TH SCHOOL quyết tâm mang mô hình giáo dục 80 – 20 về với xứ Nghệ
Sau hợp tác chính thức giữa Hệ thống Trường TH School và Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TH School đã tổ chức thành công Hội thảo Chương trình THPT Cambridge Anh Quốc – Chìa khóa vàng giúp học sinh hội nhập tại thành phố Vinh vào ngày 26/3; với sự tham dự của đông đảo phụ huynh và học sinh quan tâm.
Hội thảo diễn ra thành công với sự tham gia của đông đảo phụ huynh, học sinh.
Hội thảo thu hút gần 100 phụ huynh, giáo viên và học sinh trung học tại TP. Vinh đến tham dự, đặc biệt là từ các trường THCS uy tín trên địa bàn như Trường THCS Đặng Thai Mai, Hưng Dũng, Hưng Bình, Lê Mao.
Phát biểu tại hội thảo, Ông Đào Công Lợi – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đánh giá cao mô hình 80-20 được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép tại TH School. Mô hình 80-20 kết hợp chương trình Quốc tế Cambridge với tinh hoa Việt Nam học (tập trung vào tiếng Việt, Văn học, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục Công dân).
Chương trình học chuẩn quốc tế kết hợp tinh hoa Việt Nam học của TH School.
Thầy Stephen West – Tổng Hiệu trưởng Hệ thống trường TH School đã trực tiếp tham gia giúp phụ huynh và học sinh có cái nhìn tổng quan về phương pháp học tập, tầm quan trọng của các môn học trong chương trình A-Level và chứng chỉ quốc tế mà học sinh nhận được khi tốt nghiệp. Trong thời lượng có hạn của hội thảo, các thầy, cô của TH School đã tranh thủ thời gian nghỉ giải lao để trả lời các câu hỏi của người tham dự. Phong cách năng động, tận tâm, lắng nghe của đội ngũ giáo viên quốc tế và Việt Nam trường TH School ghi điểm trong mắt phụ huynh và học sinh xứ Nghệ.
Chiều cùng ngày, TH School cơ sở Vinh đã tổ chức thi cấp học bổng cho các học sinh có nguyện vọng. Được biết, giá trị học bổng trao tặng cho các em lên đến 50% học phí. Bài thi học bổng tập trung vào kỹ năng tư duy logic, kỹ năng viết bằng tiếng Anh và phần phỏng vấn với đại diện của trường.
Được dẫn dắt bởi Tập đoàn TH – niềm tự hào của thương hiệu Việt, TH School cơ sở Vinh sẽ là cơ sở thứ 3 của Hệ thống TH School. Trước đó, từ năm 2017, 2 cơ sở đang hoạt động tại chùa Bộc (học bán trú, Mầm non – THPT) và Hòa Lạc (học bán trú và nội trú, từ THCS-THPT) đã đào tạo hàng ngàn học sinh. TH School cơ sở Vinh sẽ tuyển sinh học sinh lớp 10-12 từ năm học 2022-2023.
Video đang HOT
Thầy Stephen West – Tổng Hiệu trưởng Hệ thống trường TH trực tiếp thông tin đến phụ huynh và học sinh quan tâm.
Qua 6 năm hoạt động và phát triển, TH School tạo cơ hội để học sinh được tiếp cận với một nền giáo dục của thời đại, xây dựng từ chương trình học chuẩn nguyên bản quốc tế, kết hợp chương trình Việt Nam học được thu gọn một cách khoa học nhất. Mô hình 80 – 20 tiên phong được nghiên cứu kỹ càng để giúp các em được củng cố và nuôi dưỡng tư duy toàn cầu, trong khi vẫn trân trọng tình yêu và niềm tự hào về bản sắc Việt Nam.
Hàng năm, khoảng 35% học sinh cuối cấp được cấp học bổng từ các trường đại học quốc tế. Học sinh TH School không chỉ theo học các môn học bằng tiếng Anh, mà còn được định hướng gìn giữ bản sắc Việt thông qua các bài giảng về lịch sử, địa lý, tham gia hoạt động văn hóa, học nhạc cụ truyền thống, làm gốm…
Chú trọng vào cả phát triển thể lực và trí lực, chương trình học và hoạt động ngoại khóa đa dạng của TH School giúp học sinh trở thành những công dân toàn diện.
Vỡ trận 108 tổ hợp, có nên quay lại chương trình phân ban?
Vấn đề tổ hợp môn tự chọn cho học sinh ở bậc trung học phổ thông là một vấn đề gây nhiều tranh luận, gây đau đầu cho những nhà quản lý trong thời gian qua.
Học sinh được chọn tổ hợp môn tự chọn hay chọn theo định hướng của nhà trường?
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được triển khai đối học sinh lớp 10 trong năm học 2022 - 2023 và áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo của lớp 11 và lớp 12.
Nội dung giáo dục cấp trung học phổ thông gồm 7 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc (Ngữ Văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương).
Hai môn học tự chọn gồm: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2.
Ngoài ra, học sinh phải chọn 5 môn trong 3 tổ hợp: Nhóm môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật); Nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Nhóm môn Công nghệ và nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).
Nếu cho học sinh được tự do lựa chọn tổ hợp môn theo sở trường, yêu thích của mình thì có đến hàng trăm cách lựa chọn khác nhau theo phân tích của các tác giả trong thời gian qua trên diễn đàn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.
Không thể ngụy biện lý do này hay lý do khác mà tước đoạt quyền được chọn môn của học sinh, nhưng nếu cho học sinh được tự do được chọn môn chắc chắn "vỡ trận", có đến hàng trăm cách lựa chọn khác nhau thì không thể nào cho học sinh tự do lựa chọn tổ hợp môn được.
Nếu định hướng chọn tổ hợp môn cho học sinh được học theo đó tức là "ép" học theo tổ hợp môn đã lựa chọn là trái với quan điểm về chương trình mới, tức là thừa nhận thất bại trong việc chọn tổ hợp môn.
Ảnh minh họa: Lã Tiến
Trong bài viết "Chương trình mới "đẻ" hơn 80 tổ hợp môn, các trường ở Hải Phòng chuẩn bị ra sao?" của tác giả Phạm Linh, thầy Phạm Huy Bình - Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn (quận Lê Chân, Hải Phòng) cho biết:
"Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn dự kiến phân phối chương trình theo từng học kỳ của 11 lớp được chia thành 6 khối tổ hợp.
Nhóm Khoa học tự nhiên có 3 sự lựa chọn: Môn bắt buộc, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Tin, chuyên đề môn Toán, Lý, Hóa (2 lớp); Môn bắt buộc, Lý, Hóa, Sinh, Địa, Tin, chuyên đề môn Toán, Hóa, Sinh (2 lớp); Môn bắt buộc, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Công nghệ, chuyên đề Toán, Lý, Anh (2 lớp).
Nhóm Khoa học xã hội có 2 sự lựa chọn: Môn bắt buộc gồm Sử, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lý, Tin, chuyên đề môn Văn, Sử, Địa (2 lớp); Môn bắt buộc gồm Sử, Địa, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Hóa, Tin, chuyên đề Toán, Văn, Anh (3 lớp)" (*)
Có thể thấy nếu theo định hướng của Trường Trung học phổ thông Trần Nguyên Hãn thì chỉ có 5 cách cho học sinh lựa chọn trong hàng trăm cách, có thể là nhà trường vẫn cho học sinh chọn nhưng chọn theo định hướng sẵn và chọn theo chỉ tiêu (số lớp).
Trao đổi với một số giáo viên ở các trường trung học phổ thông thì việc chọn tổ hợp môn của các trường khác cũng sẽ thực hiện theo hình thức tương tự, tức là cho các lớp sẵn cho học sinh lựa chọn và hầu như nhiều đơn vị không đưa vào chọn môn Âm nhạc, Mĩ thuật do không tuyển dụng được giáo viên 2 môn trên.
Nếu trường định hướng cho học sinh chọn tổ hợp môn thì Bộ nên định hướng cho đồng bộ, thống nhất
Nếu theo các phương án mà các trường chuẩn bị triển khai gần như sẽ là định hướng sẵn tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn, điều này không đúng với quan điểm, định hướng khi xây dựng chương trình mới hay có thể nói bước đầu quan điểm cho học sinh được lựa chọn môn theo chương trình mới đã thất bại.
Việc cho học sinh chọn tổ hợp môn có thể sẽ thất bại vì không còn cách nào khác, nếu không sẽ "vỡ trận" nên đành phải "chữa cháy" bằng cách định hướng sẵn các tổ hợp môn cho học sinh lựa chọn.
Tuy nhiên, nếu theo cách dự kiến hiện nay là cho các trường lựa chọn sẵn tổ hợp môn cho học sinh theo điều kiện thực tế của trường thì sẽ gặp nhiều vấn đề phức tạp phát sinh như: học sinh không yêu thích môn học đó nhưng phải chọn học tổ hợp có môn học đó, học sinh khi lựa chọn sai sẽ không được lựa chọn lại, học sinh khi chuyển trường, ở lại sẽ không có cơ hội đi học trường khác (do khó có trùng với tổ hợp môn đã lựa chọn), khó khăn dự báo nhân sự giáo viên, đào tạo giáo viên,... vô cùng rắc rối và phức tạp.
Việc cho các trường định hướng chọn tổ hợp môn như trên vô cùng rắc rối, phức tạp khi tiến hành triển khai trong thời gian tới hay có thể nói mỗi nơi sẽ mỗi kiểu khác nhau, trăm hoa đua nở.
Do đó, người viết cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thừa nhận việc dự định cho học sinh chọn tổ hợp môn là không phù hợp, không khả thi trong tình hình hiện nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức các hội thảo với các nhà chuyên gia giáo dục uy tín trong và ngoài nước để tìm cách tháo gỡ vấn đề chọn tổ hợp môn ở lớp 10 trong thời gian rất gấp ở phía trước.
Nếu học sinh không thể được tự do chọn môn thì người viết cho rằng thay vì cho các trường định sẳn tổ hợp môn cho học sinh chọn thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên định hướng tổ hợp cho học sinh lựa chọn để có tính thống nhất cả nước, đồng bộ trong việc triển khai dạy học, trong việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng giáo viên, trang thiết bị phục vụ học tập, giảng dạy. Có thể có từ 5-10 phương án cho các địa phương lựa chọn.
Điều gì tốt của chương trình mới thì tiếp thì tiếp thu, phát huy điều gì còn chưa phù hợp, cần thay thế thì mạnh dạn thay đổi để hướng đến tính đồng bộ, khoa học và thống nhất cả nước đáp ứng mục tiêu đổi mới, phù hợp với xu thế của thế giới xin đứng "ném lao thì phải theo lao", "chữa cháy" bằng cách này hay cách khác làm khổ giáo viên và học sinh.
Giáo dục phổ thông ở Úc chia tổ hợp môn học như thế nào? Chương trình tốt nghiệp phổ thông trung học tại Úc được thiết kế gồm khoảng 50 môn học và trên 40 ngôn ngữ (gồm cả ngôn ngữ ký hiệu). LTS: Chị Thoại Giang, hiện đang sống ở thành phố Melbourne, làm việc cho Chính phủ Úc đã gửi đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết về chương trình giáo...