Thái Lan: Ấn định thời gian xem xét vụ kiện Thủ tướng Srettha Thavisin
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 18/6, Tòa án Hiến pháp Thái Lan thông báo sẽ xem xét vụ kiện Thủ tướng Srettha Thavisin vào ngày 10/7 tới, trong khi chờ nhận ý kiến bằng văn bản từ những người và tổ chức liên quan.
Ông Srettha Thavisin tại sự kiện vận động tranh cử ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, Thủ tướng Srettha đã đệ đơn bào chữa lên Tòa án Hiến pháp vào ngày 7/6, liên quan việc bổ nhiệm chính trị gia Pichit Chuenban làm Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng.
Ông Pichit là cố vấn cho Thủ tướng Srettha trước khi được bổ nhiệm vào nội các trong cuộc cải tổ cuối tháng 4 vừa qua. Nhưng trước đây, ông từng là luật sư bào chữa cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và từng bị Tòa án Tối cao kết án 6 tháng tù vào ngày 25/6/2008 vì mưu toan hối lộ các quan chức tòa án. Nhiều ý kiến cho rằng ông không thích hợp giữ chức bộ trưởng nội các.
Một nhóm Thượng nghị sĩ tạm quyền đã đệ đơn kiện, đề nghị tòa xem xét việc cách chức Thủ tướng Srettha và Pichit theo quy định của Hiến pháp liên quan đến đạo đức của các bộ trưởng nội các. Ông Pichit đã từ chức tháng trước.
Video đang HOT
Trong một vụ việc khác, Tòa án Hiến pháp cho biết sẽ xem xét vụ kiện về việc giải tán Đảng Tiến bước (MFP), đảng đối lập chính tại Thái Lan, vào ngày 3/7.
Tháng 3 vừa qua, Ủy ban bầu cử Thái Lan đã kiến nghị Tòa án Hiến pháp ra phán quyết giải tán MFP, căn cứ kết luận của tòa án này vào ngày 31/1 cho rằng những nỗ lực của MFP nhằm sửa đổi điều luật về phỉ báng hoàng gia trong Bộ luật Hình sự thể hiện ý đồ phá hoại chế độ quân chủ.
Ủy ban bầu cử khởi kiện MFP liên quan một chiến dịch tranh cử của đảng này năm 2020 thúc đẩy cải cách luật nói trên. Theo đó, MFP đề xuất rằng mọi khiếu nại về tội danh phỉ báng hoàng gia phải do Văn phòng Hoàng gia đệ trình, đồng thời đề xuất giảm án cho những người bị phán quyết tội danh này.
Cùng ngày 18/6, Tòa án Hình sự Thái Lan đã cho phép cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 500.000 baht (13.500 USD), sau khi ông này bị buộc tội phỉ báng Hoàng gia.
Người phát ngôn của Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp (OAG) Prayut Phetcharakhun cho biết Tòa án Hình sự đã chính chức thụ lý vụ án sáng 18/6, đồng nghĩa ông Thaksin trở thành bị cáo và có thể bị tạm giam.
Tuy nhiên, Tòa án đã cho phép ông Thaksin được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh với cam kết không bỏ trốn, giả mạo bằng chứng, thực hiện hành vi nguy hiểm hoặc cản trở quá trình tố tụng của tòa.
Cuối tháng trước, OAG công bố quyết định truy tố cựu Thủ tướng Thaksin. Khi đó, ông Thaksin vừa được tạm tha sau khi chấp hành một nửa bản án tù 1 năm vì một số tội danh trong thời gian nắm quyền.
Ông Thaksin bị buộc tội phỉ báng hoàng gia trong nội dung trả lời phỏng vấn của báo Chosun Ilbo (Hàn Quốc) năm 2015 về cuộc cuộc đảo chính xảy ra trước đó một năm tại Thái Lan. Bên cạnh đó, ông Thaksin cũng bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Tội phạm máy tính khi nhập thông tin vào một hệ thống bị xem là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Theo luật của Thái Lan, mức án tối đa đối với mỗi tội danh phỉ báng hoàng gia lên tới 15 năm tù.
Thái Lan bác bỏ đề xuất thu phí du lịch
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin ngày 8/6 cho biết ông sẽ hủy bỏ đề xuất của chính quyền tiền nhiệm về việc thu phí du lịch 300 baht (khoảng 8,2 USD) đối với mỗi khách du lịch nước ngoài đến Thái Lan bằng đường hàng không.
Khách du lịch tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, chính phủ của ông Srettha sẽ không xem xét đề xuất được đưa ra vào tháng 2 năm ngoái, vốn vấp phải sự phản đối của khu vực tư nhân. Người đứng đầu chính phủ Thái Lan cho rằng mặc dù thu phí du lịch có thể tạo thêm doanh thu nhưng nếu nhìn rộng hơn thì nguồn thu này chưa chắc đã bằng số tiền thu được từ các khoản chi tiêu mua sắm của du khách, nếu họ không phải trả khoản phí trên. Dưới góc nhìn của ông Srettha, sức chi tiêu của du khách mới là yếu tố kích thích nền kinh tế và tạo ra nhiều doanh thu cho đất nước.
Thủ tướng Srettha nói rõ mọi quyết định đều phải dựa trên tiếng nói của tất cả các bên liên quan và chính phủ của ông có thể tạo thêm doanh thu từ các nguồn thuế khác để hỗ trợ ngành du lịch khi cần thiết.
Khi được hỏi về việc Thái Lan bị rớt 6 bậc xuống vị trí 47/119 quốc gia về chỉ số phát triển du lịch và lữ hành do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng, Thủ tướng Srettha cho biết chính phủ hiện nay sẽ phát triển trên mọi lĩnh vực và, cũng giống như các chính phủ trước, luôn xác định du lịch là ngành mũi nhọn quan trọng giúp tạo ra nguồn thu cho đất nước. Ông Srettha tin tưởng "ngành công nghiệp không khói" ở Thái Lan sẽ tiếp tục phát triển vì nhiều thành phố và đảo ở nước này đã được công nhận là điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới. Theo ông, điểm mấu chốt hiện nay là Thái Lan chỉ cần tập trung vào việc khuyến khích những ý tưởng thúc đẩy phát triển du lịch trong tương lai.
Thái Lan làm sâu sắc quan hệ láng giềng Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa sẽ thăm chính thức Lào vào ngày 30/5, theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Saleumxay Kommasith. Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa sẽ thăm chính thức Lào vào ngày 30/5. (Nguồn: The Nation) Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Thái Lan, Bộ trưởng Maris Sangiampongsa sẽ có...