TGĐ Viettel muốn hiện thực giấc mơ cả nước được học chất lượng như Amsterdam HN
Một bài phát biểu gây ấn tượng của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel khi Viettel tuyên bố đem cáp quang miễn phí đến 100% trường học để hiện thực giấc mơ học sinh ở Yên Bái cũng được học trường chất lượng như Amsterdam Hà Nội.
Nhiều người cho rằng có một trường chất lượng cao như trường Amsterdam của Hà Nội ở Yên Bái chỉ là một giấc mơ
“Hôm nay, chúng ta đặt ra một mục tiêu lớn hơn nhiều, nó thay đổi một cách căn bản việc kết nối Internet cho các trường học. Đó là kết nối băng siêu rộng bằng cáp quang cho tất cả các trường học, tạo điều kiện cho các ứng dụng dạy và học bùng nổ. Chúng ta đang làm một việc mà ngay cả nước Mỹ cũng đang phấn đấu để đến hết nhiệm kì của tổng thống Obama đưa được Internet băng rộng đến 15.000 trường học của Mỹ. Cùng với một mốc thời gian như vậy, chúng ta sẽ đưa Internet băng siêu rộng đến hầu hết các trường học của Việt Nam. Nhưng sự khác biệt lớn hơn nữa là toàn bộ sự kết nối đó được cung cấp miễn phí bởi một doanh nghiệp. Ngoài ra, sự hợp tác lần này không chỉ dừng ở việc cung cấp hạ tầng kết nối, Viettel còn hỗ trợ ngành giáo dục về nội dung, về ứng dụng CNTT, triển khai xây dựng CSDL quốc gia về Giáo dục, triển khai hệ thống giáo dục điện tử, bao gồm xây dựng kho tài liệu học trực tuyến, hệ thống dạy và học trực tuyến, kênh truyền hình giáo dục, kênh học theo yêu cầu trên truyền hình cáp quang. Tổng đầu tư lên đến nhiều nghìn tỉ đồng, chi phí duy trì hàng năm là trên 500 tỉ đồng.
Video đang HOT
Nước Mỹ có một công thức thành công dựa trên 5 trụ cột. Trụ cột thứ nhất là đào tạo, làm cho nhiều người Mỹ tiếp cận được với giáo dục, tiếp cận được với tri thức và các ý tưởng mới. Trụ cột thứ hai là liên tục đầu tư và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, trong đó có mạng viễn thông với băng thông cố định siêu rộng và di động băng rộng, để cho người lao động và doanh nghiệp có thể giao tiếp và hợp tác với nhau một cách hiệu quả, để cho mọi gia đình Mỹ, mọi người Mỹ có thể tiếp cận một mạng thông tin hỗ trợ việc học trực tuyến. Cả hai trụ cột này chúng ta đều có thể làm không kém gì nước Mỹ và Viettel muốn đồng hành cùng ngành giáo dục thực hiện sứ mạng này.
Ở Việt Nam, chắc rằng nhiều người cho rằng có một trường chất lượng cao như trường Amsterdam của Hà Nội ở Yên Bái chỉ là một giấc mơ. Nhưng với Viettel, chúng tôi tin rằng giấc mơ đó hoàn toàn khả thi. Sự hợp tác giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo và Viettel ngày hôm nay chính là chúng ta đang cùng nhau hiện thực hóa giấc mơ ấy. Viettel đang thực hiện một kế hoạch lớn là mỗi hộ gia đình Việt Nam sẽ có một đường truyền hình cáp quang với dung lượng hàng trăm kênh chất lượng cao. Với những người thầy giỏi nhất, chúng ta sẽ soạn ra chương trình đào tạo tốt nhất để phát trên kênh truyền hình theo yêu cầu, đến tất cả các hộ gia đình và có thể là đến từng người dân thông qua chiếc điện thoại thông minh. Học sinh Việt Nam sẽ có điều kiện học bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúc nào. Con cái chúng ta ở tận Lào Cai cũng chẳng khác gì con em chúng ta ở Hà Nội, cùng được hưởng một chất lượng giáo dục. Công nghệ thông tin hoá hệ thống giáo dục sẽ xoá khoảng cách về đào tạo giữa người có điều kiện và người không có điều kiện tiếp cận cơ hội giáo dục chất lượng cao. Mọi người đều bình đẳng khi tiếp cận giáo dục. Điều ấy ở cả những nước đã phát triển vẫn còn là mơ ước.”
(Phát biểu của TGĐ Viettel Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ kí thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Viettel với Bộ GD và ĐT)
Ngày 28/5/2014, tại Bộ Giáo dục & Đào tạo diễn ra Lễ kí kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Bộ Giáo dục & Đào tạo, tiếp tục chương trình “Kết nối mạng giáo dục” đã được triển khai từ 2008 – 2013. Thỏa thuận có 2 nội dung quan trọng. Một là, từ nay đến năm 2015, 100% cơ sở giáo dục trong cả nước từ mầm non đến đại học sẽ được Viettel hoàn thành kết nối miễn phí bằng hạ tầng cáp quang, cho phép tiếp cận Internet tốc độ cao, chất lượng ổn định và cùng lúc số lượng lớn người sử dụng. Hai là, Viettel sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT đẩy mạnh đưa ứng dụng CNTT một cách thống nhất, toàn diện và xuyên suốt từ trung ương đến địa phương và các hoạt động giáo dục đào tạo của ngành.
Theo ICTnews
Viettel: Miễn phí Internet tốc độ cao cho mọi trường học vào 2015
Ngày 28/05/2014, Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Bộ Giáo dục & Đào tạo đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, tiếp tục chương trình "Kết nối mạng giáo dục" đã được triển khai từ 2008-2013.
Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Viettel và Bộ GD-ĐT.
Theo đó, thỏa thuận có 2 nội dung quan trọng. Một là, từ nay đến năm 2015, 100% cơ sở giáo dục trong cả nước từ mầm non đến đại học sẽ được Viettel hoàn thành kết nối miễn phí bằng hạ tầng cáp quang, cho phép tiếp cận Internet tốc độ cao, chất lượng ổn định và cùng lúc số lượng lớn người sử dụng. Hai là, Viettel sẽ phối hợp với Bộ GD&ĐT đẩy mạnh đưa ứng dụng CNTT một cách thống nhất, toàn diện và xuyên suốt từ trung ương đến địa phương và các hoạt động giáo dục đào tạo của ngành.
Trước đó, năm 2008, Viettel và Bộ GD&ĐT đã ký biên bản ghi nhớ đưa kết nối Internet đến 100% cơ sở giáo dục (thường được gọi là Chương trình Internet trường học). Viettel đã thực hiện kết nối và nâng cấp Internet đến 30.593 cơ sở giáo dục trên cả nước, trong đó tỷ lệ các đơn vị giáo dục sử dụng dịch vụ băng rộng (Leased Line Internet, FTTH, ADSL, 3G) chiếm 81%. Từ năm 2010, Việt Nam đã đứng vào nhóm hàng đầu các nước ASEAN về mức độ kết nối Internet trong ngành giáo dục. Ước tính, hơn 25 triệu thầy cô, học sinh và sinh viên của các trường, cơ sở giáo dục của cả nước có điều kiện tiếp cận với Internet phục vụ trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập. Trên cơ sở đó, một số ứng dụng CNTT đã được ngành giáo dục áp dụng thành công, trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả trong nhiều mặt.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel cho biết, sự hợp tác lần này không chỉ dừng ở việc cung cấp hạ tầng kết nối, Viettel còn hỗ trợ ngành giáo dục về nội dung, về ứng dụng CNTT, triển khai xây dựng CSDL quốc gia về Giáo dục, triển khai hệ thống giáo dục điện tử, bao gồm xây dựng kho tài liệu học trực tuyến, hệ thống dạy và học trực tuyến, kênh truyền hình giáo dục, kênh học theo yêu cầu trên truyền hình cáp quang. Tổng đầu tư lên đến nhiều nghìn tỷ đồng, chi phí duy trì hàng năm là trên 500 tỷ đồng.
Được biết, trong thời gian qua, Viettel đã phối hợp với nhiều bộ ngành, địa phương thực hiện hàng loạt các dự án CNTT lớn như: Dự án tin hóa Văn phòng Chính Phủ, Hệ thống Chính quyền điện tử tại Hà Giang, Hệ thống Tạo lập Cơ sở Dữ liệu- Bộ Tư pháp, Hệ thống Cổng thông tin Điện tử và Thư điện tử- Bộ Y tế... Các giải pháp và sản phẩm CNTT đều do Viettel nghiên cứu phát triển, có khả năng tùy biến và linh hoạt cao, và được xây dựng theo đặc thù và nhu cầu riêng của từng ngành, từng đơn vị.
Theo Dân Trí
Lý giải vụ mất tiền triệu cước 3G Viettel VnRview đã tìm hiểu tại sao một khách hàng Viettel ở TP.HCM bị mất đến 2,2 triệu đồng cước 3G chỉ trong một ngày, cũng như giải mã câu trả lời của Viettel. Như báo Thanh Niên đã đưa tin, ông Đào Đức Hạnh (ở đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM) khiếu nại mặc dù ông đã "tắt 3G bằng tay" khi ở nước...