhất Australia là New South Wales, Victoria và Queensland đã mở cửa biên giới với nhau, tạo điều kiện cho việc đi lại của người dân cũng như giúp ngành du lịch phục hồi vào nhưng tháng cuối cùng của năm 2020.
Trong khi đó vừa qua, Viện Vaccine Quốc gia Thái Lan đã đưa ra báo cáo tiến độ về 7 chương trình vaccine Covid-19 của nước này.
Theo Tiến sĩ Nakorn Premsri, Giám đốc Viện Vaccine Quốc gia Thái Lan cho biết, 2 trong số 7 loại vaccine đã được thử nghiệm thành công trên động vật và đang chuẩn bị chuyển sang thử nghiệm trên người. Đó là vaccine mRNA do Trung tâm nghiên cứu vaccine Đại học Chulalongkorn VRC phát triển và vaccine ADN do BioNet-Asia phát triển. 5 loại vaccine còn lại hiện đang tiếp tục được thử nghiệm trên động vật.
Viện Vaccine Quốc gia cũng cho biết, các thử nghiệm giai đoạn 2 trên người được lên kế hoạch tại Thái Lan vào đầu năm tới. Trong số này, vaccine ADN của BioNet-Asia phát triển đã nhận được tài trợ từ chính phủ Australia để tiến hành thử nghiệm giai đoạn 1 trên người tại Australia.
Bên cạnh đó, mẫu vaccine mRNA của Trung tâm nghiên cứu vaccine Đại học Chulalongkorn dự kiến sẽ được thử nghiệm trên người vào ngày 19/4/2021. Theo kế hoạch, mẫu vaccine này sẽ được thử nghiệm trên 72 tình nguyện viên ở nhiều nhóm tuổi khác nhau. Nếu các thử nghiệm thành công, mẫu vaccine mRNA sẽ bước vào thử nghiệm giai đoạn hai trên người với quy mô trên 600 người ở hai nhóm tuổi vào tháng 6/2021.
Moderna bán vaccine Covid-19 giá đắt đỏ Với giá 37 USD một mũi tiêm, vaccine mRNA-1273 của Moderna được đánh giá là "rất đắt", cản trở tiếp cận tiêm chủng, đặc biệt đối với các nước nghèo. So với đối thủ Pfizer (19,5 USD một mũi tiêm), vaccine mRNA-1273 của Moderna giá đắt gần gấp đôi. Trong khi đó, giá dự kiến cho một mũi tiêm vaccine của hãng dược...