Thách thức mới của tiến trình hòa bình Trung Đông
Tổng thống Mỹ Đ.Trăm đứng trước sức ép từ các nước châu Âu cũng như các thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về những vấn đề liên quan cuộc xung đột I-xra-en – Pa-le-xtin. Một kế hoạch hòa bình cho Trung Đông có thể sẽ gặp không ít thách thức khi người đứng đầu Nhà trắng phải đưa ra các phương thức xử lý phù hợp.
Xung đột giữa lực lượng an ninh I-xra-en và người Pa-le-xtin ở dải Ga-da. Ảnh VOX
Tám nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) gồm Pháp, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Điển, Anh, Bỉ, Đức, I-ta-li-a từng ra tuyên bố chung cảnh báo Mỹ trước thời điểm chính quyền Tổng thống Đ.Trăm công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông nhằm giải quyết xung đột giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Các nước EU nhấn mạnh, bất kỳ kế hoạch hòa bình nào mà không cân nhắc đến “các vấn đề đã được quốc tế đồng thuận”, nhất là giải pháp hai nhà nước dựa trên đường biên giới năm 1967 với Giê-ru-xa-lem là thủ đô của hai nhà nước, sẽ có nguy cơ thất bại và bị lên án. EU khẳng định lại việc duy trì cam kết mạnh mẽ đối với các vấn đề đã được quốc tế đồng thuận cho một nền hòa bình bền vững và lâu dài tại Trung Đông dựa trên pháp luật quốc tế, các nghị quyết liên quan của Liên hợp quốc và các thỏa thuận trước đây.
Thực tế, Mỹ đã xây dựng kế hoạch hòa bình Trung Đông trong hơn hai năm qua do con rể Tổng thống Đ.Trăm, ông G.Cu-snơ và Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Trung Đông, ông G.Grin-blát, chủ trì. Kế hoạch này đã phải trì hoãn công bố một số lần do các nguyên nhân khác nhau. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc N.Ha-lây cho biết, kế hoạch này bao gồm nhiều nội dung cụ thể hơn và thừa nhận tình thế tại Trung Đông đã thay đổi theo nhiều xu hướng mạnh mẽ. Tuy vậy, Pa-le-xtin tỏ ra nghi ngờ kế hoạch của Mỹ và cáo buộc chính quyền Tổng thống Đ.Trăm đứng về phía I-xra-en trong các vấn đề cốt lõi của cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ qua. Pa-le-xtin hiện từ chối tham gia vào nỗ lực trung gian của Oa-sinh-tơn.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc nhận định, cách tiếp cận của Mỹ đã phá hỏng nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết vấn đề Trung Đông, đồng thời kêu gọi Oa-sinh-tơn thay đổi. Nga cho rằng, các động thái của Mỹ, như công nhận Giê-ru-xa-lem là thủ đô của I-xra-en, đóng cửa văn phòng đại diện Tổ chức giải phóng Pa-le-xtin ở thủ đô Oa-sinh-tơn, cắt kinh phí cấp cho Cơ quan Liên hợp quốc cứu trợ người tị nạn Pa-le-xtin (UNRWA), ngừng viện trợ cho hai bệnh viện ở Đông Giê-ru-xa-lem… đã gây tổn hại tới những nỗ lực tìm kiếm một giải pháp toàn diện cho cuộc xung đột I-xra-en – Pa-le-xtin.
Video đang HOT
Căng thẳng gia tăng gần đây giữa I-xra-en và Pa-le-xtin đã khiến nhiều người chết và bị thương, đẩy dải Ga-da của Pa-le-xtin vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Pa-le-xtin cáo buộc I-xra-en phá hoại giải pháp hai nhà nước bằng cách liên tiếp mở rộng các khu định cư trên các vùng lãnh thổ chiếm đóng của Pa-le-xtin. Đây cũng là một trong những vấn đề gai góc nhất gây cản trở hòa đàm giữa hai bên kể từ năm 2014. Trước những hồi chuông cảnh báo về bạo lực nghiêm trọng ở Ga-da đã được phát đi từ vùng đất khói lửa Trung Đông, Liên hợp quốc nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông. Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua dự thảo nghị quyết kêu gọi chấm dứt sự chiếm đóng của I-xra-en trên lãnh thổ của người Pa-le-xtin và khẳng định lại sự ủng hộ giải pháp hai nhà nước. Nga cũng kêu gọi nối lại hợp tác quốc tế trong khuôn khổ nhóm “Bộ tứ” Trung Đông (gồm Liên hợp quốc, Nga, Mỹ, EU), nhằm tổ chức đối thoại trực tiếp giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Tuy nhiên, trước thực tế hiện nay, khi Mỹ có những động thái ủng hộ đồng minh I-xra-en và bị Pa-le-xtin phản đối, nỗ lực tháo gỡ bế tắc cho tiến trình hòa bình Trung Đông còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức.
Thanh Vân
Theo NDĐT
Iran âm mưu xoá sổ Israel khỏi bản đồ thế giới
Phát biểu tại Hội nghị các nước châu Âu và Trung Đông tổ chức tại Ba Lan tuần qua, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng tuyên bố rằng Iran đang âm mưu xoá sổ Israel khỏi bản đồ thế giới, thúc đẩy một cuộc thảm sát đẫm máu nổ ra.
Chuẩn tướng Hossein Salami tuyên bố nếu Israel tấn công Iran là tự loại bỏ chính họ.
Trong hội nghị quan trọng về Trung Đông được tổ chức tại Ba Lan, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã gọi Iran là mối đe doạ lớn nhất đối với hoà bình và an ninh khu vực.
"Chính Ayatollah Khamenei đã nói: "Đó là nhiệm vụ của Cộng hoà Hồi giáo Iran để xoá sổ Israel khỏi bản đồ. Hệ thống cai trị của Iran đã công khai ủng hộ một cuộc thảm sát và họ tìm mọi cách để đạt được điều đó" - Pence nói thêm.
Phản ánh về quyết định của Mỹ khi rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran năm 2015, Pence đã không hài lòng về cơ chế mới của Pháp, Đức và Anh khi cho phép các doanh nghiệp châu Âu tiếp tục hoạt động tại Cộng hoà Hồi giáo, trước các lệnh trừng phạt của Mỹ.
"Đây là một bước đi không được khuyến khích, nó sẽ chỉ củng cố sức mạnh cho Iran, làm suy yếu EU, tạo thêm khoảng cách giữa các nước châu Âu và Mỹ. Đã đến lúc các đối tác châu Âu của chúng tôi rút khỏi thoả thuận hạt nhân Iran và tham gia vào những thoả thuận về kinh tế, ngoại giao mang lại cho người dân Iran, cho khu vực và toàn thế giới sự hoà bình, an ninh, và tự do mà họ xứng đáng phải có được".
Ngày nay, các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Iran là cực kỳ khó khăn, và sẽ còn khó khăn hơn nữa cho đến khi Iran thay đổi các hành vi đe doạ hoà bình và bất ổn.
Theo lời phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo, Pence đã nói với các phóng viên rằng, đối đầu với Iran là một bước đi cần thiết cho bất kì quốc gia nào mong muốn có được hoà bình và ổn định ở Trung Đông.
Căng thẳng sôi sục
Hội nghị về Trung Đông diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Iran và Israel đang rối ren, Tei Aviv lo ngại về vụ Teheran bị cáo buộc cố gắng mở rộng đầu mối trong khu vực và thiết lập một sự hiện diện quân sự lâu dài tại Syria.
Căng thẳng giữa hai nước đạt đến đỉnh điểm khi Lực lượng Quốc phòng Israel bắt đầu tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu quân sự của Iran ở Syria.
"Chúng tôi tuyên bố rằng nếu Israel thực hiện bất kỳ hành động nào để tiến hành một cuộc chiến chống lại chúng tôi, điều đó chắc chắn sẽ dẫn đến việc loại bỏ chính họ và giải phóng các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng", Chuẩn tướng Hossein Salami, phó trưởng Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo tinh nhuệ Iran nói.
Trong một diễn biến song song, căng thẳng giữa Mỹ và Iran càng trầm trọng hơn kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump- người ủng hộ mạnh mẽ Israel- đã rút khỏi thoả thuận quốc tế về chương trình hạt nhân Iran năm 2015 và hoan nghênh Washington áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Theo Danviet
Kỳ diệu mẹ 25 tuổi sinh thường 7 con cùng một lúc Người mẹ mới đang ở trong tình trạng sức khỏe tốt sau khi sinh thường 7 đứa con cùng một lần, 6 gái và 1 trai. Người mẹ 25 tuổi giấu tên trải qua ca sinh phi thường tại một bệnh viện ở Diyali, miền Đông Iraq. Đây được cho là trường hợp sinh bảy riêng rẽ lần đầu tiên ở đất nước...