Thai giáo cho thai nhi thông qua thính giác: trò chuyện với em bé.
Bố mẹ đều biết rằng nói chuyện với thai nhi trong bụng sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương và phát triển trí tuệ của con. Vậy làm thế nào để trò chuyện giao tiếp với bé đúng cách để bé được phát triển tốt nhất?
Bố mẹ đều biết rằng nói chuyện với em bé trong bụng sẽ giúp bé cảm nhận được tình yêu thương và phát triển trí tuệ của con, nhưng cụ thể là chúng ta nên nói những chuyện gì với bé?
Dưới đây là những gợi ý của nhà giáo dục Nhật nổi tiếng Shichida Makoto và bác sĩ Sakamoto Seiichi, nguyên chủ tịch hội bác sĩ sản khoa Nhật Bản về cách bố mẹ trò chuyện với em bé trong bụng.
B ắ t đ ầ u nói chuy ệ n v ớ i con t ừ lúc nào?
Tai thai nhi bắt đầu tượng hình vào tuần thứ 8 và hoàn chỉnh vào tuần 24. Vào tuần thứ 18, thai nhi đã nghe được những âm thanh từ nhịp đập của tim bạn và máu chảy qua dây rốn. Bạn có thể trò chuyện với bé để cả hai bắt đầu làm quen và cảm nhận tình mẫu tử.
Từ tuần thứ 25, bé sẽ nghe thấy tiếng của bạn, của bố và những người xung quanh. Một số bé còn có thể phân biệt được giọng nào của mẹ, giọng nào của bố sau hai tuần kế tiếp.Một nghiên cứu khoa học được tiến hành tại Mỹ cho thấy thai nhi có thể nhận biết tiếng của mẹ và người lạ.
Theo nghiên cứu, khi nghe ghi âm giọng nói thân thuộc của mẹ, tim thai sẽ đập nhanh hơn so với nghe tiếng người lạ. Kết quả nghiên cứu này cho thấy thai nhi có khả năng chú ý, ghi nhớ và học khi còn trong bụng mẹ.
Lúc này tai của bé vẫn còn phủ một lớp màng dày vermix (chất nhờn bảo vệ da thai nhi trong tử cung). Do vậy, con bạn có thể chưa nghe rõ từng tiếng một. Tuy nhiên, tất cả các loại âm thanh có tác động đến sự chuyển động và nhịp tim của thai nhi.
Đó là lý do vì sao có những lúc bạn cảm thấy con đạp bất ngờ vào thành bụng khi bạn đang ở trong môi trường quá ồn ào như tiệc, ca nhạc…
Cách các ông bố bà mẹ nói chuyện giao tiếp với thai nhi:
Thai giáo bằng cách mẹ trò chuyện giao tiếp với thai nhi:
Kể chuyện cổ tích cho thai nhi nghe. Người mẹ có thể tự biên tập các câu chuyện cổ tích hoặc đọc theo sách, đọc to các bài thơ, bài hát thiếu nhi với ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, thân thiết, vừa để kích thích thính giác của thai nhi, vừa gắn kết tình cảm mẹ con. Đọc cho thai nhi nghe các tác phẩm văn học có âm vần đẹp đẽ, du dương.
Mỗi ngày mẹ hãy thường xuyên nói với bé rằng “mẹ yêu bé”, thường xuyên hỏi han xem bé có khỏe hay không, những lời động viên mong bé sẽ sinh ra thật khỏe mạnh… Mẹ cũng có thể kể cho con nghe những việc hàng ngày mẹ làm, thời tiết hôm nay ra sao… Những điều tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng lại có hiệu quả rất tuyệt vời vì nó giúp bé sinh ra khỏe mạnh, giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, đồng thời nó còn giúp tinh thần người mẹ trở nên thoải mái, giảm bớt lo lắng.
Bạn nên chọn lúc thư thả để nói chuyện với thai nhi, chẳng hạn: “Mẹ vừa mua quần áo để con mặc khi chào đời đấy”, “Con muốn nghe nhạc không, mẹ mở nhạc cho con nghe nhé”…
Video đang HOT
Nếu nói chuyện khiến bạn ngượng nghịu, hãy đọc truyện thiếu nhi mà mình thích hoặc đọc, hát những bài đồng dao cổ vần có điệu cho thai nhi nghe.
Những buổi đọc sách sẽ giúp bạn bắt đầu thiết lập mối quan hệ mẹ-con, cha-con với em bé sắp ra đời. Bạn cũng có thể hát ru trước khi đi ngủ.
Sau một thời gian, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy bé có phản ứng lại với tiếng nói, tiếng hát của bạn. Ví dụ như bạn vẫn thường đọc sách hay hát cho bé nghe vào 10 giờ tối. Sau một tháng, đến 10 giờ tối mà bạn vẫn cứ lên tiếng, bé sẽ “lục đục”, khó chịu trong bụng mẹ đấy. Chỉ đến khi bạn chuyện trò, nói chuyện hoặc cất tiếng hát, thai nhi sẽ “êm” ngay.
Khi bé cử động, bạn nói và xoa nhẹ vào nơi cảm nhận được cú đạp. Đồng thời, bạn có thể chờ xem thai nhi có phản ứng sang chỗ khác không: Nếu có, đó là thai nhi đang phấn khích với cuộc trò chuyện đấy.
Thai giáo bằng giọng nói của bố mẹ
Từ tháng thứ 6 trở đi, em bé của bạn sẽ biết phản ứng lại với các nguồn âm thanh từ bên ngoài, trong đó có giọng nói của bạn và chồng bạn. Bé sẽ cử động và trườn người đúng lúc với giọng nói của bạn. Bé cũng có thể cử động mạnh hay đạp vào bụng bạn khi bạn cất cao giọng của mình, hoặc bé sẽ cảm thấy được dỗ dành nếu bạn nói nhẹ nhàng và vỗ về bé.
Vì vậy, để mang lại cho bé cảm giác an tâm, bình yên và ấm áp, bạn nên hát hay nói chuyện âu yếm, tràn đầy yêu thương với bé. Vai trò của người bố trong giai đoạn này cũng rất quan trọng đối với bé. Nếu bé được bố chuyện trò ngay từ trong bụng mẹ thì sau khi chào đời, bé có thể nhận ra tiếng cha mình trong một phòng đông người và đáp ứng lại một cách đầy thiện cảm: nếu đang nổi giận, bé sẽ ngưng khóc ngay và nguôi đi. Ngoài chuyện trò hay hát cho bé nghe, bố mẹ có thể đọc cho bé nghe những câu chuyện có nội dung trong sáng, ngôn từ mượt mà, đầy giai điệu như truyện ngụ ngôn, cổ tích v.v… với chất giọng du dương, truyền cảm.
Khi thai giáo bằng cách giao tiếp bằng giọng nói với bé, bố mẹ cần kết hợp thêm các động tác vuốt ve để bé cảm nhận được tình yêu thương vô bờ đang dành cho mình. Tuy nhiên, các động tác vuốt ve phải thật nhẹ nhàng, thường là vỗ vào thành bụng, vuốt xuống bụng nhẹ nhàng, lưu ý không được vò bụng ở đáy tử cung. Mẹ và bố cũng có thể dùng một ngón tay ấn nhẹ vào bụng, sau đó thả ra, ấn nhẹ ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. thời gian thường khoảng dưới 10 phút trước giờ đi ngủ mỗi ngày. Bố mẹ cần lưu ý vuốt ve bằng ngón tay chứ không nên dùng bàn tay xoa bụng bầu, bởi xoa bụng bầu có thể làm tử cung xuất hiện những cơn co, dẫn tới động thai, sảy thai hoặc sinh non. Đối với những thai phụ có tiền sử sảy thai hoặc sinh non càng phải tránh tuyệt đối hành động này.
Các em bé sẽ nghe được âm thanh nói chuyện bình thường ở khoảng 200~1000Hz sẽ ở cường độ âm trầm 30-40 dB. Sóng có tần số thấp thì sẽ dễ dàng truyền trong nước ối hơn sóng tần số cao. Đó là lí do em bé sẽ thích nghe giọng nói nhẹ nhàng, âm trầm và không thích tiếng cãi nhau là vậy. Nếu so sánh tần số sóng âm của nam và nữ thì sóng âm của nam trầm hơn của nữ, do đó các em bé thích nghe giọng của bố hơn mẹ, đồng thời thích nghe nhạc cổ điển cũng là vì lí do đó.
Các ông bố hãy tích cực nói chuyện với bé như xoa bụng bé và trò chuyện như hỏi han xem bé có khỏe không, thường xuyên nói với bé là bố rất là yêu bé, chào hỏi bé khi đi làm và đi về nhà… Ngoài ra các ông bố ở Nhật còn rất tích cực đọc ehon, đọc truyện thiếu nhi cho bé trong bụng nghe trước giờ đi ngủ hoặc là vào thời gian rảnh rỗi. Điều này sẽ khiến em bé trong bụng sẽ dần quen với giọng của bố, yêu bố hơn và thích nghe đọc truyện sau khi ra đời.
Rất nhiều các em bé Nhật khi được hỏi lại kí ức trong bụng mẹ đã nhớ lại được rằng trong bụng mẹ rất tối, đầy nước nhưng rất ấm áp. Có em khi được mẹ đọc lại cho nghe những cuốn truyện ehon khi còn mang thai, hoặc được dẫn đến những nơi mà hồi mang thai mẹ hay đi chơi đều nói rằng con đã nghe truyện này khi còn trong bụng mẹ đấy, hoặc con đã từng nhìn thấy cảnh này rồi…
Bài t ậ p th ư giãn và trò chuy ệ n c ủ a chuyên gia giáo d ụ c s ớ m Shichida
Trong cuốn sách “Thai giáo” của mình, tác giả Shichida Makoto đã giới thiệu bài tập mẹ và bé trò chuyện cùng nhau để giúp truyền tải tình cảm và suy nghĩ của mẹ dành cho bé thông qua phương pháp ám thị kết hợp với hít thở như sau:
- Mỗi ngày hãy dành 10-15 phút buổi sáng và tối để trạng thái tinh thần thoải mái nhất và tập trung nói chuyện với em bé trong bụng.
- Ngồi ở tư thế giống như ngồi thiền, khoanh hai chân lại, buông lỏng hai vai và đặt tay vào bụng để cảm nhận em bé hoặc là đặt tay lên đùi lòng bàn tay ngửa.
- Tiếp đến, nhắm mắt lại tưởng tưởng mình đang đưa ý thức lên trên đỉnh đầu và giữ tâm trạng bình ổn, thoải mái. Sau đó, tưởng tượng đến vùng mắt, mũi và miệng để loại bỏ hết căng thẳng rồi từ từ hít thở đều đều.
- Hãy tự nói với bản thân mình rằng tâm trạng của mình lúc này rất thoải mái, rồi dần dần trong suy nghĩ hãy liên tưởng đến hình ảnh em bé trong bụng. Hãy nhắn nhủ với bé những điều bạn suy nghĩ như “mẹ rất vui vì có con xuất hiện trên đời, bố mẹ rất yêu con”, hay là “con của mẹ hãy sinh ra thật khỏe mạnh nhé”, hoặc nhắn nhủ bất kỳ điều gì bạn mong muốn ở bé
Tóm lại, khi nằm trong bụng mẹ, bé đã có thể nghe được, cảm nhận được, hiểu được, phản ứng được, thậm chí bé còn học hỏi và nhớ được một số điều. Vì vậy, bằng việc thai giáo cho bé bằng những giai điệu âm nhạc mượt mà, những lời nói âu yếm, du dương đầy yêu thương của bố mẹ, bé sẽ cảm thấy an toàn và hoàn toàn yên ấm trong bụng mẹ. Nếu bé cảm thấy thế giới mà bé đang sống là một nơi an toàn cho bé, bé sẽ phát triển được niềm tin và nhân cách sống tích cực. Đây là những điều tốt đẹp mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong ước cho những thiên thần nhỏ của mình.
Theo Vuoncuabe.
Bà bầu có nên ăn mặn ?
Khi mang thai, các bà mẹ có thói quen ăn mặn nên chủ động thai đổi thói quen của mình, Vì thói quen ăn mặn trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, thậm chí gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thai nghén
Thèm ăn ngọt hay chua là dấu hiệu phổ biến hơn so với việc ăn mặn. Tuy nhiên, thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri... là những nguyên nhân khiến nhiều phụ nữ mang thai thèm ăn mặn. Một người phụ nữ bình thường tiêu thụ khoảng 1000-2000mg muối/ngày thì đến lúc mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên 2000-4000mg/ngày.
"Nói vậy, không có nghĩa là bạn cần thêm muối vào khẩu phần ăn. Bởi vì nhu cầu thực phẩm tăng cao khi mang thai sẽ kéo theo lượng muối (chứa trong những loại thực phẩm đó) cũng tăng lên" - Colin Maphill (chuyên gia dinh dưỡng) chia sẻ. Do vậy, nếu lượng muối ăn vào cơ thể quá nhiều có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân và ảnh hưởng từ việc bà bầu ăn mặn
Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, tình trạng ốm nghén hay thiếu nước, bà bầu thường thấy nhạt miệng do cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi bầu bí làm tăng nhu cầu về muối natri ..., đây được cho là những nguyên nhân khiến nhiều chị em thèm ăn mặn. Một nguyên nhân khác của tình trạng "nghén" món mặn là do cơ thể bà bầu đang bị thiếu muối trầm trọng, thường là hậu quả của thói quen ăn nhạt trước đó.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thông thường, một phụ nữ tiêu thụ khoảng 1000 - 2000 mg muối/ngày. Khi mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên gấp đôi, khoảng 2000 - 4000 mg/ ngày. Nhu cầu về muối tăng, kéo theo sở thích chọn các món mặn trong thực đơn của bà bầu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chị em có thể tha hồ ăn món mặn tùy thích hay tăng thêm lượng muối khi nêm nếm thức ăn, bởi ăn mặn thiếu kiểm soát được xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khi mang thai.
Ảnh hưởng đầu tiên của việc ăn mặn quá độ trong thai kỳ chính là việc bà bầu sẽ thường xuyên bị khát nước và cảm thấy thiếu nước, lượng chất trong cơ thể vì thế cũng mất cân bằng gây ra tình trạng mệt mỏi, khó ở. Thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi trùng trong đường hô hấp sinh sôi, dẫn đến sức đề kháng niêm mạc miệng yếu đi và bà bầu dễ bị chứng viêm họng hoành hành. Tác hại lớn nhất của việc thường xuyên ăn quá mặn là xát suất bà bầu phải đối mặt nguy cơ phù nề và cao huyết áp bất thường tăng cao hơn thường lệ.
Tác hại của việc ăn mặn với thai phụ và thai nhi
Nếu chứng thèm ăn mặn không được kiểm soát thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng quá trình tích nước và muối dẫn đến tìn tạng phù nề, tăng huyết áp, đau đầu choáng váng, tức ngực, buồn nôn... Thậm chí, ăn mặn dẫn đến nguy cơ gây nhiễm độc thai nghén.Ăn mặn nhiều còn khiến bạn luôn bị khát nước, lượng chất trong cơ thể mất đi sự cân bằng và làm bạn mệt mỏi.Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp. Kết quả, sức đề kháng của niêm mạc miệng sẽ bị yếu nên bạn dễ mắc chứng viêm họng.
Việc ăn mặn kéo dài sẽ kéo theo một loạt bệnh như liên quan đến huyết áp, thận, dạ dày.Trong thời kỳ thai nghén lượng tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn, nếu đưa thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể tăng làm cho tim của người phụ nữ nặng gánh hơn, biểu hiện các triệu chứng như hồi hộp, buồn bực khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.Ngoài ra, mẹ bầu ăn mặn sẽ không tốt cho thận của thai nhi. Do thận và các cơ quan tiêu hóa của thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển nên nếu mẹ ăn quá nhiều muối sẽ khiến thận của bé bị tổn thương.
Giảm thiểu tình trạng ăn mặn
Từ từ thay đổi và thích nghi với chế độ ăn nhạt dần. Bất cứ thay đổi nào về sở thích hay thói quen đều cần có một giai đoạn chuyển giao và thích nghi nhất định, ngay cả việc thèm ăn mặn của bà bầu cũng vậy. Vì thế đừng đột ngột loại bỏ hoàn toàn các món mặn ra khỏi thực đơn của bà bầu mà nên thực hiện từ từ, từng bước một theo cách chế biến món ăn ngày càng nhạt dần.Hạn chế tối đa các món ăn mặn chế biến sẵn. Bà bầu thèm mặn thường tích trữ bên mình các món ăn chế biến sẵn như ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn v.v... Các món ăn này chứa lượng muối khá lớnTăng cường thực phẩm có ích cho sức khỏe. Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học với sữa, các sản phẩm chế biến từ sữa, kết hợp nhiều rau xanh và trái cây tươi sẽ giúp bà bầu giảm dần thói quen ăn mặn.
Đồng thời, các loại thực phẩm này lại rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.Uống nhiều nước. Bà bầu nên tạo thói quen uống nhiều nước trong ngày. Nếu cảm thấy nhạt miệng, bạn nên uống một cốc nước lọc hoặc nước hoa quả vì nước không chỉ giải khát mà còn giúp giải độc, loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể.Ăn chậm nhai kỹ. Cách ăn này sẽ giúp bạn cảm nhận trọn vẹn mùi vị của món ăn, nhận thấy món ăn đậm đà hơn, đồng thời lại rất tốt cho hệ tiêu hóa và "đánh bay" cảm giác nhạt miệng - vốn là một trong những tác nhân gây nên chứng thèm mặn của bà bầu.Khống chế lượng muối đưa vào cơ thể một cách khoa học và hợp lý góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé yêu, vì vậy, bạn nên kiên trì để chứng nghén mặn dần giảm bớt. Một tin mừng cho các mẹ bầu thèm mặn là hầu hết chứng nghén mặn này có thể giảm khi bươc sang quý II của thai kỳ.
Bị phù có phải do muối?
Đừng buộc tội muối đã làm cho chân bạn bị phù nước. Chứng phù hoàn toàn là hiện tượng bình thường trong thai kì.
Càng ngày, thai nhi càng lớn, bụng bạn càng vươn to ra, đôi khi bạn khó có thể nhìn thấy đôi chân của mình. Nhưng khi bất chợt ngồi trên ghế và nhìn thấy chúng, bạn khó có thể hài lòng về chúng. Nói một cách ví von là to như cái cột đình. Hiện tượng phù chân là một hiện tượng bình thường mà ở phụ nữ mang thai thường có do sự tăng nước trong cơ thể ở tuần thứ 35. Bạn cảm nhận điều này rõ nhất vào buổi tối hoặc do đi giầy cảm thấy chật, trong thời tiết nóng nực hoặc do đứng hoặc ngồi lâu.
Có nên hạn chế muối để giảm phù?
Một lượng muối phù hợp với bạn sẽ giúp điều chỉnh được lượng nước của cơ thể. Giảm muối hấp thu đột ngột sẽ không tốt cho thai nhi. Các cách giảm phù hiệu quả hơn khi mang thai là:
- Giơ chân lên: Bạn có rất nhiều cơ hội để vận động cho đôi chân của mình bằng cách giơ chân lên xuống. Ví như khi bạn ngồi làm việc, khi bạn xem TV, khi bạn check email... Bạn cũng có thể giơ chân lên xuống khi nằm nghỉ ngơi, khuyến khích nên nằm nghiêng.
Tắm rửa: Nước giúp bạn cảm thấy mát mẻ và có thể chống lại chứng phù. Bạn hoàn toàn có thể đi bơi vì bơi lội rất tốt cho thai phụ.Tiểu thường xuyên: Càng uống nhiều bao nhiêu, bạn càng nên đi tiểu nhiều hơn. Nước được thải ra ngoài thay vì xuống chân khiến chân bị phù.Đi giày bệt: Bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái khi đi giầy bệt, vừa vặn với kích cỡ chân.
Theo Vuoncuabe
Chế độ ăn uống để sinh con gái Khoa học đã chứng minh chế độ ăn uống có anh hưởng đến giới tính của thai nhi. Dưới đây là cách bổ sung dinh dưỡng đã được đúc kết trên cơ sở các nghiên cứu khoa học (dù chưa đầy đủ) để bạn có thể sinh con gái. 1. Với người mẹ: Đặc điểm chung trong chế độ ăn để sinh con...