Thái Bình: Sở Giáo dục và Đào tạo trình phê duyệt nhầm sách giáo khoa vì…lỗi đánh máy?
Dù hội đồng lựa chọn sách đã phê duyệt 5 cuốn nhưng trong báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình trình lên UBND tỉnh phê duyệt lại xuất hiện thêm 3 cuốn.
Thời gian vừa qua, dư luận, giáo viên một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Thái Bình bức xúc về vấn đề liên quan đến công tác tổng hợp báo cáo, phê duyệt, đăng ký mua, cung ứng sách giáo khoa sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông, đầu năm học mới 2022-2023.
Theo phản ánh, ngày 13/7, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1484/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn.
Dư luận xôn xao về vấn đề 8 cuốn sách giáo khoa ở môn học Giáo dục thể chất ở tỉnh Thái Bình. Ảnh minh họa
Tại 3 phụ lục đi kèm quyết định nói trên, có 22 cuốn sách giáo khoa lớp 3, 23 cuốn sách giáo khoa lớp 7 và 36 cuốn lớp 10 của các tác giả khác nhau, thuộc các nhà xuất bản: Giáo dục Việt Nam, Đại học Huế, Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Đại học Vinh được duyệt.
Trong tổng số 36 cuốn sách giáo khoa lớp 10 được duyệt, đáng chú ý có 8 cuốn sách giáo khoa ở môn học Giáo dục thể chất, gồm: Bộ sách “Cánh Diều” với tác giả Tổng chủ biên là ông Lưu Quang Hiệp của Nhà xuất bản Đại học sư phạm có 4 cuốn là Bóng đá, Đá cầu, Bóng rổ và Cầu lông.
Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, với tác giả Tổng chủ biên là ông Nguyễn Duy Quyết có 2 cuốn là Bóng đá và Cầu lông, với tác giả Tổng chủ biên là ông Trịnh Hữu Lộc có 2 cuốn Bóng rổ và Bóng chuyền.
Video đang HOT
Quyết định số 1484/QĐ-UBND do UBND tỉnh Thái Bình ban hành ngày 13/7. Ảnh: Báo Lao động
Đến ngày 15/8, sau hơn 1 tháng sau khi UBND tỉnh Thái Bình ban hành Quyết định số 1484, ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình lại ký ban hành công văn gửi các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh, với nội dung thông báo tạm dừng việc đăng ký sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất lớp 10 cho đến khi có quyết định mới thay thế. Lý do được đưa ra là có sự nhầm lẫn trong quá trình tổng hợp, báo cáo tham mưu cho UBND tỉnh của đơn vị này.
Thông tin trên báo chí về vấn đề trên, ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình, xác nhận, đúng là có việc “nhầm lẫn” như dư luận phản ánh. Tuy nhiên, đến nay, ngành giáo dục Thái Bình đã “kịp thời xử lý, khắc phục, ổn định trở lại, không có xáo trộn quá lớn”.
Theo ông Hiển, đối với riêng sách giáo khoa môn Giáo dục thể chất lớp 10, một hội đồng lựa chọn sách 15 người đã thống nhất bỏ phiếu thông qua, đồng ý đề xuất 5 cuốn sách. Thế nhưng, trong tờ trình, tổng hợp báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình gửi đề xuất, tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt lại có thêm 3 cuốn sách “Cánh Diều” khác.
Đây được xác định là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa sau đó của UBND tỉnh Thái Bình có 8 cuốn sách môn Giáo dục thể chất lớp 10, mà không phải là 5 cuốn như biên bản đề xuất trước đó của hội đồng lựa chọn sách giáo khoa môn học này.
Ông Hiển lý giải về sự nhầm lẫn trên là sơ suất khách quan, vô tình của bộ phận tổng hợp, nhập liệu thôi chứ không có ý gì cả. Trong cả bộ sách giáo khoa lớp 10 có đến mấy chục cuốn, tiếp đó có môn học lại có nhiều cuốn khác nhau chứ không phải chỉ có một cuốn. Ví dụ học sinh có thể thích học Đá bóng, có em lại đăng ký học Cầu long. “Nhiều khi anh em không phải cố ý mà do công việc vội, thứ hai nữa là khâu kiểm soát lại cũng chưa bài bản. Bộ phận tổng hợp thì lại là “dân” văn phòng nên hay “cóp pết” mà”, ông Hiển bộc bạch trên một tờ báo.
Được biết, hiện vụ việc đã và đang được một số cơ quan, đơn vị chức năng tại tỉnh Thái Bình tiến hành thanh kiểm tra, điều tra làm rõ theo thẩm quyền, để xử lý (nếu có vi phạm) theo quy định của pháp luật.
Để làm rõ những thông tin, Báo Công Thương đã liên hệ với ông Nguyễn Viết Hiển. Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập tới những nội dung mà một số cơ quan báo chí phản ánh về việc có sự nhầm lẫn của đơn vị trình UBND tỉnh phê duyệt sách giáo khoa thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình từ chối trả lời với lý do đang đi công tác.
Lợi thế từ sách giáo khoa mới
Lợi thế từ sách giáo khoa mới được nhiều thầy cô khẳng định với sự đổi mới cả về hình thức và nội dung.
Cô trong Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) trong giờ dạy học.
Sách giáo khoa mới hấp dẫn học sinh hơn
Theo cô Lê Thị Nếp, giáo viên Trường Tiểu học và THCS Bắc Sơn, huyện Hưng Hà (Thái Bình), sách giáo khoa trước đây là pháp lệnh thì bây giờ chỉ là tư liệu giảng dạy. Giáo viên có thể thay thế khi thấy từ liệu phù hợp hơn với địa phương của mình điều mà trước đây là không thể.
Một trong những ưu điểm của sách giáo khoa mới là được trình bày trên giấy đẹp hơn, tranh vẽ phong phú hơn, màu sắc cũng đẹp mắt. Sách được chia làm các phần rõ rệt: Khám phá - hình thành kiến thức mới - luyện tập và vận dụng. Các gợi ý đó rất có ý nghĩa đối với các giáo viên giúp giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy phù hợp với từng môn từng bài.
"Cùng với đó, nội dung thực hành trong sách giáo khoa mới đa dạng. Nếu sách cũ, bài thực hành được thiết kế sau mỗi chương, thì sách giáo khoa mới, bài thực hành được đặt ngay sau mỗi đơn vị kiến thức liên quan."- cô Nguyễn Thị Yến Huệ nhận định thêm.
Cô Nguyễn Thị Yến Huệ, giáo viên sinh học, Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) cũng ghi nhận nhiều ưu điểm của sách giáo khoa mới. Theo đó, với môn Sinh học, nội dung kiến thức sách giáo khoa mới cập nhật những thành tựu và tiến bộ công nghệ khoa học hiện đại. Đặc biệt, nội dung định hướng nghề nghiệp học sinh rất được chú trọng.
Xuyên suốt mạch kiến thức đều có sẵn hệ thống câu hỏi gợi ý cung cấp cho học sinh kênh thông tin tự tìm tòi trang bị kiến thức. Hình ảnh đẹp, sinh động, mang tính thực tế thu hút học sinh cũng là ưu điểm của sách giáo khoa mới.
Cô Trần Thị Mai Hương, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội) đánh giá sách giáo khoa và chương trình mới chú trọng dạy kĩ năng, hướng đến vận dụng thực tiễn. Điều này tốt cho người học vì không phải học nặng về kiến thức, có thể áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Còn giáo viên được chủ động, sáng tạo hơn.
Cô Trần Thị Mai Hương nhấn mạnh thêm: Khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình là pháp lệnh, sách giáo khoa là tài liệu tham khảo; nếu không có sách giáo khoa, thầy trò vẫn có tổ chức dạy học bình thường. Song giáo viên phải là người lựa chọn nội dung đáp ứng chương trình, lựa chọn hình thức phù hợp tổ chức.
Vai trò của giáo viên lúc này càng quan trọng, yêu cầu thầy cô phải là người có trình độ, nắm chắc chương trình tổng thể, tìm tòi các nguồn tài liệu khác nhau để có chọn lọc phù hợp. Đây chính là lúc thầy trò cần thay đổi để sử dụng sách giáo khoa đúng là một tài liệu tham khảo, không phải phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa như trước.
Cô Liễu Thị Long, giáo viên Trường THPT Lục Nam (huyện Lục Nam, Bắc Giang) trong giờ dạy.
Hỗ trợ giáo viên dạy học tích cực
Ấn tượng đầu tiên của cô Liễu Thị Long, giáo viên Trường THPT Lục Nam (huyện Lục Nam, Bắc Giang) là sách giáo khoa mới trình bày đẹp, nội dung dễ hiểu, có bố cục rõ ràng; có các đề mục cụ thể như mục tiêu, tư liệu tham khảo, hình ảnh minh họa rõ ràng, phù hợp. Đặc biệt, sách mới có thêm phần câu hỏi vận dụng rất gần gũi với thực tế cuộc sống của học sinh.
Bên cạnh đó, những đề mục mới như mục tiêu cần đạt giúp giáo viên và học sinh biết được nội dung cần phải học của bài; từ đó định hướng được phần nào là trọng tâm cần học trong bố cục của bài. Những hình ảnh in màu đẹp, gần với thực tế cuộc sống và các tư liệu mới được bổ sung trong phần tư liệu thầy, trò hiểu được các đơn vị kiến thức dễ dàng hơn, tiếp thu nhanh hơn, học sinh yêu thích môn học hơn...
Cô Liễu Thị Long khẳng định: Sách giáo khoa mới là một trong những nhân tố giúp giáo viên áp dụng những phương pháp dạy học mới. Mặc dù theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo; nhưng những điểm tích cực của sách giáo khoa mới sẽ giúp giáo viên, học sinh định hình các kiến thức cốt lõi cần đạt. Từ đó, giáo viên xây dựng những phương pháp phù hợp với từng đơn vị kiến thức cụ thể. Bởi dù có áp dụng phương pháp gì thì mục tiêu cuối cùng hướng đến là học sinh phải nắm được kiến thức cần đạt của bài.
"Ngoài ra, giáo viên cũng có thể tham khảo sách giáo khoa để hiểu sâu hơn về đơn vị kiến thức cần đạt. Từ đó, thầy cô đề ra các phương pháp phù hợp như dạy học nhóm, dạy học dự án, hay phương pháp tranh biện lịch sử, tổ chức trò chơi.... góp phần đổi mới phương pháp dạy học." - cô Liễu Thị Long chia sẻ.
Nhiều nơi vẫn thiếu sách giáo khoa Việc thiếu sách giáo khoa lớp 10 trong năm đầu tiên triển khai ở bậc THPT đang gây nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh các trường THPT Năm học mới đã bước sang tuần thứ ba nhưng nhiều nơi học sinh (HS) vẫn không có đủ sách giáo khoa (SGK). Rất khó tìm mua đủ Theo chương trình giáo...