Thách thức của doanh nghiệp logistic trong dòng chảy TMĐT xuyên biên giới
Theo các chuyên gia, khó khăn lớn nhất là làm sao thiết lập được mạng lưới vận chuyển và thời gian giao hàng.
Ngành thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới tại Đông Nam Á đang bước vào giai đoạn vàng với những bước phát triển nhảy vọt, ước tính đạt doanh số gần 90 tỷ USD trong năm 2022, gấp 1,2 lần so với năm trước đó. Đứng trước tiềm năng này, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh phải sẵn sàng tạo bước đột phá trong thị trường TMĐT xuyên biên giới với nhiều sáng kiến hữu ích.
Việt Nam được đánh giá là một trong số những thị trường TMĐT nhiều tiềm năng của khu vực, có khả năng vượt lên nhờ cung cấp các sản phẩm ngách, tập trung vào thị hiếu người tiêu dùng của từng thị trường trong khi giữ vững chất lượng hàng hóa tốt cùng chi phí phải chăng.
Nhiều doanh nghiệp giao nhận đầu tư công nghệ tối ưu quy trình giao vận.
Theo báo cáo của Công ty tư vấn và phân tích thị trường Mordor Intelligence, ước tính đến năm 2023, tổng giá trị thị trường TMĐT xuyên biên giới của Đông Nam Á sẽ đạt 12 tỷ USD, đóng góp tới hơn 40% tổng giá trị thị trường khu vực. Dù được đánh giá là rất tiềm năng nhưng TMĐT xuyên biên giới phải đối mặt với không ít thách thức.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, khó khăn lớn nhất là thiết lập được mạng lưới vận chuyển và thời gian giao hàng chặt chẽ. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp chuyển phát phải có nền tảng tiềm lực lớn. Trong khi đó, những hạn chế trong mạng lưới, khả năng giao nhận của doanh nghiệp có thể để lại ảnh hưởng nghiêm trọng như tình trạng chậm trễ, thất lạc hàng hóa, giá cước giao vận cao…
Khó khăn của TMĐT xuyên biên giới còn nằm ở việc đảm bảo thời gian giao hàng cũng như tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng. Chính vì vậy, các đơn vị vận chuyển muốn tham gia vào xu thế này cần tối ưu hóa từng mắt xích trong quy trình giao nhận. Nhiều doanh nghiệp logistic đã tăng cường sử dụng các ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu quy trình hoạt động.
Đại diện J&T Express cho biết, doanh nghiệp luôn ưu tiên ứng dụng công nghệ trong mọi khâu hoạt động, từ phân loại, xử lý kiện hàng tới việc thanh toán, theo dõi đơn hàng của người dùng. Theo đó, hãng đã rút ngắn tối đa thời gian xử lý đơn, giảm thiểu nhầm lẫn trong quá trình giao hàng thông qua các trung tâm trung chuyển sử dụng công nghệ hiện đại, điển hình như hệ thống phân loại thông minh DWS, hệ thống chuyển hướng băng tải cắt ngang (cross-belt).
Bên cạnh đó, J&T Express không ngừng mở rộng hệ thống bưu cục và điểm nhận hàng trên khắp 63 tỉnh thành để đảm bảo luồng giao nhận hàng hóa của thị trường.
Theo ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu J&T Express Việt Nam, không ít doanh nghiệp chuyển phát nhanh đều mong muốn sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường tiềm năng trước miếng bánh TMĐT xuyên biên giới đầy hấp dẫn. Nhưng tham vọng lớn đòi hỏi năng lực cạnh tranh cũng đủ mạnh. Đây là lý do vì sao J&T Express đã chủ động xây dựng hệ thống, đầu tư công nghệ cũng như nguồn nhân lực và trau dồi kinh nghiệm vận chuyển quốc tế trong nhiều năm. Với nền tảng đó, J&T Express tin chắc sẽ đón đầu được làn sóng tăng trưởng và vươn lên trở thành đơn vị vận chuyển uy tín tại Việt Nam.
Cổng dữ liệu quốc gia đã có hơn 10.600 tập dữ liệu
Theo thống kê, Cổng dữ liệu quốc gia tại địa chỉ data.gov.vn đã có hơn 10.600 tập dữ liệu. Trong đó, 2 chủ đề có nhiều tập dữ liệu được chia sẻ nhất là xã hội và công nghệ.
Cổng dữ liệu quốc gia tại địa chỉ Data.gov.vn đã được thiết lập và đưa vào vận hành để làm nền tảng, phương tiện triển khai quản trị dữ liệu quốc gia và mở dữ liệu Chính phủ cho xã hội, cộng đồng.
Được khởi động từ tháng 8/2020, Cổng dữ liệu quốc gia là điểm đầu mối truy cập thông tin, dữ liệu trên mạng Internet phục vụ việc công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin về chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước. Cổng sẽ cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước.
Cổng dữ liệu quốc gia được Bộ TT&TT xây dựng với 3 thành phần chính gồm: Cung cấp hiện trạng dữ liệu của các cơ quan nhà nước, thúc đẩy chia sẻ dữ liệu trong nội bộ cơ quan nhà nước; Cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật, công nghệ và kỹ thuật hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu cho Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; Nền tảng để các cơ quan nhà nước, bộ, ngành, địa phương cung cấp dữ liệu mở, các công cụ, tiện ích phần mềm của mình trên Cổng.
Đối với dữ liệu mở, Cổng dữ liệu quốc gia chia 12 nhóm chủ đề gồm: Nông nghiệp; kinh tế, thương mại; giáo dục; y tế; lao động; môi trường; tài chính; năng lượng, cơ sở hạ tầng; xã hội; công nghệ; địa phương. Tính đến nay, Cổng dữ liệu quốc gia có hơn 10.605 tập dữ liệu. Trong đó, chủ đề có nhiều tập dữ liệu nhất lần lượt là xã hội với 9.989 tập dữ liệu, công nghệ (117), lao động (109), giáo dục (97).
Các cơ quan cung cấp dữ liệu nhiều nhất là Đại học Quốc gia Hà Nội với 10.045 tập dữ liệu, tiếp đến là Bộ TT&TT với 142 tập dữ liệu, Bộ LĐTB&XH (107), Bộ GD&ĐT (97), Bộ Y tế (65), Bộ TN&MT (50).
Về định dạng, các bộ dữ liệu chủ yếu cung cấp dưới dạng PDF với 9.537 tập dữ liệu, chiếm hơn 94,9%. Như vậy, các tập dữ liệu có định dạng thuận tiện cho việc sử dụng, khai thác chỉ hơn 500 tập. Xét ở góc độ nội dung, chất lượng và định dạng của dữ liệu, Cổng dữ liệu quốc gia vẫn còn nhiều hạn chế.
Bộ TT&TT đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước ưu tiên triển khai (Ảnh minh họa: Internet)
Với việc triển khai dữ liệu mở của các bộ, ngành, địa phương, theo Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, một số bộ, tỉnh đã có chủ trương cũng như xây dựng cổng dữ liệu mở. Đơn cử như, Cổng dữ liệu mở TP.HCM tại địa chỉ opendata.hochiminhcity.gov.vn; Hệ thống dữ liệu mở tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ data.thuathienhue.gov.vn; Cổng dịch vụ dữ liệu của thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ congdulieu.vn...
Bộ TT&TT đánh giá, việc xây dựng và vận hành các cổng dữ liệu mở nêu trên là nỗ lực đáng ghi nhận của các địa phương. Tuy nhiên, số lượng, tính đa dạng cũng như chất lượng của các tập dữ liệu vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện.
Để việc cung cấp dữ liệu mở được triển khai có chất lượng, Bộ TT&TT đang phối hợp với các cơ quan xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước ưu tiên triển khai.
Theo dự thảo này, Bộ TT&TT đề xuất 137 loại dữ liệu mở chia thành 14 nhóm chủ đề chính gồm: Giáo dục, CNTT và truyền thông, giao thông vận tải, khoa học, kinh tế, lao động, môi trường tài nguyên, nông nghiệp, tài chính, văn hóa du lịch, xã hội, xây dựng, y tế sức khỏe và chủ đề khác.
Cùng với đó, Bộ TT&TT đề xuất các nội dung mà các bộ, ngành, địa phương cần làm nhằm thúc đẩy việc cung cấp dữ liệu mở.
Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương cần ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trong phạm vi quản lý của mình; chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan kết nối, cập nhật dữ liệu với Cổng dữ liệu quốc gia và Cổng dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh; bảo đảm việc cung cấp, kết nối dữ liệu thường xuyên, an toàn theo quy định pháp luật; khuyến khích cung cấp các dữ liệu với định dạng máy có thể đọc được, chia sẻ dưới dạng dịch vụ giao diện lập trình ứng dụng (API)...
Sleep Mode trong Windows rất tiện lợi, và đây là 4 gợi ý thiết lập Sleep Mode hữu ích mà bạn nên biết Sleep Mode trong Windows được xem là tính năng thường được sử dụng nhiều nhất trên laptop. Nếu sử dụng Windows, hẳn bạn sẽ không còn xa lạ gì với Sleep Mode (hay "Chế độ ngủ"). Tính năng này đôi khi được gọi là chế độ chờ hoặc chế độ tạm ngừng, nó giúp tiết kiệm năng lượng, dừng tất cả các hoạt...