Thạc sỹ giáo dục chỉ ra: Cha mẹ toàn lo chuyện chọn trường mà bỏ qua 4 yếu tố quan trọng tạo nên một đứa trẻ thành công và hiểu chuyện
Hướng dẫn con nhìn ra các bài học vô giá từ cuộc sống, đó mới là chương trình học hoàn hảo nhất, tốt nhất hơn mọi chương trình quốc tế nào.
Chị Nguyễn Thị Hồng Liên là thạc sỹ quản lý giáo dục, hiện đang công tác tại trường Tiểu học và THCS Xanh Tuệ Đức (Hà Nội). Với kinh nghiệm 15 năm nuôi con và 15 năm “giáo dục tại gia” bán thời gian cho hai con (một bé lớp 8, một bé lớp 5), chị Liên cho rằng, chương trình học chỉ chiếm một phần nhỏ vào sự thành công trong giáo dục con trẻ. Có những yếu tố quan trọng khác để nuôi dạy một đứa trẻ lớn lên hiểu chuyện, yêu lao động và biết nghĩ đến người khác.
Theo chị Hồng Liên, nhiều phụ huynh thường có tâm lý thấy con mình thiệt thòi, nhìn các học sinh học chương trình quốc tế, có nhiều hoạt động kỹ năng, và có rất nhiều thầy cô giỏi, trong khi con mình không được tiếp cận những nguồn như thế…
Chị Nguyễn Thị Hồng Liên là một thạc sỹ quản lý giáo dục.
” Tuy nhiên, quan điểm của mình hơi khác biệt một chút, thực tế học chương trình nào không quan trọng lắm đâu. Nhiều bạn nhỏ vừa học vừa phụ bố mẹ làm việc, rồi cũng chỉ có học ở trường bình thường thôi mà sau này vẫn có cơ hội đi du học, cuộc sống cũng thành công không kém gì các bạn có điều kiện học trường quốc tế “, chị Liên chia sẻ.
Bà mẹ thạc sĩ cho rằng, chương trình học chỉ chiếm một phần nhỏ vào sự thành công trong giáo dục con trẻ. Thay vào đó, có 4 yếu tố quan trọng để nuôi dạy một đứa trẻ lớn lên hiểu chuyện, yêu lao động và biết nghĩ đến người khác. Đó là:
1. Trẻ cần phải sống với những người cha mẹ yêu lao động, biết nghĩ đến cái chung, đến xã hội
Nhiều bạn nhỏ sinh ra tại những gia đình không có điều kiện dư dả nhưng bố mẹ các bạn ấy là những người chăm chỉ lao động, yêu thương các con và cũng là những người biết sống yêu thương với hàng xóm láng giềng. Thông thường, những đứa trẻ sinh trưởng trong gia đình này sẽ có ý thức lao động để phụ giúp gia đình từ sớm, cũng sống rất chan hòa, hiểu chuyện và được lòng người khác.
Nhờ có lao động các con có sức khỏe, nền tảng của việc học suốt đời, nhờ lao động nên các con phát triển năng lực giải quyết vấn đề và trở nên sáng tạo.
Video đang HOT
Chị Liên và con trai tại đại học Harvard, Mỹ.
Vì học được điều này nên nhà mình từ nhỏ đã cho hai bạn lao động cật lực, học ra học và vẫn phải làm việc nhà, và phải chơi thể thao nhiều để có sức khỏe. Những năm tiểu học các con học tập cũng tàng tàng. Trong khi bàn dân thiên hạ người người được 9-10 điểm thì con nhà mình Toán Văn Anh đì đẹt 7-8 điểm, thậm chí có bài 4-5 điểm.
Mình vẫn bình tâm với thành tích của con, không nao núng cho con đi học thêm để chiếm mất thời gian lao động, hoạt động thể chất hay cùng bố mẹ giúp đỡ những người khác. Bởi mình đây cũng là nền tảng của học tập.
2. Phải hiểu cuộc sống này chính là một trường học lớn
Đây là trường học miễn phí nhưng lại mang lại nhiều giá trị cho con cái chúng ta. Vì vậy đừng bao giờ tách con ra khỏi xã hội thực, ngược lại hãy dùng chính cuộc sống đó, bối cảnh sống đó để dạy cho con.
Nhiều người đưa con vào các môi trường quốc tế, học nhiều thứ rất cao siêu, rất Tây nhưng đến khi quay trở lại đời sống thực lại cảm thấy khó hiểu, không chấp nhận được sự khác biệt văn hóa giữa Tây và Ta, kém thấu hiểu. Thậm chí trẻ sang đến Tây cũng khó hòa nhập, vì học trường quốc tế tại Việt Nam cũng là một mô hình mô phỏng cuộc sống mà thôi. Cuối cùng, những trường hợp đi rồi phải về, về rồi lại thấy mình không thể chấp nhận được xã hội Việt Nam, loay hoay không biết mình thuộc về nơi nào cũng nhiều lắm mà ít ai chia sẻ tâm tư thực đó.
Nếu con bạn ở tỉnh, những ngày đi lao động trồng cây, làm nông, đi bán đồ ở chợ tỉnh cho bố mẹ cũng là học, những bài học quý giá mà các bạn trường phố phải trả tiền chỉ để đi trải nghiệm 1-2 lần 1 năm. Trong khi con mình thì ngày ngày được tiếp xúc.
Mấy cái học trên trường đa phần là kiến thức, các kỹ năng muốn có phải thực hành nhiều mới hình thành, mà đi làm cần đạo đức và kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc khác chứ không chỉ cần mớ kiến thức đó. Việc học ở trường rất hiếm khi giúp hình thành kỹ năng cho đời sống thực cho chúng ta. Vì vậy đừng nghe mấy cái chương trình học vài tháng hay 1 năm mà nghĩ con ta ra đời sẽ có kỹ năng làm việc hay kỹ năng xử lý vấn đề trong đời sống thực.
“Việc học ở trường rất hiếm khi giúp hình thành kỹ năng cho đời sống thực cho chúng ta. Vì vậy đừng nghe mấy cái chương trình học vài tháng hay 1 năm mà nghĩ con ta ra đời sẽ có kỹ năng làm việc hay kỹ năng xử lý vấn đề trong đời sống thực”.
Con phải học cả đời người thông qua sự dẫn dắt của người lớn mà đặc biệt là cha mẹ để mà hình thành kỹ năng này.
Do đó, nhà mình luôn nói mọi việc ở cơ quan với con, chia sẻ từng tình hình, từng nỗi lo của bố mẹ với cuộc sống, với công việc, với vấn đề gia đình rồi cả niềm vui nỗi buồn với con để con ngấm từng ngày và thực hành từng ngày các kỹ năng đó.
Đến lớp đánh nhau, đến lớp bị cô không yêu, cô mắng, đến lớp bị sao đỏ bắt nạt, đến trường bị mời mua hàng rong ngoài đường, rồi bị dụ bỏ học chơi điện tử, rồi bạn vay tiền khi bạn túng…. Tất cả đều là đời sống, là thứ con cần học để vượt qua.
Nếu tinh ý bạn sẽ thấy mọi sự việc xảy ra trong cuộc sống đều là các bài học lớn cho chính chúng ta và với con. Bố mẹ hãy tập nhìn ra các giá trị trong cuộc sống của mình và từ đó hướng dẫn con nhận thấy các giá trị tương tự, xem các khó khăn con phải đối mặt là cơ hội để học cách giải quyết vấn đề. Đó mới là chương trình học hoàn hảo nhất, tốt nhất hơn mọi chương trình quốc tế nào.
3. Hệ giá trị gia đình
Đây là yếu tố vô cùng quan trọng khi giáo dục một đứa trẻ. Khi mình cho con tham gia hội hướng đạo sinh của Mỹ, bản thân chương trình này đòi hỏi người tham gia phải tuân thủ các lời tuyên thệ, các điều lệ của hội, phải nuôi dưỡng các phẩm chất cho con theo tinh thần của hội. Ngoài việc các con được hướng dẫn trực tiếp dưới các leader là các bác sống và yêu thích các hệ giá trị đó, mình được các phụ huynh Mỹ trong nhóm hướng dẫn gia đình cần có các hoạt động chung với nhau và bố mẹ cần theo đuổi một hệ giá trị nào đó.
Con trai lớn của chị Hồng Liên đang thuyết trình tại lớp học tại trường nội trú CAT, Boston, Mỹ.
Như nhà mình thì mình lựa chọn hệ giá trị là: Sống tử tế với mọi người và mọi vật xung quanh, cố gắng không gây hại cho ai, giúp mọi người nhiều nhất có thể, đồng thời hướng tới nhận diện quy luật vận hành của tâm lý bản thân và biết cách điều chỉnh nội tâm.
Hệ giá trị này sẽ làm thay đổi cách mình tổ chức sinh hoạt gia đình, cách mình tổ chức các chuyến vui chơi. Gia đình mình cũng luôn có những hoạt động chung như: Ngày nào cũng ăn sáng và xem thời sự cùng nhau, nói chuyện rôm rả trước khi cả nhà đi làm, đi học. Cuối tuần luôn dành thời gian cho nhau và cùng nhau đi chơi, đi ăn, đi làm thiện nguyện. Bên cạnh đó, luôn dành thời gian riêng tư để mọi người đọc sách hay suy ngẫm và tự hướng về nội tâm của chính mình.
4. T rải nghiệm thực tế
Ngoài việc đưa con đi các nơi và trải nghiệm các hoạt động trong nước như là picnic hay du lịch đến các vùng miền 1 năm 1 lần thì mình cũng có tự tổ chức cho các con đi phượt nước ngoài. Các con tham gia đủ các chương trình giao lưu học sinh tại Úc, đi phượt tại Nhật, đi trại Hè Mỹ, thi liên hoan âm nhạc Khu vực châu Á Thái Bình Dương; rồi thi tranh biện World scholar cup; đi làm thiện nguyện như dạy trẻ em mồ côi trong chùa tiếng Anh, đến viện thăm các em nhỏ…. Mỗi năm đi 1-4 lần tùy điều kiện.
Tất cả mình đều tự mày mò, tự tìm đường 15 năm nay. Mình đã lục tung tất cả các diễn đàn, các hội nhóm dạy con để đồng hành với con, mình đọc rất nhiều, áp dụng có sai, có đúng rồi lại điều chỉnh.
Nhưng cuối cùng mình rút ra là điều kiện khó khăn thế nào rồi cũng sẽ có cách khắc phục, trong hoàn cảnh dù không thuận lợi đến đâu cũng tiềm tàng sẵn các bài học vô giá và có cơ hội trong đó. Chuyển từ nghịch cảnh sang cơ hội là một bài học lớn mà chính cha mẹ có thể dạy cho con thông qua những khó khăn của mình.
“ Chọn trường cấp 1 chỉ cần gần nhà, không áp lực cho các con và phụ huynh, nhiều hoạt động thể thao thì càng tốt, có phát triển kỹ năng và đạo đức thì càng tuyệt. Và quan trọng nhất là hợp túi tiền, đừng vì lo học phí mà quần quật kiếm tiền áp lực rồi lại không có thời gian bên con. Trường tư cũng tốt và công cũng không tệ. Cấp hai chọn trường chú trọng nề nếp, kỷ luật, học hành nghiêm túc, cấp 3 hướng nghiệp ngoài chương trình học mới là quan trọng.
Cuối cùng nếu khó khăn khi tìm kiếm kiến thức cho con, các phụ huynh có thể tìm đến các chương trình online, giờ các thầy cô Việt Nam cũng dạy online, các thầy cô nước ngoài cũng dạy online. Ngoài việc học online với giáo viên thì bố mẹ có thể cho con học các chương trình học online với các bài giảng đã ghi hình từ trước. Điều này không chỉ nhìn nhận vào xã hội con đang sống mà còn có cơ hội được học tập những kiến thức của một quốc gia khác.
Hãy bắt tay vào hành động ngay lúc này và cơ hội cho con bạn sẽ mở ra ngay khi bạn bắt tay vào hành động, áp dụng lại những gì đã được người đi trước chia sẻ, khó đến đâu hỏi mọi người đến đó sẽ ra con đường cho bản thân và cho con”, chị Liên chia sẻ.
Chọn đúng nghề để hạnh phúc
Mỗi mùa tuyển sinh, vấn đề chọn trường, chọn ngành lại trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn.
Ảnh minh họa
Dù mỗi năm, các trường đều bổ sung ngành học mới song song với việc cân nhắc bỏ/giảm bớt chỉ tiêu cho những ngành khó tuyển sinh song nhìn chung, xu hướng chọn lựa của thí sinh cũng chủ yếu nằm ở một số khối ngành như kỹ thuật, kinh tế, sức khỏe, sư phạm, công an- quân đội, nông lâm thủy sản...
Với những thí sinh đã xác định mục tiêu của mình từ sớm thì việc dồn sức cho các môn thi vào ngành học đó thậm chí có thể diễn ra từ khi học lớp 10. Ngược lại, một số thí sinh chọn ngành học dựa trên kết quả học tập ở hiện tại. Chẳng hạn, nếu học sinh đó học vượt trội về khối A thì sẽ chọn thi khối ngành kỹ thuật trong khi học sinh khác học rất tốt khối B thì muốn theo học Trường ĐH Y...Theo các chuyên gia tuyển sinh, xu hướng lựa chọn này đang khá phổ biến hiện nay. Song câu hỏi đặt ra là việc chọn nghề dựa trên năng lực thôi đã đủ?
Theo PGS.TS Phạm Mạnh Hà (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), những nguyên tắc chọn nghề như chiếc chìa khóa vàng mà mỗi bậc phụ huynh cần nắm rõ. Đó là chọn nghề phải dựa trên nền tảng giá trị của con, đam mê và năng lực (là nghề mà con cần phải rất thích và rất phù hợp), dựa trên tính cách (gồm 6 kiểu tính cách chính: suy nghĩ, sáng tạo, cộng đồng, lãnh đạo, tổ chức, năng động và một người có thể gồm nhiều kiểu tính cách). Từ đó, mỗi cha mẹ đã có những bí quyết riêng để định hướng nghề nghiệp cho con em mình. Khi đã chọn được nghề mới chọn ngành để học nghề đó, rồi mới đến chọn trường.
Thay vì áp đặt trường học, nghề nghiệp cho con em mình, các chuyên gia cho rằng phụ huynh cần tìm hiểu, tham khảo thông tin về tổng quan thị trường lao động, hay xu hướng ngành nghề 5 năm tới cũng những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất Việt Nam... Từ đó, các bậc phụ huynh phân tích, định hướng giúp con em mình có cái nhìn rõ nét hơn về tương lai.
Chọn đúng nghề là việc quan trọng vì đa số sẽ gắn bó với con người suốt cả cuộc đời. Đó sẽ không còn là công việc gò bó bắt buộc phải làm để kiếm tiền nuôi sống bản thân mà đó là niềm hạnh phúc và thỏa mãn khi được làm nghề. Có vậy, sự nghiệp và tiền bạc mà con kiếm ra mới thành công và hiệu quả. Hậu quả của việc chọn nghề sai đó là năng lực ngày càng suy giảm, tâm trạng chán nản mệt mỏi; sự nghiệp sẽ khó thành công.
Trong sự hoang mang về tương lai, mỗi học sinh chắc hẳn đều mong muốn có được sự đồng hành của cha mẹ. Nhưng chỉ khi thực sự hiểu con nghĩ gì, muốn gì, chịu lắng nghe và tôn trọng những mong muốn của con thì việc định hướng mới thực sự đem lại những giá trị tích cực, giúp ích cho hành trình chọn nghề, chọn trường của con em mình.
"Chọn nghề để làm chứ không phải chọn trường để học" Ý thức rõ vai trò quan trọng của công tác hướng nghiệp, các trường THPT đã đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giáo dục nghề nghiệp bằng nhiều hình thức đa dạng nhằm giúp học sinh có lựa chọn đúng đắn nhất cho tương lai. Học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng tham gia hoạt động hướng nghiệp. Cô Nguyễn Thị Nhâm Huyền...