Thái độ đối với nghề: Yếu tố quyết định chất lượng nhà giáo
Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng – giảng viên cao cấp Học viện Quản lý GD, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả GD hiện nay. Muốn vậy phải có những giải pháp quan tâm đến phát triển phẩm chất của đội ngũ nhà giáo mà một trong số đó là thái độ đối với nghề.
Thái độ đối với nghề của nhà giáo là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động nghề. Ảnh: Sỹ Điền
Thái độ tỷ lệ thuận với thành công
Theo PGS Trần Thị Minh Hằng, thái độ đối với nghề của nhà giáo không chỉ là sự sẵn sàng đối với hành động mà còn là hướng đến các hoạt động nghề nghiệp. Vì vậy thái độ đối với nghề là nói đến sự sẵn sàng cho cả 2 yếu tố này. Thái độ còn được thể hiện thông qua các dấu hiệu đặc trưng như: Sự sẵn sàng hướng tới hay sẵn sàng hành động và chiều hướng cá nhân trong việc sẵn sàng đó. Chiều hướng thể hiện sự lựa chọn của người lao động. Nó mang tính chủ thể.
Thái độ với nghề có tính bền vững tương đối, có thể hiện thay đổi khi có những tác động tích cực. Trong tâm lý học, thái độ với nghề đóng vai trò hàng đầu trong việc ra quyết định. Nhờ có trạng thái tâm lý sẵn sàng với nghề mà nhà giáo đưa ra quyết định nhanh chóng. Thái độ đối với nghề được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm của nhà giáo và ở các mức độ khác nhau.
Ảnh minh họa
“Như vậy trong những tình huống, những hoàn cảnh cụ thể, thái độ với nghề của nhà giáo tồn tại như một trạng thái tâm lý chủ quan, chi phối và quyết định phản ứng của cá nhân với các đối tượng và được biểu hiện ở nhận thức, xúc cảm và hành động của cá nhân” – PGS Trần Thị Minh Hằng trao đổi.
Video đang HOT
Cũng theo PGS Trần Thị Minh Hằng, thái độ đối với nghề có thể được hình thành từ gia đình, từ hoạt động học tập, từ những người xung quanh, hoặc từ chính hoạt động nghề nghiệp của bản thân. Trong quá trình hoạt động sẽ giúp cá nhân định hình rõ hơn và ngày càng có thái độ tích cực đối với nghề hoặc ngược lại. Khi có thái độ tích cực đối với nghề dạy học thì nhà giáo ngày càng yêu thương trẻ, nỗ lực gắn bó với nghề và tích cực nâng cao trình độ tri thức và kinh nghiệm trong hoạt động của mình. Ngược lại, khi có thái độ tiêu cực thì nhà giáo có biểu hiện chán nghề, hay trút những cáu gắt bực dọc lên người học và không nỗ lực cố gắng để phát triển chuyên môn của bản thân.
Thái độ đối với nghề biểu hiện qua 4 lĩnh vực cơ bản
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng. Ảnh: Sỹ Điền
Qua nghiên cứu thực tế, PGS Trần Thị Minh Hằng cho rằng, thái độ đối với nghề của nhà giáo được biểu hiện thông qua 4 lĩnh vực cơ bản: Thứ nhất, thái độ đối với người học. Điều này được thể hiện những phản ứng nhận thức; cảm xúc và hành vi hướng đến đối tượng là người học. Người học ở đây được thể hiện là những đặc điểm về cá tính, hoàn cảnh, giao tiếp, ứng xử, công bằng và tôn trọng nhân cách người học, điều đó được thể hiện cụ thể như thương yêu trẻ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học; kiềm chế cảm xúc trước người học…
Thứ hai, thái độ đối với giá trị nghề. Đó là những giá trị đặc trưng trong nghề, có khả năng thỏa mãn nhu cầu liên quan đến công việc chuyên môn của người lao động, chi phối việc lựa chọn mục đích, phương thức, phương tiện để tiến hành hoạt động chuyên môn. Thái độ với giá trị nghề của nhà giáo là thái độ hướng tới các giá trị nghề. Có thái độ tích cực đối với giá trị nghề là một trong những yếu tố giúp nhà giáo vượt qua những khó khăn, những áp lực của nghề để hoàn thành tốt các công việc.
“Có thể nói, thái độ đối với nghề của nhà giáo là nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động nghề và làm nên chất lượng nhà giáo. Thái độ đối với nghề biểu hiện bằng xúc cảm nghề và trong tất cả các lĩnh vực hoạt động nghề. Nhà giáo và những nhà quản lý cần nắm vững những đặc điểm và biểu hiện thái độ đối với nghề để có biện pháp nâng cao chất lượng nhà giáo hiện nay”. PGS Trần Thị Minh Hằng
Thứ ba, thái độ đối với các công việc của nghề nhà giáo. Nhà giáo trong nghề phải đảm nhiệm được 2 hoạt động chính đó là dạy học và GD trẻ. Hai hoạt động này đòi hỏi nhà giáo phải có năng lực chuyên môn và năng lực nghề để có thể thực hiện tốt các mục tiêu và yêu cầu định ra trong công việc của nghề. Có thái độ đối với hoạt động dạy học sẽ có tri thức và kinh nghiệm sâu sắc tạo nên những giờ học hấp dẫn lôi cuốn người học. Có thái độ đối với hoạt động GD sẽ có khả năng cảm hóa, lôi kéo người học đi theo đúng con đường mà GD đã đề ra.
Thứ tư, thái độ đối với việc học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ tri thức, kỹ năng kỹ xảo. Đây chính là biểu hiện thái độ đối với sự phát triển nghề của nhà giáo. Với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD hiện nay, những yêu cầu mới, những nội dung kiến thức mới đòi hỏi nhà giáo phải không ngừng học tập vươn lên, không tụt hậu.
Cho rằng, thái độ là mặt nhân lõi, là thành phần cơ bản chỉ đạo mọi hoạt động của con người, PGS Trần Thị Minh Hằng nhấn mạnh: Đối với nhà giáo – một nghề có tính đặc thù là làm việc với con người thì thái độ của nhà giáo rất quan trọng, nó sẽ giúp cho nhà giáo thành công hay thất bại với nghề của mình.
“Trong thực tế nhiều nghiên cứu rất quan tâm đến chuẩn nghề nghiệp với những tiêu chí cụ thể làm thước đo công việc của nhà giáo, nhưng còn thái độ nghề thì rất ít công trình nghiên cứu và người ta mặc nhiên cho rằng, đã tham gia vào nghề thì phải có thái độ nghề tích cực. Đây là cách hiểu chưa chính xác. Các vấn đề nảy sinh đối với trẻ trong công việc là minh chứng nhà giáo chưa có thái độ đối với nghề tích cực. Thái độ đối với nghề phải được hình thành và củng cố trong quá trình thực hiện nghề với các mặt biểu hiện như tôi đã nói ở trên” - PGS Trần Thị Minh Hằng trao đổi.
Minh Phong (ghi)
Theo GDTĐ
Đại học KHXH&NV công bố điểm sàn, khối C cao nhất 19 điểm
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học chính quy (điểm sàn) theo phương thức xét kết quả thi THPT quốc gia năm 2019.
Theo đó, những ngành có tổ hợp có số điểm sàn cao nhất thuộc về Báo chí, Tâm lý học, Đông phương học, Quan hệ công chúng, với 19 điểm.
Cụ thể: gồm Ngành Báo chí, mã ngành QHX01, C00; Ngành Đông phương học: mã ngành QHX05, C00 Ngành Tâm lý học: mã ngành QHX19, C00; Ngành Đông phương học và Quan hệ công chúng, cũng tương tự với tổ hợp C00, đều là 19 điểm.
Đây cũng là những ngành mà theo đánh giá của PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV là những ngành "hot" của trường, nhu cầu lớn và chỉ tiêu tuyển cũng nhiều.
Ngành có tổ hợp có mức điểm sàn thấp nhất, ở mức 15 điểm, là Báo chí ** (CTĐT CLC TT23), tổ hợp D78,D82,D83; Chính trị học, tổ hợp A00; Khoa học quản lý **
(CTĐT CLC TT23), ở cả hai tổ hợp D01,D03,D04 và D78,D82,D83; Lưu trữ học, tổ hợp A00; Nhân học, tổ hợp A00; Quản lý thông tin, tổ hợp A00; Quản lý thông tin **
(CTĐT CLC TT23) ở cả hai tổ hợp D01,D03,D04 và D78,D82,D83; Thông tin thư viện; Tôn giáo học; Triết học; Văn học: đều ở tổ hợp A00.
Đối với các ngành khối C, mức điểm sàn thấp nhất là 17 điểm. Như vậy, theo như dự đoán về mức điểm chuẩn khối C của PGS.TS Hoàng Anh Tuấn là khá sát, khi nhận định điểm chuẩn khối C năm nay không cao, thậm chí thấp hơn năm 2018.
Thí sinh lưu ý; (*) Mức điểm đã bao gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực (nếu có).
- (**) Với các chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23/2014-TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (CTĐT CLC TT23): Thí sinh phải đảm bảo điều kiện môn Ngoại ngữ của kì thi THPT quốc gia năm 2019 đạt tối thiểu điểm 4.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo quy định của Bộ GD-ĐT và ĐHQGHN.
Thí sinh đủ điều kiện đăng ký xét tuyển (ĐKXT) khi tính đến thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương; Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.
Theo thuonggiaonline
Xây dựng tiêu chí chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GD Sáng nay (6/7), Học viện Quản lý GD phối hợp với Trường đại học Vinh tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Xây dựng tiêu chí chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở GD đáp ứng yêu cầu đổi mới GD". Ảnh minh họa Hội thảo được diễn ra tại Trường ĐH Vinh (Nghệ An) và...