Thái Bình: Phụ huynh bức xúc vì khẩu phần ăn của học sinh… “quá đạm bạc”
Cho rằng khẩu phần ăn của con em mình quá đạm bạc, không đảm bảo chất lượng nên một số phụ huynh đã phản ánh lên cơ quan chức năng.
Bữa trưa của học sinh đạm bạc, không đảm bảo dinh dưỡng
Mới đây, nhiều phụ huynh có con em đang theo học tại Trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình) đã lên tiếng phản ánh về tình trạng chất lượng bữa ăn trưa dành cho học sinh bán trú không đảm bảo về chất lượng, dinh dưỡng.
Cụ thể, một số phụ huynh cho biết từ đầu năm học đến nay nhà trường có thu tiền mỗi suất ăn bán trú của học sinh khối lớp 1, 2 là 11,5 nghìn đồng/học sinh; học sinh khối lớp 3, 4, 5 là 13 nghìn đồng/học sinh.
Một suất ăn bán trú của học sinh tại Trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền được phụ huynh chụp lại (Ảnh: TL)
Tuy nhiên, mới đây nhiều phụ huynh khi đến trường kiểm tra bữa ăn trưa của con đã rất bất ngờ khi phát hiện ra thực đơn của bữa ăn “rất đạm bạc”.
“Suất ăn của các con chỉ có lèo téo vài miếng thịt hoặc một mẩu xúc xích bé tí. Xúc xích nếu cho vui thì các con chắc sẽ đồng ý nhưng không hiểu sao lại cho vào thực đơn chính?”, một phụ huynh bày tỏ.
Bên cạnh đó, các phụ huynh cũng lo ngại với khẩu phần ăn như vậy sẽ không thể đủ dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của các em học sinh đang trong giai đoạn phát triển.
Học sinh ăn bán trú bữa trưa tại Trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền (Ảnh: TL)
“Chưa kể là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm bởi đến nay cũng chưa ai biết nguồn các loại thực phẩm như vậy có đảm bảo an toàn và đủ dinh dưỡng cho cac con hay không”, nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng.
Ngoài ra, nhiều phụ huynh cũng lên tiếng kiến nghị nhà trường cần làm rõ và công khai việc thu một số khoản thu như phí sửa chữa cơ sở vật chất, phí vệ sinh… nhưng sau đó các học sinh vẫn phải chịu cảnh nóng bức, quạt hỏng mà không sửa chữa.
Nhà trường nhận lỗi “có thiếu sót”
Trao đổi với báo Gia đình Việt Nam về vấn đề này, bà Giang Thị Lan Anh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình) xác nhận đúng là có những thông tin phản ánh nêu trên của phụ huynh học sinh.
Video đang HOT
Theo bà Lan Anh, ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh này, phía nhà trường đã yêu cầu doanh nghiệp cung cấp khẩu phần ăn phải rà soát, chấn chỉnh việc lên thực đơn cho học sinh trong trường.
Thực đơn bữa ăn bán trú do nhà trường cung cấp.
“Ngay sau khi nhận được phản ánh, Ban giám hiệu nhà trường đã triệu tập cuộc họp với đại diện phụ huynh học sinh và nhận lỗi do khâu giám sát chưa tốt đã dẫn đến tình trạng này”, bà Lan Anh nói.
Theo lãnh đạo Trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền, hiện nay nhà trường đang ký kết hợp đồng với Công Ty TNHH Thương mại Và Dịch vụ Xuất nhập khẩu Nhật Anh (Hà Nội) trong việc cung cấp các suất ăn bán trú tại trường cho hơn 900 học sinh.
“Trong hợp đồng đã ký kết với nhà trường, Công ty Nhật Anh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nguồn gốc các loại thực phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn theo quy định của pháp luật”, bà Lan Anh nói.
Đối với một số khoản thu chi theo phản ánh của phụ huynh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền cho biết, nhà trường thực hiện việc thu các loại theo quy định của UBND tỉnh Thái Bình.
Một số phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình) phản ứng vì cho rằng khẩu phần ăn trưa của học sinh quá đạm bạc, không đủ chất dinh dưỡng.
Riêng thông tin học sinh vẫn phải chịu cảnh nóng bức, quạt hỏng mà không sửa chữa sau khi đã nộp tiền, lãnh đạo nhà trường thừa nhận đây là thiếu sót trong việc kiểm tra thiết bị và hiện nay đã khắc phục xong.
Theo bà Giang Thị Lan Anh, hiện nay sự việc đã được báo cáo lên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thái Thụy (Thái Bình).
“Phòng có chỉ đạo rà soát, tiến hành đối thoại để tìm được tiếng nói chung giữa nhà trường và phụ huynh học sinh”, bà Lan Anh nói.
Bữa ăn bán trú của học sinh 'mùa Covid -19'
Ngay khi học sinh trở lại trường, công tác phòng chống dịch Covid -19 đã được các trường học đặt lên hàng đầu.
Đặc biệt các trường có học sinh bán trú để việc thực hiện an toàn bữa ăn cho học sinh, còn có sáng kiến lập những vách ngăn trong suốt tại các bếp ăn, mỗi học sinh ngồi một khoang riêng để giữ khoảng cách, hạn chế lây nhiễm COVID-19.
Những ngày đầu tháng 5, hầu như học sinh hai khối THCS và THPT trên cả nước đều đã quay trở lại trường học sau hơn 3 tháng tạm nghỉ để phòng COVID-19.
Bên cạnh vệ sinh, khử khuẩn trong không gian lớp học, các trường cũng thường xuyên lau dọn bếp ăn.
Đối với những trường cho học sinh bán trú, số lượng suất ăn nhiều nên công đoạn chế biến thực phẩm được đặc biệt coi trọng.
Cô Nguyễn Ngọc Lan, Hiệu trưởng trường THCS Wellspring, cho biết: "Khi học sinh quay lại trường, trong thời gian này nhà trường sẽ tạm thời không tổ chức các hoạt động tập thể. Đối với giờ ăn trưa của học sinh nhà trường chia thành 2 ca, học sinh xếp hàng lấy khay, nhận đồ ăn theo các vạch kẻ sẵn, để đảm bảo mật độ tập trung không quá đông.
Học sinh xếp hàng lấy khay ăn theo các vạch được kẻ sẵn.
Học sinh đứng giãn cách nhận đồ ăn
Nhóm thức ăn cung cấp chất bột như gạo, ngô, khoai,... được học sinh lựa chọn theo sở thích.
Một nữ sinh vẫn đeo khẩu trang khi đi lấy đồ ăn để đảm bảo vệ sinh cho bản thân và các bạn.
Ngoài sắp xếp ăn theo ca, có trường các bàn ăn còn được thiết kế vách ngăn, tránh tiếp xúc trực tiếp.
Mỗi bàn chỉ có 3 học sinh cùng ăn một lúc dù có 6 chỗ ngồi.
Thầy cô giáo liên tục đi lại kiểm tra, nhắc nhở việc giãn cách, đảm bảo cự ly giao tiếp của học sinh.
Đi học lạisau nhiều tháng ở nhà, các em học sinh trở lại ăn cơm trưa ở trường không còn như trước vì sẽ ngồi cách xa nhau qua vách ngăn. Nên không còn cảnh nói chuyện trêu đùa nhau khi ăn
Sau khi ăn xong, học sinh phân loại thức ăn thừa theo hướng dẫn, để khay đựng đồ tại nơi quy định và có nhân viên bếp ăn thu dọn.
Theo hướng dẫn của Sở GD - ĐT Hà Nội, yêu cầu các cơ sở giáo dục rà soát, đánh giá mức độ an toàn, bố trí lệch giờ học, giờ ăn trưa để phòng chống dịch COVID-19. Đồng thời, phải triển khai các điều kiện bảo đảm an toàn cho học sinh như phối hợp tổ chức vệ sinh khử khuẩn trường, lớp học. Trong lớp học, phải bố trí giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể, sao cho giữa 2 học sinh có khoảng cách phù hợp theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Một số trường khác như THCS Thực nghiệm, THCS Ngoại ngữ - ĐH Ngoại ngữ, hiện vẫn chưa mở bếp ăn trở lại do xếp lịch học đan xen. Tại những trường này, mỗi ngày học sinh chỉ được học một buổi tại trường, buổi còn lại học online ở nhà.
Bữa cơm bán trú níu chân học sinh ở trường Pa Nang Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Pa Nang trở thành ngôi nhà thứ 2 của các em người Vân Kiều, bởi các em không chỉ được học chữ làm người Buổi sáng trên dãy Trường Sơn vốn trong lành tinh khiết, trời đất đang độ vào xuân, chỉ một vài ngày nữa thôi, các em học sinh ở...