Thạch đen Cao Bằng giải nhiệt mùa hè
Thạch đen là loại một món ăn vặt thanh mát, giải nhiệt mùa hè. Thạch có mặt ở nhiều nơi với nhiều cách ăn, cách gọi khác nhau.
Ở miền Bắc, nổi tiếng nhất là loại thạch có nguồn gốc từ huyện Thạch An, Cao Bằng. Để có thành phẩm ngon và hấp dẫn là cả một quá trình người làm cẩn thận, tỉ mỉ với từng khâu quan trọng như chọn nguyên liệu, nấu lá và chế biến…
Nguyên liệu chính làm nên món thạch này là cây thạch đen (còn được gọi là cây Tiên Thảo hay Sương Sáo) – một loại cây thân cỏ cao chưa tới 1m. Đây là giống cây trồng ngắn ngày, chỉ 4 tháng là có thể thu hoạch. Đặc biệt loại cây thạch đen được trồng nhiều ở tỉnh Cao Bằng, nhưng có thể do khí hậu thổ nhưỡng nên chỉ khi trồng ở huyện Thạch An mới cho ra lá thạch đen có chất lượng tốt nhất. Cây Tiên Thảo có vị ngọt, tính mát, theo Đông y thì lá cây này có tác dụng giải nhiệt, giúp giảm huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, tiểu đường.
Sau khi cắt tỉa những cành xấu, hỏng, lá thạch khô được ngâm rửa sạch bằng nước rồi chuyển sang khu chế biến
Cây thạch đen đã đem lại thu nhập ổn định và dần dần trở thành loại cây kinh tế chủ lực cho nhiều hộ gia đình sau khi món thạch đen được quảng bá, phổ biến rộng rãi tới nhiều nơi. Một số người đã thắc mắc về quy trình chế biến và sản xuất thạch đen như thế nào? Phóng viên đã trực tiếp tìm hiểu về quy trình của một hộ sản xuất thạch đen nhiều năm có uy tín tại huyện Thạch An. Công đoạn đầu tiên là chọn lá, nhặt lá và rửa lá. Lá thạch sau khi thu hoạch được người làm phơi khô với số lượng lớn, sau đó tách lá, bỏ những cành hỏng để chất lượng được tốt nhất.
Cứ 1kg cây thạch đen khô có thể làm được 20kg thạch đen thành phẩm. Sau khi đun nước, người ta hòa thêm một chút bột năng rồi quấy cho đến khi đặc quánh lại. Bắc bếp, cho nước vào nồi đun khoảng 2 tiếng, càng đun lâu càng tốt (nếu nước cạn lại tiếp tục đổ vào). Vì cây thạch sau khi đun sẽ nhừ và dễ vò hơn, khi lá thạch đặc quánh lại thì bắc ra cho bớt nóng.
Cuối cùng, người làm đổ nước thạch gia công lần 2 vào trong máy quay rồi hòa với đường trong vòng 3 tiếng mới cho ra sản phẩm thạch đặc quánh.
Video đang HOT
Thạch khi bắc ra để nguội sẽ được vò rửa kỹ 3 lần bằng nước sạch. Sau khi vò sạch bằng tay, tiếp tục lọc 2 lần bằng màng vải để loại bỏ cặn.
Thạch đen không chỉ dùng để giải khát thông thường mà còn có hàm lượng Polyphenol, Tanin, Pectin chiếm trên 50%. Đây là những chất làm tăng đáng kể tính giãn nở của mạch máu, chống oxy hóa, giảm cholesterol trong máu. Thạch đen ăn ngon nhất là 3 ngày sau khi sản xuất, nếu bảo quản trong tủ lạnh thì sẽ dùng được trong 7 ngày.
Mỗi một nghệ nhân hay hộ sản xuất đều có một bí quyết nấu thạch riêng. Nếu tinh ý bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt giữa những hộp thạch đến từ những xưởng sản xuất khác nhau. Tổng cộng thời gian làm thạch từ khâu chế biến đến ra thành phẩm mất 5 tiếng với nhiều công đoạn phức tạp, tỉ mỉ. Mọi quy trình nấu thạch đều phải tuân thủ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thương hiệu thạch đen Thạch An – Cao Bằng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên quy mô và năng lực sản xuất vẫn còn hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu, tiềm năng của thị trường lớn hơn.
Cách làm thạch đen từ lá thạch thường phổ biến ở các địa phương vùng núi bởi nơi đây có sẵn cây thạch lá găng. Tuy nhiên bạn cũng có thể tự chế biến, làm thành công món thạch này tại nhà từ những thành phần lá thạch đã phơi khô.
Khi lọc nước thạch xong thì đổ vào máy quay để vắt
Nước thạch có váng bọt nhiều mới cho ra thạch ngon
Sản phẩm nước thạch sau khi trộn bằng máy còn nóng được người làm cho ra từng hộp nhỏ để bán. Trung bình mỗi mẻ làm cho ra tới 180 hộp thạch
Thạch đen sau khi làm xong có thể kết hợp thưởng thức với sữa đậu nành, tào phớ hoặc các món chè, sữa chua để giải nhiệt vào mùa hè.
Thạch đen Cao Bằng
Thạch đen là món ăn quen thuộc với người Cao Bằng, thường được ăn nhiều vào mùa hè vì có tác dụng giải nhiệt tốt. Bởi vậy, thạch đen không còn xa lạ với người dân cả nước và yêu thích khi kết hợp với nhiều món ăn giải nhiệt.
Cây sương sáo tươi.
Món thạch đen được chiết xuất từ cây thạch đen còn gọi là cây xương sáo hay lương phấn thảo có tên khoa học là Mesona Chinensis Benth, được trồng nhiều ở Cao Bằng, đặc biệt là huyện Thạch An. Đây là loại cây thân thảo, cao khoảng 40 - 60cm, thân 4 cạnh, phân nhánh nhiều, tỏa ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Nhờ những giá trị kinh tế nó mang lại, loại cây này được trồng nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, là loài cây trồng ngắn ngày, từ lúc giâm cành đến khi thu hoạch chỉ khoảng 4 tháng. Thân và lá cây có thể dùng ngay hoặc phơi khô để trữ dùng dần.
Ngoài tác dụng giải khát theo Đông Y món ăn này còn có tác dụng giúp hạ huyết áp, trị cảm mạo, đau khớp, đái đường hay viêm gan cấp. Để món ăn ngon và hấp dẫn là cả một quá trình người nghệ nhân nơi đây cẩn thận, tỉ mỉ với từng khâu quan trọng như chọn nguyên liệu, cách nấu ...
Lá cây thạch khô (thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn, cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước bỏ bã, rồi đổ bột gạo hay bột sắn vào nấu cho sôi lại cho đến khi dung dịch đặc quánh lại thì đổ ra, để nguội. Để cho thạch mau đông và giòn, người ta có thể cho thêm ít nước tro (tro rơm rạ) vào cùng với nước thạch đã lọc và bột gạo hay bột sắn trước khi nấu sôi lại. Thạch đen mềm, giòn, màu đen bóng, ăn vào có vị thơm nhẹ, thanh mát của lá thạch đen.
Có 2 loại thạch đen là loại có đường và loại không đường. Thạch có thể ăn riêng hoặc ăn cùng với chè, tào phớ, sữa đậu... Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng được từ 5 - 6 ngày.
Sữa tươi với thạch đen.
Sữa chua sương sáo.
Hiện nay, một số sản phẩm từ cây Thạch đen Cao Bằng đang được nghiên cứu sản xuất thành hàng hoá, trong đó có Thạch đen đóng hộp sẵn rất tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, những khối thạch đen óng bán theo cân trong các khu chợ truyền thống vẫn là hình ảnh quen thuộc và mang dấu ấn văn hoá ẩm thực độc đáo của Cao Bằng.
Ngoài ra, mỗi một nghệ nhân ở địa phương đều có một bí quyết nấu thạch riêng của mình nên nếu ai tinh ý sẽ nhận thấy có sự khác biệt giữa những hộp thạch đến từ những "xưởng sản xuất" khác nhau. Các nghệ nhân Cao Bằng hiện nay vẫn đang nấu thạch đen theo phương pháp thủ công, không dùng chất bảo quản, không dùng phẩm màu nhưng vẫn tạo được độ thơm ngon và dẻo dai cho sản phẩm. Thạch đen Cao Bằng ngày càng trở nên phổ biến hơn với mọi người dân gần xa. Cũng nhờ cây thạch đen mà đời sống của người dân vùng cao, người dân tộc thiểu số ở Cao Bằng ngày càng khấm khá, cây sương sáo trở thành cây kinh tế của huyện Thạch An và tỉnh Cao Bằng.
Cao Bằng có nhiều đặc sản từ núi rừng, trong đó có thạch đen và khách phương xa đến với Cao Bằng thường lựa chọn thạch đen về làm quà, món quà dân dã mà ý nghĩa.
Danh sách đồ uống giải khát cực đã mùa nắng nóng giá dưới 10K ở Hà Nội Những loại đồ uống giải nhiệt đang trở thành một trong những mặt hàng đắt khách, được nhiều người ưa chuộng khiến chủ hàng kiếm bộn tiền. Hà Nội đang sắp bước vào những ngày nắng nóng. Những loại nước uống giải nhiệt như me đá, nước sấu, tào phớ, chè đỗ đen... đều được nhiều người ưa chuộng vì bổ dưỡng cũng...