Thả cá tiễn ông Táo, người dân không còn vứt túi bừa bãi
Nhiều người đựng cá trong xô chậu thay vì túi nilon. Số lượng chân hương, tàn hương thả xuống sông cũng được hạn chế.
Sáng nay (11/2), tức 23 tháng Chạp, mặc dù trời mưa nhưng nhiều người dân Thủ đô tranh thủ đến các sông, hồ trên địa bàn thành phố để thả cá theo tục tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Ngay từ sáng sớm, nhiều nhóm tình nguyện viên, sinh viên, Phật tử đã tập trung tại các điểm thả cá lớn như cầu Chương Dương, cầu Long Biên, Hồ Tây… cùng với tấm bảng ghi “ Thả cá đừng thả túi nilon” để nhắc nhở người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, vứt túi nilon đúng nơi quy định khi thả cá.
Tình nguyện viên cầm tấm bảng “Thả cá xin đừng thả túi nilon”
Theo ghi nhận, dưới sự nhắc nhở của các tình nguyện viên, tình trạng vứt túi nilon sau khi thả cá đã giảm đáng kể so với các năm trước. Nhiều người đã tự giác đựng cá trong xô chậu thay vì túi nilon. Số lượng chân hương, tàn hương được thả ra các sông, hồ cũng không còn nhiều như mọi năm.
Theo văn hóa dân gian, ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm là ngày Táo quân về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới trong năm qua.
Vì thế mà cứ đến dịp Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng và thả phóng sinh cá chép ra sông hay ao, hồ… với ngụ ý cá sẽ hóa rồng để Táo quân cưỡi vượt vũ môn lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng mọi chuyện của một năm vừa qua đồng thời cầu chúc về một năm mới tốt lành, vạn sự như ý, mọi nhà được ấm no.
Một số hình ảnh người dân thả cá chép ngày 23 tháng Chạp:
Video đang HOT
Ngay từ sáng nay, nhiều người đã đến các sông, hồ thả cá chép tiễn ông Táo về trời
Nhiều người tự giác mang xô, chậu, bát để thả cá
Có những người thả rất nhiều cá…
Nhóm tình nguyện L.H.O với chiến dịch “Đường táo quân” nhắc nhở người dân thả cá không thả túi nilon
Sư thầy Thích Định Giác, chùa Phúc Sơn (Kim Sơn, Gia Lâm) hướng dẫn mọi người vứt túi đúng nơi quy định
Nhiều người tự giác để túi vào nơi quy định
Tuy nhiên, vẫn còn một số người dân đổ tàn hương ra ao, hồ
CTV Quỳnh Trang – Kim Quy
Theo_VOV
Những hình ảnh nhức mắt ở cầu Long Biên
Dưới chân cây cầu già nhất Thủ đô này, rác thải ứ đọng, nước bốc mùi hôi thối, "đạo chích" tự tập. Trên cầu, nhiều người ngang nhiên mở hàng quán bán...
Ghi nhận của PV, hàng ngày có rất nhiều đoàn tàu cùng hàng nghìn người tham gia giao thông bằng xe máy qua lại cầu Long Biên. Nhưng tại cây cầu này, bên cạnh sự xuống cấp trầm trọng thì tình trạng nhếch nhác, lộn xộn khiến người qua lại nhức mắt tồn tai từ lâu, hiện vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Phần đường dành riêng cho xe máy qua lại trên cầu đang biến thành cái chợ khi một số người bày hàng quán ở đây.
Việc cánh hàng rong ngang nhiên lập chợ trên cầu Long Biên không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân họ và người tham gia giao thông mà còn làm mất mỹ quan cây cầu già này.
Gầm cầu Long Biên là các quán trà đá.
Cạnh các quán trà đá dưới chân cầu Long Biên là một bãi rác lớn do cánh hàng rong và những người tham gia giao thông thiếu ý thức xả xuống.
Rác thải mắc cả vào thân cầu
Các chân cột trụ cầu Long Biên bị phủ kín rác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các thanh sắt nhanh hoen gỉ.
Rác tràn xuống sông Hồng.
Nước dưới chân cầu Long Biên đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Ngoài ra, gầm cầu Long Biên, phía quận Long Biên đang biến thành nơi trú chân của nhiều người ăn xin, lang thang tại Thủ đô.
Cạnh đó là "sân chơi" của các đạo chích.
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh cầu Long Biên hoen gỉ, mọt ruỗng Tình trạng hoen gỉ, xuống cấp xuất hiện phổ biến khắp cầu Long Biên (Hà Nội). Cây cầy vắt qua 3 thế kỷ hiện phải chống đỡ bằng cách kê gỗ, rọ đá và chằng buộc tạm bợ. Cầu Long Biên, biểu tượng của thủ đô và đồng thời cũng là tuyến giao thông huyết mạch vắt qua sông Hồng, nối hai quận...