Thả câu trong lùm cỏ um tùm, người đàn ông nhận cái kết “cong cần” liền tay
Hãy cùng theo dõi kết quả qua bài viết sau.
Một người đàn ông đã đến một đầm nước với cây cỏ che phủ rậm rạp, sau đó dùng liềm phát một bụi cỏ um tùm để tạo thành một lối vào. Tiếp đến, người này thả câu vào bên trong để xem liệu có sinh vật nào đang ẩn mình bên trong hay không?
Kết quả thật bất ngờ, bên trong bụi cỏ sum suê này lại có không chỉ một mà có rất nhiều loại sinh vật sống khác nhau. Đầu tiên, ông kéo lên một con cá nàng hai (danh pháp hai phần: Chitala chitala) – một loại cá sống ở Ấn Độ và một số quốc gia Đông Nam Á khác.
Tiếp đến ông còn kéo lên 4 loại cá/lươn khác nhau như cá rô phi vằn (Tên khoa học: Oreochromis niloticus), cá trê (Tên khoa học: Clariidae) hay lươn Ấn Độ (Tên khoa học: Anguilla bengalensis bengalensis). Quả là một kết quả bất ngờ.
Ra bãi đất trống ban tối, 2 người đàn ông đào hố, dùng loa và đèn đặt bẫy: Cái kết bội thu
2 người đàn ông này bẫy được sinh vật gì?
Hai người đàn ông Thái Lan đã ra đồng rồi đậu chiếc xe bán tải của họ trên một bãi đất trống. Tiếp đến, một người trong nhóm đào một chiếc hố nhỏ trong khi người còn lại chuẩn bị những dụng cụ như loa, đầu Amply (GXL GLA 1099), dây điện, USB, bóng đèn...
Khi chiếc hố được đào xong thì họ đặt vào bên trong một chiếc xô nhựa chứa nước rồi lắp đặt một dàn treo phía trên để đặt loa và đèn. Nguồn điện để phát sáng bóng đèn và giúp amply hoạt động được lấy từ bình ắc quy GS của xe ô tô.
Khi đã chuẩn bị xong, cả hai kiên nhẫn chờ đợi thành quả của mình trong đêm tối. Tiếng loa phát ra tiếng kêu như của côn trùng đã giúp chiếc bẫy thu hút rất nhiều sinh vật kéo đến và rơi xuống xô nước.
Người đàn ông ra cánh đồng rồi dựng xe ô tô qua đêm, thu hoạch bất ngờ
Sinh vật mà họ bắt được chính là dế trũi (danh pháp khoa học Gryllotalpidae), là một loài côn trùng nhỏ dài khoảng 3-5 cm. Loài dế này có khả năng đào bới rất giỏi do cấu tạo cơ thể của chúng tiến hóa để thích nghi cuộc sống đào bới.
Cụ thể, đầu của loài dế trũi được bọc một lớp giáp chắc chắn, hai chân trước có cấu tạo như hai chiếc xẻng dùng để đào đất. Dế trũi dành phần lớn thời gian của chúng để đào bới dưới lòng đất; thức ăn của dễ trũi là ấu trùng, giun, rễ cây, cỏ.
Do đó, để bắt loài dế này thì người ta thường phải đào hố rồi đổ nước vào bên trong, sử dụng bóng đèn treo bên trên cùng loa phát tiếng dế kêu để thu hút dế trũi tới. Một thông tin cần được nhắc tới là việc dế trũi là loài côn trùng hoạt động về đêm.
Dế trũi thường sống ở những khu vực đồng ruộng. Ở nhiều nước châu Á thì dế trũi là một món ăn đặc sản dân dã, thơm ngon. Người ta còn nuôi dế trũi để làm thức ăn cho chim với giá giao động từ khoảng 300.000đ/kg đến 500.000đ/kg.
Clip: Sư tử vồ ngã, kéo lê người đàn ông trên đất và cái kết gay cấn Khi đang đi lại trong chuồng, người đàn ông bất ngờ bị con sư tử đực lao tới vồ ngã rồi kéo lê trên mặt đất. Sự việc xảy ra tại trung tâm động vật hoang dã Marakele ở tỉnh Limpopo (Nam Phi). Hình ảnh ghi lại được cho thấy, ông Mike Hodge - chủ của cơ sở này đang đi bộ vào...