Thách thức cho chiến lược thương mại của Mỹ
Theo Washington Post ngày 3/9, Mỹ luôn kỳ vọng Ấn Độ như một đối tác để giảm nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các container hàng hóa Trung Quốc tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ ngày 23/8/2019. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Do đó, một vài năm qua các doanh nghiệp Mỹ có xu hướng tập trung vào Ấn Độ. Tuy nhiên, để cung cấp các mặt hàng mà Mỹ cần như điện thoại thông minh, tấm pin Mặt Trời và dược phẩm, Ấn Độ lại càng phụ thuộc các mặt hàng đầu vào của Trung Quốc.
Theo Sáng kiến Nghiên cứu Thương mại Toàn cầu (GTRI), nhập khẩu của Ấn Độ từ Trung Quốc đang tăng nhanh gấp đôi so với các nước khác và hiện chiếm gần 1/3 tổng nhập khẩu của Ấn Độ. Trong lĩnh vực điện tử, gần 2/3 số linh kiện như bảng mạch và pin hiện đến từ Trung Quốc và khối lượng nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua. Về dược phẩm, từ năm 2007 đến năm 2022, nhập khẩu hóa chất và dược phẩm Trung Quốc đã tăng hơn 50%. Ngay cả ngành công nghiệp ô tô hay pin Mặt Trời của Ấn Độ cũng phụ thuộc nhiều vào các bộ phận và linh kiện từ Trung Quốc. Ngay cả khi Ấn Độ cố gắng tự sản xuất các linh kiện cho hàng hóa sản xuất, nước này vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt chuyên môn. Các ngành công nghiệp Ấn Độ đã hối thúc Chính phủ Ấn Độ phải nới lỏng các hạn chế về thị thực đối với chuyên gia Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ cho rằng hiện khó có thể loại bỏ các nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng của Mỹ. Họ xác định đây là một kế hoạch dài hạn và hiện mới đang dừng ở bước tăng cường nhận thức cần giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một thị trường. Và quá trình này cần nhiều thời gian.
Theo Hiệp hội Điện tử và Điện thoại Di động Ấn Độ, nước này cần ít nhất 5 năm với sự hỗ trợ toàn diện của Mỹ để có thể xây dựng một nền công nghiệp có khả năng cung cấp cho các doanh nghiệp Mỹ.
Chính quyền Mỹ nỗ lực giảm thiểu mối đe dọa an ninh mạng tại các cảng
Phóng viên TTXVN tại Washington đưa tin, ngày 21/2, Nhà Trắng đã công bố các hành động mới nhằm tăng cường an ninh mạng hàng hải và an ninh cho các cảng của Mỹ, qua đó củng cố chuỗi cung ứng và các cơ sở công nghiệp của nước này.
Container hàng hóa tại cảng Long Beach, bang California (Mỹ) ngày 23/8/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Đầu tiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tăng thẩm quyền cho Bộ An ninh nội địa trong việc trực tiếp giải quyết các mối đe dọa về an ninh mạng hàng hải, trong đó có việc thiết lập các tiêu chuẩn an ninh mạng để đảm bảo an toàn cho hệ thống của các cảng ở Mỹ. Sắc lệnh này cũng sẽ cho phép Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ quyền ứng phó với hoạt động mạng độc hại thông qua việc yêu cầu các tàu và cơ sở vận tải hàng hải tăng cường đảm bảo an ninh mạng, thực hiện báo cáo bắt buộc về các sự cố mạng.
Thứ hai, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ ban hành chỉ thị an ninh hàng hải trong quản lý rủi ro về an ninh mạng đối với chủ sở hữu và nhà vận hành cần cẩu từ tàu vào bờ do Trung Quốc sản xuất.
Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển, cần cẩu do Trung Quốc sản xuất chiếm gần 80% số lượng cần cẩu tại các cảng của Mỹ và có thể được thiết kế để điều khiển, bảo dưỡng và lập trình từ xa.
Thứ ba, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ thông báo về đề xuất xây dựng quy tắc về an ninh mạng trong hệ thống vận tải hàng hải. Quy tắc được đề xuất sẽ thiết lập các yêu cầu an ninh mạng tối thiểu phù hợp với các tiêu chuẩn được quốc tế và lĩnh vực an ninh mạng công nhận nhằm quản lý tốt nhất các mối đe dọa trên mạng.
Thứ tư, chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ đầu tư hơn 20 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng cảng của nước này trong 5 năm tới.
Theo thông báo từ Nhà Trắng, các hành động trên còn nhằm tiếp nối những nỗ lực của chính quyền trong việc phục hồi và củng cố chuỗi cung ứng của Mỹ, bằng cách xử lý các rủi ro trong chuỗi cung ứng do các mối đe dọa và lỗ hổng an ninh mạng trong các cảng của nước này.
Mỹ tiếp tục gia hạn miễn thuế đối với hàng trăm sản phẩm của Trung Quốc Ngày 26/12, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo tiếp tục gia hạn miễn thuế đối với hàng trăm sản phẩm của Trung Quốc - từng nằm trong danh sách áp thuế trừng phạt. Container hàng hóa từ Trung Quốc và các nước khác được bốc dỡ tại cảng Long Beach ở Los Angeles, California, Mỹ, ngày 16/2/2019. Ảnh tư...