Thách thức nào ‘cản đường’ mục tiêu tăng trưởng kinh tế mới của Trung Quốc?
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 6% trong năm 2021 của Trung Quốc là “quá thận trọng” và nhấn mạnh rằng, tăng trưởng của quốc gia này có thể vượt 8% trong năm nay.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 6% vào năm 2021. (Nguồn: Twitter)
Ngày 5/3, trong bản báo cáo công việc năm 2021 tại Lễ khai mạc Kỳ họp thứ tư Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại, tức Quốc hội – NPC) Khóa XIII, Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 6% vào năm 2021.
“Khi đặt ra mục tiêu này, chúng tôi đã tính đến sự phục hồi của hoạt động kinh tế”, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh.
Mục tiêu mới “quá thận trọng”
Năm 2020, Trung Quốc đã chi hàng trăm tỷ USD cho các chương trình kích thích hoạt động kinh tế, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng lớn và phát tiền mặt cho người dân.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng, Trung Quốc đã đặt mức thâm hụt ngân sách trong năm vào khoảng 3,2%; thấp hơn một chút so với năm ngoái, “dựa trên việc ngăn chặn hiệu quả Covid-19 và phục hồi kinh tế”.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng giảm lượng tiền mà các chính quyền địa phương có thể phát hành trái phiếu đặc biệt trong năm nay xuống khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ (15 tỷ USD) – mặc dù vẫn đạt khoảng 3,65 nghìn tỷ Nhân dân tệ (564 tỷ USD). Số tiền đó chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như mạng 5G, sân bay, đường sắt….
“Trung Quốc cũng sẽ không phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trong năm nay. Chính phủ đã phát hành khoảng 155 tỷ USD trái phiếu như vậy vào năm 2020 để tài trợ cho thiết bị y tế và công nghệ được sử dụng để chống lại đại dịch Covid-19″, Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ông Lý Khắc Cường cũng cho biết, Chính phủ sẽ duy trì sự “hỗ trợ cần thiết” cho nền kinh tế và “tránh những bước ngoặt” trong chính sách khi cố gắng cân bằng sự phục hồi.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế hướng tới các ưu tiên khác, bao gồm cả mong muốn không phụ thuộc vào Mỹ về công nghệ chủ chốt – mặc dù một số nỗ lực của nước này đã bị cản trở bởi các hạn chế của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc.
Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tập trung vào đổi mới bằng cách chi nhiều tiền hơn cho nghiên cứu và phát triển. Nước này đang cố gắng giảm lượng khí thải và dự định tăng cường các biện pháp toàn diện và nỗ lực chung về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, mục tiêu mới này lại thấp hơn những gì một số chuyên gia muốn thấy đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Iris Pang, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại ING cho hay, Trung Quốc bất ngờ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP, nhưng ở mức tương đối thấp. “Tôi lo lắng rằng, mục tiêu GDP thấp có thể báo hiệu khả năng Chính phủ đưa ra kịch bản cho sự trở lại của Covid-19″, ông Iris Pang nhấn mạnh.
Các nhà phân tích tại Nomura nhận thấy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế mới có thể được hiểu là “quá thận trọng”. “Theo quan điểm của chúng tôi, Bắc Kinh nhận thức sâu sắc rằng, tăng trưởng của quốc gia này có thể vượt 8% trong năm nay”, các nhà phân tích tại Nomura nói.
Thách thức nào đang “cản đường” kinh tế?
Theo trang CNN , vẫn có những lĩnh vực khác mà Bắc Kinh phải “để mắt” đến trong năm nay.
Xét cho cùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 (2,3%) vẫn là tốc độ chậm nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn tồn tại một số điểm yếu. Đó là doanh số bán lẻ đã sụt giảm. Điều này cho thấy rằng, người dân tại quốc gia này vẫn còn thận trọng với việc tiêu tiền trong bối cảnh đất nước đang đấu tranh để dập tắt hoàn toàn dịch Covid-19.
Chương trình vaccine ngừa Covid-19 của quốc gia này hiện cũng đang gặp phải khó khăn. Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng cho 1,4 tỷ người dân nhưng cho đến nay, chỉ khoảng 3,5% dân số được tiêm chủng.
Đầu tuần này, ông Guo Shuqing, Bí thư đảng ủy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho rằng, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng bong bóng và xu hướng đầu cơ là nguy hiểm.
Chính quyền các địa phương ở Trung Quốc từ đầu năm nay đã đẩy mạnh nỗ lực “hạ nhiệt” thị trường bất động sản, bao gồm hạn chế số căn nhà được mua và siết hoạt động của các công ty phát triển nhà.
Các cơ quan khác cũng đã ban hành các quy tắc nhằm hạn chế cho vay trong lĩnh vực này. Ông Guo cảnh báo rằng, các khoản cho vay xấu có thể tiếp tục gây rủi ro cho hệ thống tài chính, có thể làm chậm tốc độ phục hồi.
Một loạt công ty nhà nước lớn đã tuyên bố phá sản hoặc vỡ nợ trong năm qua – xu hướng đáng lo ngại đối với lĩnh vực mà ông Tập muốn thúc đẩy như một động lực chính của hoạt động kinh tế và đổi mới. Các khoản vỡ nợ của các công ty nhà nước đã tăng lên 15,5 tỷ USD vào năm 2020, tăng 220% so với năm trước, theo ước tính gần đây của Công ty Zhongtai Securities có trụ sở tại Tế Nam.
Bên cạnh đó, trong bản báo cáo công việc năm 2021, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định việc làm, đồng thời nói thêm rằng, đất nước sẽ tăng cơ hội việc làm ở những nơi có khả năng. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn là mối quan tâm lớn đối với Bắc Kinh và nước này đã cam kết tạo ra ít nhất 11 triệu việc làm mới ở các khu vực thành thị trong năm nay.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp thành thị của Trung Quốc vẫn ở mức khoảng 5,6%, một số nhà phân tích nghi ngờ, bức tranh toàn cảnh của thị trường việc làm có thể có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều.
Theo Yao Yang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh cho biết, rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2021 là sự suy giảm tiêu dùng. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp chung của Trung Quốc có thể là gần 20%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp thành thị.
Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số là yêu cầu bức thiết hiện nay
Dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, do đó các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn "hậu Covid-19" dựa trên đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nền kinh của Việt Nam khiến tăng trưởng kinh tế năm 2020 thấp nhất trong 3 thập niên vừa qua. Tuy nhiên, dịch bệnh cũng có tác động tích cực đối với tăng trưởng cả về lượng và chất của một số ngành hàng, thông qua thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu một số ngành theo hướng ngành kinh tế phi tiếp xúc; đặc biệt là chuyển đổi số, buộc tái cơ cấu, cắt giảm chi phí đối với các ngành kinh tế tiếp xúc...
Ở góc độ tích cực, đại dịch là cú huých quan trọng ban đầu đối với quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam, tuy nhiên, quá trình này không dễ dàng do nhiều nguyên nhân.
Chính phủ cần duy trì những ngành đang có tốc độ chuyển đổi số nhanh và có những chính sách hỗ trợ trong thời gian tới.
Ông Phan Đức Quang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tập đoàn Proview nêu thực tế, chuyển đổi số tại các doanh nghiệp hiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức về chi phí ứng dụng công nghệ số cao, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu nhân lực có trình độ...
Theo ông Quang: "Khó khăn lớn nhất là chúng tôi cần biết được rằng trên thế giới là những công nghệ, giải pháp, phát triển nền tảng công nghệ đã phát triển nghiên cứu tới đâu? Khó khăn thứ hai là về việc tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng để có thể áp dụng các thử nghiệm nghiên cứu giải pháp của mình. Vì khi tiếp cận với các tổ chức doanh nghiệp thì việc tạo kết nối để có được một hệ sinh thái, thông thường nó rất mất nhiều thời gian và nhiều lúc các chủ doanh nghiệp cũng không sẵn sàng để hỗ trợ".
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đổi mới tư duy và đổi mới thể chế chính sách theo hướng tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mạnh mẽ và huy động sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước là yếu tố quan trọng bậc nhất cho khoa học, công nghệ để phát triển.
Đồng thời, huy động được nguồn lực cần thiết cho đầu tư vào khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó chú ý đột phá về thể chế, chính sách. Do đó việc chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là một quá trình để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế chứ không phải chỉ để đối phó với dịch bệnh. Yêu cầu đặt ra là cần xây dựng, triển khai thực hiện sớm chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số chính là cơ hội hiếm có để thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước.
Chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo là một quá trình để tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.
Cần phải thay đổi tư duy, biến công nghệ thông tin và chuyển đổi số là cú hích quan trọng và là trụ cột nền tảng để nâng đỡ quá trình phục hồi, tăng cường năng lực chống chịu và cải thiện chất lượng tăng trưởng theo hướng hiệu quả, xanh và bền vững.
Ông Phạm Sỹ An, Trưởng phòng Phòng Kinh tế vĩ mô và thể chế kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, quá trình chuyển đổi số vốn đã diễn ra ở Việt Nam trong một vài năm qua. Nhưng chuyên gia này cũng đặt ra lo ngại quá trình chuyển đổi số liệu có bị "chùng xuống" một khi dịch Covid-19 được kiểm soát:
"Chúng tôi có một lo ngại, khi dịch Covid-19 qua đi, nền kinh tế lại có thể quay trở lại trạng thái bình thường có nghĩa là những hoạt động và chuyển đổi số của mình do Covid-19 thúc đẩy, nâng lên, thì khi qua đi qua lại quay về trạng thái ban đầu, không còn gọi là chuyển đổi số mạnh nữa.
Do đó chúng tôi mong muốn Chính phủ duy trì được những ngành mà đang có tốc độ chuyển đổi số nhanh và có những chính sách hỗ trợ cho họ để họ có thể thực hiện một cách dài hạn, chứ không phải là chỉ qua thời kỳ Covid này, sau đó lại quay trở lại bình thường" - ông Phạm Sỹ An bày tỏ.
Việt Nam mang đến nhiều cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Ấn Độ Tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu là tiềm năng to lớn giúp tăng cường hơn nữa mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn được xem là những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mỗi nước. Dây chuyền sản xuất...