Thái Lan bắt CEO công ty găng tay y tế
CEO công ty SkyMed bị bắt sau khi trở thành tâm điểm trong một phóng sự điều tra của CNN về găng tay y tế giả và không đạt tiêu chuẩn.
Cục Điều tra Trung ương Thái Lan (CIB) hôm 2/11 cho biết Kampee Kampeerayannon, CEO công ty SkyMed, cựu sĩ quan không quân Thái Lan, đã bị thẩm phán ra lệnh bắt. Ông ta đối mặt cáo buộc lừa đảo và phát tán tin giả bằng máy tính.
“Chúng tôi khuyến khích các bên bị thiệt hại tới trình báo và cung cấp thông tin. Những tên tội phạm này lợi dụng tình huống nhu cầu vật tư y tế tăng cao để lừa đảo những người đang tuyệt vọng”, Jirabhob Bhuridej, giám đốc CIB cho biết hôm 3/11. “Hành vi này gây ảnh hưởng tới những nhà sản xuất vật tư y tế hợp pháp ở Thái Lan”.
Cảnh sát cho biết Kampee đã bác bỏ mọi cáo buộc. Đại diện pháp lý của Kampee chưa đưa ra bình luận.
Số găng tay y tế bẩn của Paddy the Room trong phóng sự của CNN. Ảnh: CNN
CIB trước đó cho biết đang hợp tác chặt chẽ với FBI để điều tra SkyMed theo đơn kiện của một khách hàng Mỹ. Khách hàng này đã trả 6,2 triệu USD cho hai triệu hộp găng tay SkyMed. Nhưng từ khi chuyển cọc 40% tiền hàng hồi tháng 12/2020 tới nay, khách hàng chưa nhận được đôi găng tay nào.
“Chính phủ Thái Lan đang nghiêm túc xem xét vấn đề này và đảm bảo sẽ đem công lý đến cho các bên bị hại”, Jirabhob nói vào tuần trước, sau khi CNN công bố phóng sự điều tra.
Video đang HOT
CNN trước đó đưa tin Tarek Kirschen, doanh nhân ở Miami, đã đặt hai triệu hộp găng tay từ công ty Paddy the Room cuối năm ngoái và nhận được găng tay mang nhãn hiệu SkyMed. Kirschen cho biết đây là số găng tay bẩn, dính máu, được làm sạch để tái sử dụng.
Tháng 12 năm ngoái, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Thái Lan đột kích vào nhà kho của Paddy the Room, nơi công nhân nhập cư đang đóng gói găng tay vào hộp mang nhãn hiệu SkyMed.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Supattra Boonserm, phó tổng thư ký FDA Thái Lan, cho hay găng tay không đủ tiêu chuẩn từ các nước như Trung Quốc và Malaysia được nhập vào Thái Lan, sau đó đóng gói lại dưới nhãn hiệu SkyMed, làm giả giấy tờ rồi vận chuyển sang nước thứ ba.
Trong phóng sự tuần trước của CNN, Kampee phủ nhận công ty SkyMed nằm trong đường dây đóng gói găng tay kém chất lượng tại nhà kho của Paddy the Room.
“Chủ nhà kho chỉ muốn lợi dụng thương hiệu của chúng tôi để xuất khẩu găng tay”, ông nói, nhấn mạnh bất kỳ sản phẩm găng tay nào từ Thái Lan xuất đi dưới nhãn hiệu SkyMed “đều không được chúng tôi cho phép”.
Theo Supattra, các hồ sơ cho thấy SkyMed chưa từng nhập khẩu găng tay vào Thái Lan, cũng như không tự sản xuất găng tay.
Cơ quan chức năng Thái Lan thu giữ số găng tay y tế mang nhãn hiệu SkyMed trong cuộc đột kích nhà kho Paddy the Room cuối năm ngoái. Ảnh: FDA Thái Lan
Sau khi đưa ra những câu trả lời bất nhất cho CNN về số lượng nhà cung cấp găng tay cho SkyMed tại Thái Lan, Kampee cuối cùng nói không có nhà cung cấp nào. Ông ta cũng tuyên bố SkyMed đã bán 100 triệu hộp găng tay nhưng không nói bên mua là ai.
FDA Mỹ hồi tháng 8 yêu cầu nhân viên tại tất cả các cảng giữ lại lô hàng của SkyMed mà không cần kiểm tra. Cơ quan này tuần trước cho hay “đang điều tra một số găng tay y tế nhập khẩu có dấu hiệu đã bị tái xử lý, làm sạch hoặc tái chế để bán như hàng mới”, đồng thời kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ y tế Mỹ báo cáo bất kỳ vấn đề nào liên quan tới găng tay y tế. Bộ An ninh Nội địa Mỹ cũng đang điều tra.
Covax phân bổ thêm 9,2 triệu liều vaccine cho Việt Nam
Covax phân bổ thêm trên 9 triệu liều vaccine cho Việt Nam, trong đó có 8,2 triệu liều Pfizer và một triệu liều Moderna.
Chiều 3/11 giờ Paris, trong chuyến thăm chính thức Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Aurélia Nguyen - Giám đốc điều hành Chương trình Tiếp cận vaccine toàn cầu Covax.
Lãnh đạo Chính phủ cảm ơn Chương trình Covax đã cam kết cung cấp miễn phí cho Việt Nam 38,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 trong năm 2021, đến nay đã chuyển đến Việt Nam gần 23 triệu liều.
Theo ông, hiện tình hình dịch bệnh ở Việt Nam cơ bản được kiểm soát. Việt Nam đã chuyển sang chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, dần nối lại các hoạt động kinh tế, du lịch. Tuy nhiên, Việt Nam rất cần có thêm vaccine càng sớm càng tốt để mở rộng độ bao phủ tiêm chủng, tiêm cho trẻ em.
Thủ tướng đề nghị Chương trình Covax tiếp tục phân bổ và điều chuyển số vaccine còn lại tới Việt Nam trong tháng 11, đồng thời tiếp tục phân bổ thêm vaccine cho Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Aurélia Nguyen, Giám đốc điều hành Chương trình Tiếp cận vaccine toàn cầu Covax. Ảnh: Võ Thành
Lãnh đạo Chính phủ thông báo Việt Nam quyết định đóng góp tự nguyện thêm 500.000 USD cho Covax, nâng tổng số đóng góp của Việt Nam đến chương trình này lên một triệu USD.
Giám đốc điều hành Chương trình Tiếp cận vaccine toàn cầu Covax đánh giá cao việc triển khai tiêm chủng nhanh chóng, hiệu quả của Việt Nam thời gian qua. Bà cho biết ngay sau cuộc điện đàm với Thủ tướng ngày 20/9, Covax đã đẩy nhanh việc phân bổ và chuyển vaccine đến Việt Nam.
Covax sẽ xem xét chuyển giao 9,2 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna vừa được quyết định phân bổ thêm cho Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
Bà Aurélia Nguyen cũng khẳng định Covax sẽ tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong phòng chống dịch, thông qua cung cấp vaccine, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ tiêm chủng và phối hợp tìm kiếm các nguồn vaccine theo cơ chế chia sẻ chi phí.
Cảm ơn Việt Nam đã quyết định đóng góp thêm 500.000 USD cho Covax, bà Aurélia Nguyen nói điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm và đoàn kết quốc tế của Việt Nam, nhất là khi Việt Nam là nước đang phát triển và còn nhiều khó khăn.
Quyết định của Việt Nam vào thời điểm hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh Covax vài tuần tới sẽ đẩy mạnh kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường đóng góp cho chương trình. Bà Aurélia Nguyen bày tỏ mong muốn Việt Nam lan toả tinh thần này, kêu gọi các nước trong khu vực, các nước ASEAN, các đối tác, doanh nghiệp tiếp tục tham gia ủng hộ nỗ lực của Covax để đạt mục tiêu bao phủ tiêm chủng cho 70% dân số thế giới vào giữa năm 2022.
Các nhà khoa học thế giới dự đoán thời điểm kết thúc đại dịch Covid-19 Các nhà khoa học trên thế giới đã đưa ra nhận định về kịch bản kết thúc đại dịch Covid-19, trong bối cảnh nhiều quốc gia đã dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch và đẩy mạnh tiêm chủng vaccine. Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Singapore (Ảnh: Business Times). Hãng tin Reuters đã tiến hành phỏng vấn hơn 10 chuyên...