Thái độ với đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói nhiều điều

Theo dõi VGT trên

Giáo viên chuyên Lịch sử cho rằng, hãy nhìn thái độ của giới trẻ trước đám tang đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ thấy các em không hề quay lưng với Lịch sử.

Là một giáo viên dạy môn Lịch sử phổ thông hơn 20 năm, thạc sĩ Trần Trung Hiếu (THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) khẳng định, học sinh Việt không “quay lưng” với lịch sử và môn Sử.

Thái độ với đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói nhiều điều - Hình 1

Giới trẻ bày tỏ sự tôn kính, đau buồn trước sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

“Chính ngành giáo dục đã và đang xem thường các môn Khoa học Xã hội, xem thường môn Lịch Sử. Đến các tiết học Sử, tôi thấy học sinh vẫn tập trung chú ý, lắng nghe những kiến thức về lịch sử dân tộc gắn liền với những câu chuyện lịch sử, vẫn thích nghe và cập nhật tình hình lịch sử của thế giới”, thạc sĩ Hiếu bày tỏ quan điểm.

Đ.ánh giá về thái độ của giới trẻ hiện nay, thạc sĩ Trần Trung Hiếu cho rằng: “Hãy nhìn thái độ, tình cảm của thế hệ trẻ nói chung, học sinh phổ thông nói riêng về hai sự kiện đã diễn ra trong thời gian gần đây là Trung Quốc cài đặt trái phép Dàn khoan Hải Dương 981 trên chủ quyền vùng biển nước ta và đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ nói lên nhiều điều”.

Hiện nay, học sinh vẫn không chán Sử. Nhiều học sinh vẫn học giỏi Sử ở phổ thông nhưng ít em lại lựa chọn môn Sử để thi vào đại học khối C và khi vào đại học lại không chọn ngành Sử vì cuộc sống và mưu sinh.

Trong khi các chuyên ngành khoa học xã hội ở bậc đại học, cao đẳng khi học xong rất khó kiếm một vị trí công tác trong xã hội.

Đó là sự lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội đang trong thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường của những nước kém phát triển đang phát triển như Việt Nam.

Rất đáng tiếc, xót xa và lãng phí cho những em đã từng giành giải cao qua các kỳ thi học sinh giỏi Tin, học sinh giỏi Quốc gia môn Sử.

Bên cạnh đó, thạc sĩ Hiếu cho rằng phải thẳng thắn nhìn nhận một thực tế rằng nếu đến những tiết học môn Sử mà học sinh chán Sử nhưng không “quay lưng” với lịch sử thì có rất nhiều nguyên nhân.

Video đang HOT

“Môn Sử trong nhiều năm qua bị Bộ GD&ĐT xem thường, liên tục nhiều năm không là môn thi tốt nghiệp THPT, kiểu thi đó đã làm cho học sinh có một cách hành xử “ứng thi”.

Chương trình và nội dung sách giáo khoa hiện hành đã có nhiều bất cập bởi nội dung nhiều sự kiện thiếu tính khách quan, thiếu tôn trọng sự thật lịch sử.

Cách kiểm tra, đ.ánh giá của các giáo viên phổ thông cùng cách ra đề thi nhiều năm còn mang tính đ.ánh đố với những kiến thức, sự kiện ngày tháng năm rất khó nhớ và tâm lý luôn sợ điểm thấp ở môn Sử”, thầy Hiếu phân tích.

Thái độ với đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói nhiều điều - Hình 2

Có nhiều nguyên nhân khiến học trò quay lưng với môn Lịch Sử.

Tuy nhiên, thầy Hiếu cho rằng, nguyên nhân cốt lõi nhất dẫn đến học sinh bây giờ không thích học Sử do nhiều giáo viên dạy chưa hay và quá lệ thuộc vào giáo án, sách giáo khoa.

Bên cạnh đó, cách dạy “đọc – chép”, thiên về liệt kê kiến thức, sự kiện chứ không chú ý nhiều đến nhận thức của học sinh.

“Bản thân sách giáo khoa hiện hành đã có nhiều bất cập về quan điểm “chính trị hóa lịch sử” mang tính áp đặt, khiên cưỡng mà giáo viên lại “tuân thủ” một cách máy móc, rập khuôn trong khi sự bủng nổ công nghệ thông tin đã giúp học sinh tiếp cận nhiều tri thức không hoàn toàn giống như sách giáo khoa Sử hiện hành sẽ làm cho học sinh hoài nghi và nhanh chán học Sử”, thầy Hiếu nhận định.

Giật mình với câu trả lời hồn nhiên: “Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai bố con”

Cũng có cùng quan điểm này, TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, chương trình Lịch sử phổ thông được soạn rất nhàm chán. Chương trình ưu tiên dạy cho trẻ Lịch sử từ năm 1930 đến nay còn phần Lịch Sử từ năm 1930 trở về trước rất mờ nhạt.

Ngoài ra, chương trình Lịch sử nhấn mạnh lịch sử chống ngoại xâm mà bỏ đi hay nói đúng hơn là lướt qua một cách liệt kê sơ sài phần lịch sử xây dựng đất nước đặc biệt là thời kì phong kiến.

Cách trình bày Lịch sử cũng thiên về thống kê các sự kiện chứ không phải là tái hiện.

“Sách giáo khoa Lịch sử vô cùng nhàm chán, chưa kể phương pháp dạy học cổ điển làm cho môn Sử càng kém hấp dẫn hơn nữa.

Phương pháp thuyết trình được áp dụng gần như triệt để cũng làm thui chột nốt chút tình cảm cuối cùng của học trò. Ngoài ra, việc kiểm tra đ.ánh giá đặt trọng tâm ở việc thuộc lòng cũng làm cho Lịch sử trở nên tồi tệ trong mắt trẻ”, TS Hương đ.ánh giá.

Trước thực trạng này, TS Vũ Thu Hương cho rằng hãy đặt Lịch sử ở vị trí phù hợp với tầm quan trọng của bộ môn này.

Từ đó, các nhà khoa học chắc chắn sẽ tìm ra đủ cách để viết chương trình, sách giáo khoa, xây dựng các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đ.ánh giá đa dạng, phong phú và làm cho học sinh bị môn Lịch sử đ.ánh gục.

“Bản thân tôi, việc đọc sách Sử để có nhiều hiểu biết về thời kì xa xưa là một trong những niềm vui trong cuộc sống”, TS Hương chia sẻ thêm.

Theo Phạm Thịnh/VTC News

Để môn Lịch sử hấp dẫn hơn

Ngày 27/11, Quốc hội thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới.

Bà Đỗ Thị Kim Sinh, giáo viên môn Lịch sử Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), nói rằng, từng dạy ở nhiều trường THPT, bà thấm thía cảnh nhiều học sinh không hứng thú với môn học.

Theo bà Sinh, chương trình sách giáo khoa hiện nay quá nặng về số liệu, dường như vô cảm khi tường thuật sự kiện, cách biên soạn có nhiều chỗ chưa hợp lý, trùng lặp hoặc sơ sài.

Sách Lịch sử lớp 12 hiện hành, học sinh rất thích học lịch sử quân sự phần kháng chiến chống Mỹ, nhưng phần hậu phương lại quá sơ sài. Chỉ một đoạn ngắn lại có hơn chục số liệu khó nhớ. Chặng đường lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước rất hấp dẫn, nhưng lại được viết một cách khô khan, ngắn ngủi, bà Sinh nhận định.

Ông Nguyễn Vũ, Trường THPT Chuyên Quốc học Huế, cho rằng, kiến thức trong sách thừa chữ, thừa con số, nhưng thiếu hình ảnh, khiến giáo viên rất vất vả nếu muốn xây dựng các bài giảng riêng.

Thạc sỹ Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), khẳng định: "Lâu nay, học sinh không chán lịch sử và môn Sử. Đến giờ học Sử, các em vẫn thích nghe giáo viên kể chuyện về lịch sử. Nếu học sinh không muốn học thì đó là lỗi của giáo viên".

Để môn Lịch sử hấp dẫn hơn - Hình 1

Môn Lịch sử hấp dẫn hơn nếu được giảng dạy kèm hình ảnh sống động.

Cần nhiều hình ảnh trực quan

Nhiều giáo viên đề nghị đổi mới các yếu tố liên quan sách giáo khoa, cách đ.ánh giá và phương pháp dạy học để học sinh hứng thú hơn với môn Lịch sử. Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy, tránh truyền thụ kiến thức một chiều.

Bà Sinh chia sẻ: "Có những sự kiện lịch sử, mình dạy hoàn toàn bằng video. Cho học sinh xem cận cảnh, nghe từng tiếng bom rền, pháo rít, nhìn đoàn người băng trong mưa và thậm chí cả cái c.hết... để hiểu độ tàn khốc của chiến tranh. Sau đó, học sinh sẽ tranh luận, giáo viên là người tổng kết, rút là bài học cuối cùng".

"Vì sao chúng ta không dám nhìn thẳng vào một sự thật rằng, đến giờ Sử của cô giáo này, học sinh rất thích, trong khi đến tiết Sử của thầy giáo kia, học sinh lại chán? Vốn kiến thức, nghệ thuật sư phạm và sự tâm huyết của từng người thầy dạy Sử sẽ dẫn đến hai thái cực đó".

Thạc sỹ Trần Trung Hiếu - giáo viên Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu

Dạy Sử bằng hình ảnh trực quan như học ở bảo tàng, địa chỉ đỏ, khu di tích lịch sử... khiến học sinh có nhiều cảm xúc để từ đó yêu quý môn học hơn. Một giáo viên Lịch sử khác kể, khi giảng bài cho học sinh trên lớp về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, giáo viên đã dùng mọi lời lẽ để diễn tả lại mức độ cam go của cuộc chiến, học sinh chăm chú lắng nghe. Đến khi được đi thực tế ở Điện Biên Phủ, được mô tả lại trận chiến năm xưa, nhiều học sinh đã khóc.

Bà Nguyễn Thị Nhung, giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), cho rằng, sách giáo khoa nên viết theo tiến trình lịch sử Việt Nam. Cần đưa nhiều hình ảnh, thậm chí in đĩa đi kèm để học sinh được tiếp cận thông tin phong phú, bỏ bớt những phần không cần thiết. Những nhân tố mang tính biểu tượng cao như anh hùng Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Phan Đình Giót... cần được đưa vào sách với nhiều dữ liệu hơn. Theo bà Nhung, nên làm cả sách giáo khoa điện tử để học sinh học tập thuận tiện.

Theo Nguyễn Hà/Báo T.iền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hồ Ngọc Hà - Kim Lý kỷ niệm 7 năm cứ ngỡ cầu hôn lần nữa, gọi nhau bằng danh xưng đặc biệt
23:40:22 27/06/2024
Dàn nam thần Hoa ngữ bị vợ công khai "nói xấu": Người bị chê khô khan, người bị nói diễn từ trong phim ra đời thực
23:04:13 27/06/2024
Cách đáp trả từ bạn trai kém t.uổi của Thiều Bảo Trâm khi đi đâu cũng bị quay lại cảnh tình tứ
22:27:29 27/06/2024
Phùng Ngọc Huy xin lỗi bảo mẫu của bé Lavie
22:06:28 27/06/2024
Lý do con gái Tom Cruise bỏ họ cha
23:14:50 27/06/2024
Tiến Đạt kể lý do rời showbiz và cuộc sống kín tiếng bên vợ kém 10 t.uổi
23:17:26 27/06/2024
Sao nam đình đám gây tranh cãi khi nhận quà của fan giữa nghi vấn đột nhập nhà Goo Hara
22:54:40 27/06/2024
Một điểm đến ở Việt Nam vào danh sách những nơi bỏ hoang nhưng đẹp kỳ lạ
00:16:45 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đức Quang: "Công tử nhạc tình" của Bình Phước

Nhạc việt

06:45:01 28/06/2024
Ca sĩ Đức Quang không chỉ là cái tên quen thuộc với nhiều người dân quê hương mà còn được khán giả yêu âm nhạc cả nước biết đến.

Nghi ngờ gò đất lớn có kho báu, chuyên gia cho nổ mìn, khai quật suốt nhiều ngày đêm: Hơn 100 báu vật 1.700 năm t.uổi được tìm thấy

Lạ vui

06:44:54 28/06/2024
Trong quá trình xây dựng đường sắt, đội công nhân Trung Quốc vô tình phát hiện kho báu cổ xưa nằm trong lòng đất.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở nhà máy đóng tàu, Sở Y tế chỉ đạo

Tin nổi bật

06:44:52 28/06/2024
Theo báo cáo từ Sở Y tế Hải Phòng, tính đến 18h ngày 27/6, số công nhân của Công ty Đóng tàu Sông Cấm có triệu chứng ngộ độc thực phẩm là 178 người.

Hậu ồn ào tình ái, nữ streamer gần 2 triệu follow giờ ra sao?

Netizen

06:44:46 28/06/2024
Vừa qua, fangamekhông khỏi xôn xao với drama tình cảm của một nam YouTuber nổi tiếng Mini World - Minecraft và nữ streamer, TikToker H.T.P.

Nhóm Blackpink: Lisa tung ảnh cực 'cháy', đối lập Jisoo điệu đà như công chúa

Nhạc quốc tế

06:44:39 28/06/2024
Mới đây, nữ ca sĩ Lisa của nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc Blackpink tung MV teaser nổi loạn, cá tính để quảng bá cho ca khúc solo sắp ra mắt Rockstar .

8 thực phẩm ngăn tóc bạc sớm có thể bạn chưa biết

Sức khỏe

06:40:58 28/06/2024
Cơ thể con người có hàng triệu lỗ chân lông và nang lông phân bố khắp da. Các lỗ chân lông này sản xuất tế bào sắc tố và melanin, tạo màu cho tóc.

Gruzia làm nên lịch sử, vòng 1/8 xuất hiện đại chiến

Sao thể thao

06:40:41 28/06/2024
Những trận đấu cuối cùng của vòng bảng Euro 2024 diễn ra trong đêm 26, rạng sáng 27/6 chứng kiến Ukraine và Cộng hòa (CH) Séc nói lời chia tay với giải đấu.

Hé lộ không gian đám cưới xa hoa của Midu - Minh Đạt: Cô dâu phải di chuyển bằng scooter vì quá rộng, thi công 4 ngày 4 đêm

Sao việt

06:31:24 28/06/2024
Mới đây, những hình ảnh đầu tiên liên quan đến khu vực lễ đường, sảnh đón khách, không gian bàn tiệc trong hôn lễ hào môn của Midu và Minh Đạt đã được hé lộ.

Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc

Thế giới

06:17:57 28/06/2024
Giáo sư Hứa Lợi Bình nhấn mạnh, thông qua trao đổi các chuyến thăm cấp cao, ngoài việc trao đổi các chuyến thăm của các quan chức chính phủ, còn có trao đổi đoàn kênh Đảng.

Cách làm gỏi cóc tai heo chua ngọt giòn ngon, hấp dẫn tại nhà

Ẩm thực

06:09:45 28/06/2024
Gỏi cóc tai heo là món ăn dân dã quen thuộc với hương vị chua ngọt, giòn sần sật hấp dẫn. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn rất dễ làm tại nhà.

Cặp đôi Trung Quốc ôm hôn cháy bỏng trên giường làm khán giả "mất m.áu", nam chính tổng tài đẹp như xé sách bước ra

Phim châu á

06:05:09 28/06/2024
Trong số các bộ phim ngôn tình Trung Quốc dự kiến lên sóng tháng 7 này, Em đẹp hơn cả ánh sao được khán giả chờ đợi nhờ sự góp mặt của Hứa Khải và Đàm Tùng Vận.