Texas Instruments bị cho là nguyên nhân gây khủng khoảng chip toàn cầu
Công ty của Mỹ bị cho là do góp phần chính khiến tình trạng thiếu chip kéo dài trên toàn cầu, ảnh hưởng đến ngành công nghệ và ôtô.
Theo DigiTimes, Texas Instruments (TI) đang bị chỉ trích do đóng vai trò lớn gây ra cuộc khủng hoảng chip trên toàn cầu. Tình trạng này đang kéo dài khiến các hãng máy tính, smartphone và ôtô không thể lắp ráp, cung ứng đủ thiết bị cho người dùng.
Các công ty phần cứng tại Đài Loan cho rằng quá trình mở rộng dây chuyền sản xuất chip tương tự (analog) chậm chạp của TI khiến sản lượng chip không thể đáp ứng nhu cầu.
Texas Instruments bị chỉ trích do khiến cuộc khủng hoảng chip kéo dài.
Có trụ sở tại Mỹ, TI là công ty dẫn đầu thị trường về chip analog, hiện được dùng phổ biến để điều chỉnh điện áp. Đây là bộ phận quan trọng của hầu hết thiết bị điện tử, giúp những con chip trên bo mạch nhận nguồn điện thích hợp.
Video đang HOT
Những con chip đơn giản như chip analog của TI mới là nguyên nhân làm chậm quá trình lắp ráp sản phẩm, không phải các loại chip phức tạp, nhiều công nghệ do một số công ty như TSMC sản xuất.
Theo WinFuture, một giám đốc của Asus đã tiết lộ thời gian giao hàng kéo dài do các nhà cung ứng chip của Mỹ. Tuy không nhắc cụ thể, TI và Analog Devices là những cái tên dẫn đầu lĩnh vực chip analog, cả 2 có trụ sở tại Mỹ.
Tình trạng khủng hoảng chip kéo dài trong hơn một năm khiến nhiều hãng máy tính, linh kiện, smartphone và ôtô không thể đáp ứng nhu cầu cao của người dùng sau đại dịch. Nguồn tin trong ngành cho biết TI dự kiến tăng lượng cung ứng chip analog vào cuối năm 2022 do lượng đơn hàng nhiều, không thể đáp ứng thời gian giao hàng sớm như cam kết.
Khủng hoảng chip ảnh hưởng đến nguồn cung nhiều thiết bị công nghệ.
Trong khi đó, CEO Tim Cook của Apple cũng thừa nhận tình trạng thiếu linh kiện tác động lớn hơn dự đoán, khiến lượng hàng iPhone 13, máy tính Mac và iPad bị ảnh hưởng. Do cuộc khủng hoảng chip vẫn khó lường, Apple không đưa ra dự báo doanh thu trong quý IV.
Tình trạng thiếu chip cũng ảnh hưởng đến ngành ôtô. Một số dây chuyền lắp ráp phải dừng hoạt động do không đủ linh kiện. Trong khi đó, nhiều ôtô được xuất xưởng thiếu những tính năng phụ thuộc vào chất bán dẫn.
Trước đó, Nintendo đã cảnh báo khủng hoảng chip ảnh hưởng đến việc sản xuất máy chơi game. Hãng này đặt mục tiêu bán được 25,5 triệu máy chơi game trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022, giảm nhẹ so với một năm trước. Tuy nhiên, Bloomberg cho biết ban lãnh đạo muốn Nintendo sản xuất 28-29 triệu máy chơi game.
Thiếu chip - ác mộng trước đêm Giáng sinh
Máy chơi game, món quà được chờ đón dịp Giáng sinh, có thể không đủ hàng để đáp ứng nhu cầu do sự thiếu hụt chip trong chuỗi cung ứng.
Cơn khát chip toàn cầu được đánh giá đang ảnh hưởng đến ngành công nghệ nghiêm trọng hơn so với những sự đoán ban đầu. Theo The Verge, từ nay đến cuối năm, tình hình cũng không khả quan hơn. Với các nhà sản xuất máy chơi game như Sony hay Nintendo, Giáng sinh là mùa mua sắm quan trọng bậc nhất trong năm. Vì vậy, khủng hoảng chip được coi là cơn ác mộng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của họ.
Play Station 5 liên tục "cháy hàng" trong năm nay.
Ngày 4/11, Nintendo thông báo doanh thu giảm 1,5 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái do thiếu chất bán dẫn. Chủ tịch Shuntaro Furukawa nói hiện "vẫn chưa có dấu hiệu khả quan nào cho thấy tình hình sẽ được cải thiện" trong năm tài chính tới.
Ko Shiota, đại diện bộ phận Phát triển Công nghệ của Nintendo, cho biết công ty đang đánh giá các thành phần thay thế và điều chỉnh thiết kế. Tuy nhiên, chưa rõ thay đổi này có giúp người dùng dễ dàng tìm thấy máy chơi game Switch của hãng trên kệ hàng hơn không. Hiện người chơi phải chờ đến năm sau mới có thể mua bộ điều khiển N64 tương thích với Switch do khan hàng.
Tương tự, máy cầm tay Steam Deck của Valve cũng bị lùi ngày lên kệ từ tháng 12 - giai đoạn sôi động của thị trường game - sang tháng 2 năm sau. "Chúng tôi đã cố giải quyết vấn đề của chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng các linh kiện không đến được cơ sở sản xuất của chúng tôi để kịp thời gian ra mắt ban đầu", Valve thông báo.
Theo Bloomberg, Sony dự kiến phải sản xuất ít PlayStation 5 hơn. Ban đầu, hãng ước tính có thể lắp ráp 16 triệu máy chơi game, nhưng đang cắt giảm một triệu máy. PS5 liên tục bị cháy hàng từ khi ra mắt cuối năm ngoái. Các đối tác của Sony cho biết mục tiêu sản lượng 22,6 triệu PS5 trong năm tài chính tiếp theo sẽ vô cùng khó khăn.
Phil Spencer, CEO của Xbox, cũng xác nhận việc trả hàng Xbox cho khách đặt trước sẽ kéo dài sang 2022 do khan hiếm chip.
Ảnh hưởng của cơn khát chip đang phủ bóng khắp ngành công nghệ. Intel cho biết khủng hoảng nhiều khả năng kéo dài ít nhất đến năm 2023. Apple, công ty nổi tiếng về khả năng làm chủ chuỗi cung ứng, cũng thông báo nhiều sản phẩm của hãng không thể kịp giao hàng vào Giáng sinh. Cuối tháng 10, CEO Apple Tim Cook nói công ty thiệt hại 6 tỷ USD do thiếu chip và chuỗi cung ứng chậm trễ vì đại dịch.
TSMC khẳng định không tiết lộ chi tiết thông tin khách hàng cho Mỹ Nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới hôm 8.11 nói đã không tiết lộ thông tin chi tiết nào về khách hàng trong phản hồi trước yêu cầu cung cấp thông tin dữ liệu chip của Mỹ, theo Nikkei. Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) là một trong số các công ty bán dẫn lớn được chính phủ Mỹ yêu...