Thách thức khi dẫn dắt một trường ĐH trong kỷ nguyên số
Giáo dục ĐH Việt Nam đang trải qua những cải cách quan trọng, hướng tới hội nhập quốc tế. Trong lần sang thăm Việt Nam mới đây, GS Jane den Hollander AO – Hiệu trưởng Trường Đại học Deakin (Australia) – Trường xếp hạng 213 trong top 500 trường ĐH hàng đầu thế giới – đã có chia sẻ về những thử thách trong việc dẫn dắt một trường ĐH công lập phát triển trong thời đại thay đổi đột phá.
Kỹ thuật số là một điều hiển nhiên
Sự thay đổi đột phá đang tạo ra những lĩnh vực kinh doanh mới và đưa đến những mô hình mới cho các trường ĐH cũng như nó mang đến cho lĩnh vực kinh doanh toàn cầu khác.
Các khóa học trực tuyến mở (MOOCs) đã trở thành những yếu tố thay đổi luật chơi. Các khóa học này cho phép người học tham gia học bất cứ lúc nào 24/7, tự học và là một lựa chọn thay thế miễn phí dành cho SV, thu hút khoảng 58 triệu người học toàn cầu. MOOCs đã mang đến cơ hội học tập cho nhiều người – những người đúng ra không có cơ hội tham gia vào giáo dục ĐH.
Những công nghệ mới cũng đang ảnh hưởng đến các trường ĐH tập trung vào mô hình giảng dạy truyền thống tại trường. Giáo dục ĐH từng rất đơn giản: Một giảng viên, một cái bảng và vài trăm SV đến lớp vào một thời gian biểu cố định. Ngày nay, SV có thể đăng nhập vào hệ thống để nghe giảng từ phòng ngủ hoặc từ một quán cà phê tại bất cứ thời điểm nào không kể ngày hoặc đêm.
Các trường ĐH có thể truy cập vào các nguồn tài liệu mở để mang đến cho SV những giảng viên tốt nhất thế giới và những tài liệu thú vị nhất. SV có thể tham gia vào các diễn đàn thảo luận với SV trên nền tảng giáo dục khác nhau từ nhiều quốc gia. SV có thể học mô hình hóa học thông qua thực tế ảo 3D hoặc tham gia một buổi giới thiệu về trường qua thực tế ảo khi đang ở một nơi nào khác trên thế giới.
Dữ liệu về một số lượng lớn SV tham gia vào các MOOCs cho chúng ta cách nghĩ mới về thông tin và cách liên kết thông tin để tạo ra những đánh giá chuyên sâu về việc SV học như thế nào. SV có cơ hội tạo ra môi trường học tập mà họ là trung tâm, cá nhân hóa môi trường học tập.
Cộng thêm vào nền tảng kỹ thuật số này, có một sự thay đổi nhanh chóng về đặc điểm dân số toàn cầu và những nhu cầu tăng nhanh không ngừng với giáo dục ĐH.Điều này đồng nghĩa với việc các trường ĐH đang hoạt động với một “chuẩn bình thường mới”. Nhiều SV quốc tế hơn, nhiều thế hệ SV chuyển đổi giữa các trường trước khi tốt nghiệp, nhiều SV vừa học vừa làm, nhiều SV lớn tuổi, nhiều SV có ít nhất một người phụ thuộc.
Chìa khóa đến với nền kinh tế tri thức
Video đang HOT
GS Jane den Hollander AO
Chúng ta đang nhìn thấy một đấu trường toàn cầu về trí tuệ bởi sự phát triển của nền kinh tế tri thức đòi hỏi một sự phát triển bền vững trong khi chất lượng SV tốt nghiệp không ngừng tăng cao. Các trường ĐH chính là chìa khóa đi đến nền kinh tế tri thức. Họ tạo ra nền tảng kiến thức giúp thúc đẩy các phát minh và nghiên cứu. Và nhờ đó đẩy nhanh sự hiệu quả và tăng trưởng kinh tế, và quan trọng hơn hết, các trường đại học chuẩn bị đội ngũ nhân lực mà nền kinh tế thế kỷ 21 cần.
Trong thời điểm này, chúng ta cần xem xét như thế nào được định nghĩa là một trường ĐH xếp hạng toàn cầu. Và xếp hạng thế giới không phải là một cái nhãn mà chúng ta có thể tự phong… uy tín tốt hay không, nếu không được hỗ trợ bằng những chứng cứ rõ ràng thì các chiến dịch marketing cũng không giúp được gì. Vì vậy chúng ta cần có bằng chứng thật. Không thể dùng những tin tức giả tạo.
Danh tiếng toàn cầu phải được công nhận bởi mọi người trên nền tảng của các tiêu chuẩn công nhận quốc tế… xếp hạng quốc tế hiện nay là một phần không thể thiếu của các trường ĐH trong việc khẳng định uy tín và thương hiệu.
Nhìn vào những người thắng cuộc và thua cuộc trong xếp hạng quốc tế cho chúng ta có một cái nhìn thú vị về sự dịch chuyển trong bức tranh tổng quan ĐH toàn cầu. Vào năm 2003 không có bất cứ trường ĐH nào của Trung Quốc nằm trong top 100 của ARWU, và chỉ 19 trường nằm trong top 500. 15 năm sau có 2 trường Trung Quốc nằm trong top 100 và 57 trong top 500.
Hiện châu Á Thái Bình Dương là khu vực năng động nhất trong mảng giáo dục ĐH.
Điều gì tạo nên một trường ĐH đẳng cấp?
Trong khi không có một định nghĩa cụ thể nào về đại học đẳng cấp thế giới, có những chỉ tiêu chung bao gồm: Mức dộ vốn, tỷ lệ SV so với nhân viên, số lượng SV quốc tế và nhân viên quốc tế, nguồn lợi từ nghiên cứu và ảnh hưởng của các nghiên cứu và phần trăm số bài báo với cộng sự quốc tế.
Đáng chú ý là luôn có sự thiên vị vốn có đối với ngôn ngữ tiếng Anh và các mô hình giáo dục phương Tây trong tất cả các xếp hạng phổ biến. Nên nhớ rằng những bài báo có tầm ảnh hưởng đầu tiên của Einstein được viết bằng tiếng Đức và những công trình đầu tiên của Marie Curie được xuất bản bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới ngày nay được xuất bản bằng tiếng Anh.
Chuyên gia giáo dục ĐH toàn cầu Jamil Samli đưa ra ba đặc điểm của một trường ĐH đẳng cấp thế giới: Đầu tiên, SV tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng săn đón. Thứ hai, nghiên cứu dẫn đầu và thứ ba, năng động trong chuyển giao kiến thức và công nghệ. Quan trọng nhất là sự liên kết giữa từng yếu tố, điều giúp làm nên một trường ĐH đẳng cấp thế giới. Nghiên cứu, chuyển giao kiến thức và học tập… gắn bó chặt chẽ với nhau và củng cố cho nhau.
Và đương nhiên để mang đẳng cấp thế giới thì trường ĐH phải vươn xa toàn cầu. Điều này đúng với tất cả các tổ chức giáo dục hoặc doanh nghiệp mong muốn đạt được đẳng cấp thế giới, nhân tố tạo nên một trường ĐH tốt chính là con người. Những trường ĐH tuyệt vời sẽ có nhiều giảng viên, nghiên cứu sinh, nhà quản lý và SV tài năng.
Các trường ĐH đẳng cấp thế giới luôn tìm kiếm nhân tài và SV tại các quốc gia khác để đảm bảo họ thu hút được những nhân tài, và việc này còn giúp họ mở tầm nhìn ra những cách làm việc mới, tạo dựng, ứng dụng và chia sẻ những ý tưởng và công nghệ mới.
Gia Hân (ghi)
Theo giaoducthoidai.vn
Xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục ĐH Việt Nam
Hội thảo tham vấn cho xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035 do Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp Bộ GD&ĐT tổ chức hôm nay (29/3), tại Hà Nội.
Hội thảo tham vấn cho xây dựng Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục ĐH Việt Nam
Tham dự hội thảo, về phía WB có ông Ousmane Dione, Giám đốc WB tại Việt Nam; ông Ju Ho Lee, Ủy viên Ủy ban GD quốc tế, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Khoa học và Phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc; ông Javier Alvarez, chuyên gia cấp cao của WB, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Columbia; bà Jane Davidson, Phó Hiệu trưởng Đại học University of Wales Trinity Saint David, nguyên Bộ trưởng của Xứ Wales; đại diện của Bộ Giáo dục Malaysia và một số chuyên cao cấp khác của WB.
Về phía khách mời Việt Nam có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc; đại diện một số bộ ngành liên quan; chủ nhiệm 8 đề tài trong Chương trình khoa học giáo dục liên quan đến giáo dục ĐH; lãnh đạo một số trường ĐH của Việt Nam và các chuyên gia độc lập.
Chiến lược tổng thể phát triển giáo dục ĐH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035 (Master plan) đặt mục tiêu: đến 2030, tầm nhìn 2035, hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam có khả năng đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế tri thức; tiên phong và dẫn dắt quá trình đổi mới, sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập toàn diện với hệ thống giáo dục đại học thế giới, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy năng lực cạnh tranh và sự thịnh vượng của quốc gia.
Bản chiến lược không chỉ xác định được những mục tiêu, giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao tri thức của các cơ sở giáo dục ĐH mà còn phải đưa ra được lộ trình triển khai khả thi, tạo ra được sự đồng thuận của các cấp, các bộ ngành, các cơ sở đào tạo và các bên liên quan.
Trong những năm qua, hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam đã được mở rộng về quy mô đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân, bước đầu hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trong giai đoạn sắp tới, nhiều yếu tố sẽ tác động đến hệ thống giáo dục ĐH, đỏi hỏi những đổi mới sâu sắc và toàn diện.
Trước bối cảnh mới này, Đảng và Nhà nước đã có những định hướng lớn về đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng trong đó bao gồm: định hướng về vai trò của nhà nước từ kiểm soát trực tiếp sang kiến tạo, giám sát; đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, trách nhiệm giải trình cao đối với cơ sở giáo dục ĐH; đổi mới quản trị đại học theo hướng hội nhập với thế giới.
Triển khai thực hiện định hướng đổi mới của Đảng và nhà nước, Bộ GD&ĐT một mặt tăng cường công tác pháp chế thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục ĐH và hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo động lực cho các cơ sở giáo dục ĐH năng động, sáng tạo và khai thác tiềm năng phát triển của mình.
Mặt khác, Bộ GD&ĐT xác định yêu cầu xây dựng được chiến lược phát triển giáo dục đào tạo, làm cơ sở cho sự đổi mới và phát triển toàn diện và bền vững trong dài hạn.
Trước mục tiêu này, Bộ GD&ĐT nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Ngân hàng Thế giới, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước đối với giáo dục đào tạo nói chung và việc xây dựng Chiến lược Phát triển tổng thể Giáo dục ĐH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035 nói riêng.
Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã lựa chọn và tạo điều kiện cho một số chuyên gia uy tín, các nhà thực tiễn và nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng Khung đề cương Chiến lược và tiến hành một số khảo sát đánh giá về quản trị đại học, cơ chế phân bổ tài chính và đầu tư và cơ chế đối tác công tư trong giáo dục ĐH. Các nghiên cứu thực chứng sẽ giúp cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Chiến lược.
Bộ GD&ĐT sẽ phối hợp với WB và một số tổ chức, cơ sở GDĐH tổ chức các hội nghị tham vấn với mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng, nhiều ý tưởng đổi mới của các cơ quan hữu quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà tuyển dụng, các thầy cô giáo, sinh viên; đặc biệt là các chuyên gia cấp cao của WB mà đây là hội thảo đầu tiên.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
VinUni sẽ ảnh hưởng giáo dục đại học Việt Nam như thế nào? Theo TS Đàm Quang Minh, hướng đi của Đại học VinUni tạo ra nguồn nhân lực tinh hoa thực sự mới, cũng như thách thức về tài chính, hiệu quả hoạt động. ảnh minh họa Thủ tướng vừa có ý kiến chỉ đạo về chủ trương cho phép thành lập VinUni. Đây là cơ sở giáo dục đại học tư thục, hoạt động...