Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý học: Khơi dậy cảm hứng học tập ở trẻ
Theo Thạc sĩ Lê Văn Thành ( Công ty STA, Hà Nội), khi phân tích để tạo hứng thú học tập cho trẻ, cần phải làm cho trẻ tự tin, có kỹ năng quản lý thời gian, cách thức đàm phán, định ra con đường học tập để hướng tới sự thành công và hơn thế là thay đổi thái độ ỷ lại, tích cực hơn trong cuộc sống.
Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Lê Văn Thành.
Bài học từ bản thân
Trên con đường nhiều chông gai và thử thách đó, cha mẹ hãy nắm tay con cùng đi. Nhưng hãy đồng hành bằng sự hiểu biết, tôn trọng và khoa học. Lê Văn Thành sinh ra trong gia đình lao động ở vùng mỏ Cẩm Phả (Quảng Ninh).
Ngay từ bé, nhìn những người lao động lam lũ đã khiến Thành tự nhủ phải cố gắng học thật giỏi. Bố mẹ luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con học hành tử tế. Chỉ có điều do không biết phương pháp giáo dục con nên chủ yếu chỉ là tạo điều kiện cho con tốt nhất, con cần gì bố mẹ đáp ứng chứ không gợi ý, tư vấn đưa ra được hướng đi khoa học.
Tuy nhiên, nhờ chăm học và học giỏi nên Thành được các thầy, cô giáo tạo điều kiện và giúp đỡ rất nhiều. Thi đỗ vào Học viện Tài chính, Thành khát vọng vươn lên bằng cách sống tự lập. Anh thường xuyên đóng vai trò tổ chức cũng như tham gia các hoạt động của lớp, các khóa học kỹ năng mềm, các chương trình hội thảo về tư duy, kinh doanh và làm giàu do các đơn vị bên ngoài tổ chức.
Tốt nghiệp đại học, lấy bằng Thạc sĩ của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đến nay anh là Giám đốc Kỹ năng sống – Giám đốc cơ sở Xã Đàn của Công ty STA – bồi dưỡng toán tư duy và kỹ năng sống cho học sinh. Thành đang thực hiện đào tạo cho hàng nghìn HS – SV trên địa bạn Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Nghệ An và giúp họ thay đổi, cải thiện kết quả học tập, tự tin trong giao tiếp và nói trước đám đông, quản lý tài chính cũng như khát khao vươn lên mạnh mẽ trong cuộc sống.
Kết hợp với các câu lạc bộ ở các trường ĐH, CĐ tổ chức các chương trình chia sẻ để giúp các bạn nhận ra tầm quan trọng cũng như có kế hoạch học tập và rèn luyện các kỹ năng sống sớm nhất để phục vụ cho tương lai. Theo quan sát của Thành, các bậc cha mẹ rất cần tư vấn, khuyên bảo các bạn trẻ sống có trách nhiệm với bản thân mình, gia đình, xã hội và đất nước.
Vậy làm thế nào để làm được điều đó? Thành cho rằng: Nếu trẻ sống không mục tiêu, khát vọng vươn lên, sống dựa dẫm vào gia đình, thụ động, lười biếng và thậm chí là buông xuôi, phó mặc cho số phận, thì lỗi lớn là thuộc về cha mẹ. Các bậc phụ huynh đã không biết làm bạn với con để điều chỉnh sở thích, chí hướng một cách khoa học, hiệu quả.
Trong cuốn sách “Thay thái độ – Đổi tương lai”, mới xuất bản, Thành đã chỉ ra những việc làm rất cần thiết và phù hợp với giới trẻ về bí quyết của sự tự tin, phương pháp học tập hiệu quả trên giảng đường đại học, cách quản lý tài chính cá nhân… để các bạn trẻ hoàn thành những ước mơ của mình.
Video đang HOT
Thạc sĩ Lê Văn Thành trong một lần nói chuyện với học sinh Trường THPT Yên Lạc (Vĩnh Phúc).
Lắng nghe và chia sẻ
Chuyên gia tâm lý Lê Văn Thành chia sẻ: “Với những trải nghiệm của bản thân cùng việc lắng nghe chia sẻ của những người thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tôi đã gửi gắm trong cuốn sách “Khơi dậy cảm hứng học tập” tới các bạn trẻ một thông điệp: Mọi kỹ năng trên đời này đều có thể học được. Nếu bạn muốn trở thành một người thuyết trình tốt trước công chúng hãy học và luyện tập kỹ năng thuyết trình.
Nếu bạn muốn trở thành một tay ghi-ta cừ khôi, hãy học và chơi đàn mỗi ngày. Nếu muốn trở nên giàu có và hạnh phúc, hãy học về cách làm thế nào để trở nên như vậy. Điều quan trọng không phải là xuất phát điểm của bạn, cũng chẳng phải hoàn cảnh hiện tại mà điều quan trọng là bạn có sẵn sàng học hỏi hay không”.
Theo chuyên gia Lê Văn Thành, bạn trẻ cần học hỏi từ những điều đơn giản như cách để quản lý tốt thời gian, những tuyệt chiêu đàm phán thông minh trong cả quá trình mua hàng và bán hàng, thậm chỉ cả những công thức để quản lý tiền…
Chắc chắn khi tìm thấy những ý tưởng mới mẻ, những niềm cảm hứng mạnh mẽ và năng lượng hành động to lớn, bạn trẻ sẽ vượt qua sức ỳ, đoạn tuyệt với sự trì hoãn, làm đầy thêm đam mê và trách nhiệm trong công cuộc thiết kế và kiến tạo nên tương lai, cuộc đời của chính mình.
Điều quan trọng nhất để có được thành công trong bất cứ quá trình học hỏi nào. không phải là tài năng, sự thông minh hay may mắn, mà là sự quyết tâm và kiên nhẫn.
Lời khuyên của chuyên gia Lê Văn Thanh với các giới trẻ là: “Rất nhiều bạn trẻ sẽ sớm bỏ cuộc vì chưa thấy kết quả ngay hoặc không vượt qua được mặc cảm trở nên ngốc nghếch trong mắt người khác ở những lần tập luyện đầu tiên. Nhưng các bạn phải hiểu rằng, thành công luôn đến với những người cam kết kiên trì đến cùng và phần thưởng lớn nhất luôn nằm ở phía cuối đường hầm”.
Hạ An
Theo GDTĐ
Vì sao trẻ mãi không trưởng thành?
Trang Verywell Family chỉ ra năm sai lầm trong cách dạy dỗ của bố mẹ khiến con ngày càng ỷ lại và không thể trưởng thành.
Tự làm mọi thứ
Nhiều bố mẹ thường không muốn con làm việc nhà vì sợ sẽ làm vỡ, làm hỏng cái gì đó. Họ giành làm luôn mọi thứ cho con, chẳng hạn nhiều bà mẹ tự rửa bát, giành việc sắp xếp hành lý, đóng gói vali với con vì sợ con quên, bỏ sót thứ gì đó.
Bố mẹ tự làm thì mọi việc sẽ nhanh hơn. Nhưng nếu trẻ được tự làm thì sẽ học thêm kỹ năng sống, xử lý mọi việc độc lập. Đôi khi trẻ có thể gây rối, làm mọi việc đổ bể nhưng chính từ những kinh nghiệm đó, chúng mới rút ra được bài học.
Can thiệp ngay khi con gặp khó khăn
Nhiều bố mẹ lo lắng thái quá đến mức ngay khi thấy con gặp chút khó khăn trong cuộc sống là can thiệp. Chẳng hạn con kêu bài tập về nhà khó, bố mẹ vội vàng ngồi xuống giải giúp. Hay khi con chẳng may ngã, bố mẹ hốt hoảng lao vào, xuýt xoa rồi đỡ dậy.
Nếu muốn trẻ trưởng thành, bố mẹ cần dạy cho chúng cách đối phó với những cảm xúc khó chịu như thất vọng, hụt hẫng. Trẻ cũng cần cơ hội tự thực hành các kỹ năng giải quyết vấn đề. Bài tập khó, hãy để trẻ tự suy nghĩ tìm cách giải. Trẻ bị ngã, hãy để chúng tự đứng lên, tự phủi quần áo.
Vội vàng giải cứu ngay khi trẻ chớm gặp khó khăn có thể khiến chúng không thể học được cách tự vượt qua thử thách.
Bố mẹ không nên vội vàng can thiệp khi con gặp khó khăn. Ảnh: Psycom
Quản lý tất cả hoạt động của con
Nhìn con tự làm mọi thứ theo cách riêng có thể khiến bố mẹ lo lắng vì sợ sẽ làm không đúng. Nhiều bố mẹ muốn mọi việc đi đúng quỹ đạo nên quản lý mọi hoạt động của con, yêu cầu con báo cáo tất cả những gì đã làm.
Chẳng hạn trẻ muốn mặc bộ nào đó đi chơi với bạn, bố mẹ cũng phải quản lý và đưa ra ý kiến. Tư tưởng này rất có hại, khiến trẻ ý lại, phụ thuộc vào người lớn. Trẻ cần được bố mẹ cho cơ hội để cư xử có trách nghiệm với hành động của bản thân.
Không để trẻ tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi
Có rất nhiều đứa trẻ, mặc dù lớn bố mẹ vẫn không dám để ở nhà một mình, hay để tự sang đường. Nhiều phụ huynh lo sốt vó, sợ chẳng may con gặp rủi ro, hay tổn thương nào đó. Họ không nhận ra con đủ tuổi để tham gia, trải nghiệm một số hoạt động xã hội, hoạt động cuộc sống thường ngày.
Trẻ đôi khi mắc sai lầm, bị tổn thương nhưng nếu hậu quả ở mức chấp nhận được thì bố mẹ nên để chúng trải nghiệm. Chịu những hậu quả tự nhiên do sai lầm bản thân gây ra sẽ khiến trẻ trưởng thành, cứng cáp hơn và cũng đưa ra các lựa chọn chính xác hơn.
Đề ra nguyên tắc cứng nhắc
Một số phụ huynh duy trì nguyên tắc cứng nhắc trong nhà, dù chúng thật sự chẳng cần thiết. Chẳng hạn việc cứ đúng một giờ trưa là con phải đi ngủ hay bữa tối phải ăn đúng giờ, không được chậm trễ. Các quy tắc này tất nhiên bố mẹ đưa ra để tốt cho con, nhưng đôi khi những điều lệ quá cứng nhắc và độc đoán có thể gây hại cho chúng.
Quy tắc là tốt, nhưng trẻ cần hiểu rằng sẽ có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ con bạn không được nói leo, nhưng nếu có vấn đề không ổn xảy ra như cháy nhà thì con cần xen vào để thông báo cho bố mẹ.
Thay vì chỉ đưa ra quy tắc cứng nhắc, bố mẹ hãy dạy cho tư duy linh hoạt, sẵn sàng bẻ cong quy tắc nếu cần.
Thanh Hương
Theo Verywell Family/VNE
Người Việt trẻ ham chơi... Tuổi thanh xuân là lứa tuổi đẹp nhất, nhiều năng lượng và khả năng sáng tạo cao nhất. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ đang bỏ phí tuổi trẻ bằng việc ngồi một chỗ và nhìn "thời hoàng kim" của cuộc đời trôi qua với thái độ an phận, lười cống hiến, thụ động và ỷ lại. Không khó bắt gặp cảnh nhiều...