Thách thức của Trung Quốc khi vận hành hạm đội lớn nhất thế giới
Dù sở hữu hạm đội hiện đã vượt Mỹ về số lượng tàu chiến, nhưng chuyên gia đánh giá rằng Trung Quốc có thể đối mặt với hàng loạt thách thức khi vận hành những chiến hạm này.
Một tàu sân bay Trung Quốc (Ảnh: Business Insider).
Theo Business Insider, trong khoảng 100 năm qua, thế giới đã chứng kiến ít nhất 4 cuộc mở rộng quy mô hải quân lớn, chuyển từ những lực lượng không đáng kể trở thành những nền tảng lớn.
Vài năm trước Thế chiến I, cả Mỹ và hải quân Đế quốc Đức đều mở rộng quy mô từ những lực lượng khiêm tốn trở thành hạm đội thách thức thế giới. Vào cuối Thế chiến II, hải quân Liên Xô cũng phát triển nhanh chóng.
Trong 20 năm qua, thế giới chứng kiến sự phát triển của hạm đội Trung Quốc. Vào năm 2000, họ sở hữu một lực lượng khiêm tốn, chủ yếu tập trung vào phòng vệ ven bờ. Khi đó, họ có một số đơn vị chủ lực sở hữu tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh, tàu khu trục nhưng hiếm khi triển khai những khí tài này ở xa khu vực ven biển của họ.
Hầu hết hạm đội Trung Quốc khi đó đều lạc hậu với chuẩn thế giới, ngay cả những chiến hạm mới cũng thua kém về công nghệ so với các cường quốc hải quân khác.
Mọi thứ đã thay đổi. Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc, hải quân Trung Quốc đang sở hữu 355 chiến hạm, bao gồm 145 tàu chiến mặt nước chủ lực. Họ hiện sở hữu hạm đội nhiều chiến hạm nhất thế giới, dù vẫn thua kém Mỹ về tổng lượng giãn nước của các tàu.
Ngoài quy mô, tốc độ mở rộng của Trung Quốc cũng khá nhanh, khi chỉ có một số ít chiến hạm đang trong biên chế của họ được đóng trước năm 2000. Có 36/40 tàu khu trục và 38/43 tàu hộ vệ đã gia nhập hạm đội Trung Quốc vào thế kỷ này.
Video đang HOT
Hai tàu sân bay sử dụng công nghệ cũ Liêu Ninh và Sơn Đông đều được hoàn thiện trong 10 năm qua và Trung Quốc chuẩn bị trình làng thêm các tàu sân bay nội địa khác.
Ngược lại, đội tàu của Mỹ lại khá “lớn tuổi” nếu so với Trung Quốc. Có 27/70 tàu khu trục Mỹ vào biên chế từ thế kỷ trước. Trong khi đó, 8/11 tàu sân bay, 21 tàu tuần dương, 28/50 tàu ngầm tấn công hạt nhân và 14 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đều là sản phẩm chế tạo từ thế kỷ 20.
Những thách thức
Tuy nhiên, phép so sánh như vậy không mang nhiều ý nghĩa. Ví dụ, tàu sân bay USS Nimitz 46 tuổi của Mỹ vẫn được đánh giá là có năng lực vượt trội nếu so với tàu sân bay nội địa Type 03 của Trung Quốc dự kiến sẽ vào biên chế vào thời gian tới. Do hạm đội Mỹ được nâng cấp thường xuyên để cập nhật tính năng kỹ thuật hiện đại, nên nếu nói rằng hạm đội Trung Quốc mới hơn của Mỹ là đúng, nhưng tốt hơn là cách diễn đạt không chính xác.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc xây dựng một hạm đội quy mô lớn không phải lúc nào cũng là thành công. Giới quan sát cảnh báo, việc hiện đại hóa quy mô lớn hạm đội sẽ kéo theo chi phí vận hành rất đắt đỏ. Việc duy trì một đội tàu khổng lồ và luôn phải đảm bảo trang bị tốt cũng như các thủy thủ được huấn luyện bài bản có thể tạo nên một gánh nặng khổng lồ và tốn kém.
Rất ít quốc gia có thể duy trì các đội tàu khổng lồ trong một thời gian dài, một phần không nhỏ bởi vì các con tàu được xem là khoản đầu tư đòi hỏi ngân sách bảo trì lớn và những thay đổi công nghệ có thể nhanh chóng khiến chúng lỗi thời.
Ngoài ra, việc mở rộng hạm đội của Trung Quốc sẽ thu hút sự chú ý của các bên khác. Hải quân Mỹ trên thực tế vẫn chưa định hướng lại theo hướng cạnh tranh với Trung Quốc. Nhiều ưu tiên của Mỹ hiện tại vẫn đang là di sản từ thời Chiến tranh Lạnh và cuộc chiến chống khủng bố.
Tuy nhiên, hải quân Hàn Quốc và lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản đều sánh ngang với Trung Quốc về sự hiện đại, nếu không nói là vượt qua Bắc Kinh về khía cạnh năng lực công nghệ. Ngoài ra, việc Australia tham gia thỏa thuận an ninh đa phương AUKUS với Mỹ và Anh được xem là động thái của Canberra nhằm định hướng lại chiến lược quân sự của nước này. Theo thỏa thuận, Anh và Mỹ sẽ giúp Australia đóng tàu ngầm năng lượng hạt nhân.
Việc Trung Quốc mở rộng hạm đội cũng có thể khiến nhiều nước trong khu vực có các động thái nhằm đối phó với Bắc Kinh và đây cũng là một thách thức mà Bắc Kinh phải đối mặt.
"So găng" sức mạnh dưới lòng đại dương của tàu ngầm Mỹ - Trung
Quân đội Mỹ có hạm đội tàu ngầm uy lực được duy trì hoạt động nhiều năm qua, trong khi Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ tàu ngầm.
Một tàu ngầm của hải quân Mỹ (Ảnh minh họa: Quân đội Mỹ).
Khi Mỹ tăng cường tập trung an ninh vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Washington đã tập trung vào việc đảm bảo lợi thế của mình trước các đối thủ như Trung Quốc. Mục tiêu này bao gồm kế hoạch chia sẻ công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với Australia như một phần của quan hệ đối tác quốc phòng 3 bên mới bao gồm Mỹ - Anh - Australia.
Theo các nhà phân tích, hải quân Mỹ vẫn đi trước Trung Quốc trong hoạt động tác chiến dưới biển, nhưng hải quân Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD trong những năm gần đây để thu hẹp khoảng cách với Mỹ.
Theo một báo cáo của Viện Hudson có trụ sở tại Washington được công bố trong tháng này, mối đe dọa nhằm vào tàu ngầm của Mỹ và các đồng minh đã tăng lên đáng kể, bao gồm việc hải quân Trung Quốc hiện đại hóa hạm đội khoảng 65-70 tàu ngầm của nước này.
Báo cáo cho biết Trung Quốc tìm cách tiến hành các hoạt động tác chiến như một phần của chiến lược phòng thủ tích cực, nhằm mở rộng ảnh hưởng và tham vọng kiểm soát lãnh thổ của quốc gia này, đồng thời cản trở lực lượng Mỹ trong khu vực.
"Tàu ngầm là thành phần ngày càng quan trọng trong kho vũ khí của đối thủ, mang lại những năng lực then chốt cần thiết cho các chiến lược của họ", báo cáo cho biết thêm.
Theo báo cáo, để đối phó với mối đe dọa tàu ngầm đang gia tăng, quân đội Mỹ và đồng minh cần một cách tiếp cận mới bền vững và hiệu quả hơn đối với hoạt động tác chiến chống ngầm. Nếu không, các đối thủ sẽ khai thác lợi thế ngày càng tăng dưới đáy biển của họ để làm thay đổi vĩnh viễn các mối quan hệ an ninh với các đồng minh và đối tác của Mỹ.
Kế hoạch năm 2021 của hải quân Mỹ cũng nhấn mạnh những rủi ro từ hải quân Trung Quốc, nước có hạm đội lớn nhất thế giới. Kế hoạch chỉ ra rằng Mỹ cần xây dựng một "hạm đội lớn hơn, sát thương hơn" với nhiều tàu ngầm hơn.
Mỹ hiện có khoảng 66 tàu ngầm, trong đó có hơn 50 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và hơn 10 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo.
Trung Quốc đã đầu tư để phát triển hạm đội tàu ngầm trong những năm qua (Ảnh minh họa: Getty).
Ni Lexiong, chuyên gia quân sự tại Thượng Hải, cho rằng cả Trung Quốc và Nga đều có năng lực chống ngầm kém hơn Mỹ.
"Tuy nhiên đánh giá từ thực tế rằng, tàu ngầm Trung Quốc có thể đột ngột xuất hiện cách tàu ngầm Mỹ vài trăm mét mà không bị phát hiện cho thấy, khả năng chống ngầm của Mỹ vẫn còn một số thiếu sót", ông Ni cho biết.
"Trong những năm gần đây, khả năng chống ngầm trên không, trên mặt nước và dưới biển của Trung Quốc đã được cải thiện đáng kể và đã làm giảm năng lực đe dọa của tàu ngầm Mỹ", ông Ni cho biết thêm.
Tuy nhiên Zhou Chenming, nhà nghiên cứu tại viện khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh, cho biết tàu ngầm Mỹ vẫn gây ra mối nguy hiểm đáng kể cho Trung Quốc.
"Mỹ có rất nhiều tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, và họ có cho rằng chúng ta là một mối đe dọa không? Năng lực tàu ngầm của Mỹ chắc chắn rất mạnh, đó là lý do Trung Quốc và Nga đều tìm cách tăng cường sức mạnh chống ngầm của mình, đặc biệt khi tình hình an ninh quốc tế vẫn bất ổn", ông Zhou nhận định.
Theo các nhà phân tích, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc thu hẹp khoảng cách với Mỹ.
Collin Koh, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, cho biết hải quân Mỹ đã có nhiều thập niên kinh nghiệm trong tác chiến chống ngầm. Koh nói rằng mặc dù hải quân Trung Quốc đã có "những bước tiến đáng chú ý", bao gồm việc tiếp cận các công nghệ của Nga vào những năm 1990, nhưng vẫn có một khoảng cách nhất định.
Báo Nhật chê sĩ khí quân đội Trung Quốc Nikkei cho rằng tinh thần binh sĩ thấp là điểm yếu khiến Trung Quốc phải tăng đầu đạn tên lửa hạt nhân và tăng tỷ lệ sinh để bù đắp. Trung Quốc gần đây xây dựng loạt giếng phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới trong vùng sa mạc nội địa. Chính phủ nước này cũng đang nỗ lực tăng...