Tết xa quê của nữ du học sinh Việt ở Nhật Bản
Thay vì cùng bạn bè quây quần đón Tết như các năm trước, nữ du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản tự mua giò lụa, bánh chưng, chờ khoảnh khắc giao thừa.
Chiều 30 Tết, gấp vội chiếc laptop với bài báo cáo cuối kỳ còn dang dở, Phan Thanh Huyền, du học sinh ĐH Osaka Kyoiku (Nhật Bản), tranh thủ ghé siêu thị Việt mua bánh chưng, giò lụa chuẩn bị cho đêm giao thừa.
Tết đến với Huyền cũng như những người Việt đang sinh sống, làm việc, học tập ở Nhật Bản giữa bộn bề cuộc sống khi dịp này, mọi người vẫn đi học, đi làm bình thường.
Đêm giao thừa của Thanh Huyền cũng có bánh chưng, giò lụa, chỉ thiếu những người bạn thân thiết do không thể tụ tập trong dịch Covid-19. Ảnh: T.H.
Khi người Nhật ăn Tết dương lịch, du học sinh Việt Nam vẫn tranh thủ đi làm thêm. Rồi khi ở quê nhà, mọi người hồ hởi sắm sửa cho Tết cổ truyền, những bạn trẻ tại Nhật vẫn đi học, đi làm, thậm chí có người làm đến tận đêm muộn, làm vượt giao thừa sang đến mồng 1.
Đây là năm thứ 5 Thanh Huyền không đón Tết với người nhà. “Thú thật, em không còn nhớ rõ mùi củ hành, củ kiệu, bát thịt đông mẹ nấu hay mứt dừa em gái làm. Nhưng em vẫn trân trọng lắm những khoảnh khắc năm mới này. Đây là khoảng thời gian tôi cho phép mình gác lại mọi thứ, dành trọn tình thương, nỗi nhớ hướng về gia đình, quê hương nguồn cội”, Thanh Huyền tâm sự.
Video đang HOT
Tết năm nay còn khác hơn khi hội du học sinh, các đoàn thể không thể tổ chức đón năm mới tập trung vì dịch Covid-19. Dịch bệnh đảo lộn mọi thứ. Nhưng với Thanh Huyền, nhìn một cách tích cực, nó giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Trong một năm đầy biến động, du học sinh dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè thân thiết và chú ý chăm lo sức khỏe bản thân hơn.
Không khí Tết Nguyên đán nơi đất khách cũng rộn ràng, ấm cúng hơn. Mọi người không thể về nước đón Tết nên siêu thị Việt tấp nập, bánh chưng, giò lụa, mứt kẹo được bày bán nhiều hơn. Dù không thể so sánh với Tết ở Việt Nam, như vậy cũng đủ để du học sinh vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Sau một năm đầy biến động, đêm 30, Thanh Huyền tạm gác lại việc học tập để đón giao thừa và suy ngẫm về năm qua. Cô nhận thấy bản thân vẫn khá may mắn khi việc học tập, công việc không bị ảnh hưởng nhiều. Quan trọng hơn, gia đình, người thân và bạn bè bình an, khỏe mạnh vượt qua dịch bệnh. Và dù không thể về nhà đón Tết, những ngày cuối năm, Thanh Huyền vẫn tranh thủ cùng nhóm bạn thân du lịch khi tình hình dịch đỡ căng thẳng.
Thanh Huyền có thói quen du lịch cùng bạn bè dịp cuối năm. Ảnh: T.H.
Tết Tân Sửu đến mang theo hy vọng cùng động lực để Thanh Huyền cũng như những du học sinh khác vượt qua khó khăn, mất mát, tiếp tục nỗ lực vì những ước mơ, hoài bão họ mang theo khi rời quê nhà, sang nước ngoài học tập.
“Du học sinh ra nước ngoài học không chỉ học hỏi kiến thức mà cả cơ hội trưởng thành, sống bản lĩnh và có trách nhiệm nhất. Em tâm niệm gia đình luôn ở trong tim, trong lòng bàn tay mình. Mỗi lúc nhớ nhà hay mất niềm tin, động lực, em lại xoè bàn tay ra ngắm, rồi đứng dậy cố gắng nhiều hơn, sống tốt hơn”, nữ sinh ĐH Osaka Kyoiku tâm sự.
Cô không muốn nhìn vào những khó khăn, mất mát rồi đánh mất cơ hội ở xung quanh hay bỏ lỡ cơ hội tận hưởng cuộc sống tươi đẹp. Thanh Huyền hy vọng năm Tân Sửu, thế giới sẽ khống chế được dịch bệnh để năm sau, ai cũng được về nhà ăn Tết.
Người dân đảo Fukue (Nhật Bản) ca ngợi du học sinh Việt Nam
Sự có mặt 16 du học sinh Việt Nam đã mang đến một hơi thở mới cho hòn đảo Fukue, lấp đầy khoảng trống mà người trẻ địa phương để lại.
Theo hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo, khoảng 90% các em học sinh tốt nghiệp cấp 3 ở Fukue - hòn đảo hẻo lánh thuộc thành phố Goto phía Tây Nam Nhật Bản - lựa chọn theo đuổi con đường học hành và tìm kiếm công việc tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, sự có mặt của lứa sinh viên Việt Nam đầu tiên đến đây vào hồi tháng 4 với 16 em đã mang đến một hơi thở mới cho hòn đảo, lấp đầy khoảng trống mà người trẻ địa phương để lại.
Năm 2018, sáng kiến liên kết trường học để thu hút học sinh, sinh viên nước ngoài được giới thiệu tại đảo Fukue. Chính quyền thành phố đã cho phép trường dạy tiếng sử dụng miễn phí một tòa nhà mới xây, cũng như đặt ra các suất học bổng 480.000 yên để hỗ trợ một phần học phí là 540.000 yên/năm. Giới chức địa phương hy vọng chương trình này sẽ thu hút các du học sinh Việt Nam lựa chọn nơi đây để học tiếng Nhật nhằm chuẩn bị cho chương trình học thuật tại đại học hoặc xin việc làm.
Học sinh Việt Nam trong một lớp dạy tiếng tại trường Goto, tỉnh Nagasaki ngày 13/10/2020. Ảnh: Kyodo
Sinh viên Việt Nam sẽ tham gia khóa học tiếng kéo dài 2 năm để đủ trình độ vượt qua bài thi năng lực tiếng Nhật - một yêu cầu tiên quyết trước khi vào đại học tại đây.
Ông Yosuke Yoshihama (63 tuổi) - hiệu trưởng trường dạy tiếng tại Fukue - hết lời ca ngợi sinh viên Việt Nam tại đây có một "khát khao học tập cực kỳ to lớn" và "ý chí quyết tâm gây dựng tên tuổi của bản thân".
"Tôi hy vọng các em sẽ trở thành cầu nối giữa các hòn đảo của Goto với phần còn lại của thế giới", hiệu trưởng Yoshihama tiết lộ thêm kế hoạch của trường sắp tới là tăng số sinh viên lên 100 em.
Mặc dù trước đó ông Yoshihama từng lo ngại không biết các sinh viên Việt Nam sẽ thích ứng như thế nào đối với nhịp sống chậm rãi và yên bình tại trên đảo song những lo lắng đó sớm được gạt bỏ. Trên thực tế, các sinh viên Việt Nam chiếm được cảm tình rất lớn từ cộng đồng địa phương. Gần như tất cả các em đều đang làm thêm với số giờ theo quy định dành cho sinh viên quốc tế.
Lâm Nhật Hải, một sinh viên Việt Nam, làm thêm tại một nhà hàng ở Fukue. Ảnh: Kyodo
Seiichiro Mochizuki (73 tuổi) - một chủ cửa hàng đang thuê hai sinh viên Việt Nam - bày tỏ ông "rất cảm ơn họ" và ca ngợi hai sinh viên là những người "nghiêm túc, dám nghĩ dám làm". "Nếu có điều kiện, tôi có lẽ sẽ nhận vào làm thêm 1 người nữa".
Bày tỏ sự quan tâm tới các sinh viên Việt Nam tại đây bị giảm sút một phần thu nhập do các doanh nghiệp địa phương phải đóng cửa trong đại dịch COVID-19, một số người dân còn tổ chức quyên góp gạo và rau.
Ông Hiroshi Kambara (73 tuổi) - người đứng đầu hiệp hội công dân địa phương - cho biết: "Tôi muốn khuyến khích để các bạn thấy được các bạn đang nỗ lực hết mình như thế nào. Toàn bộ hòn đảo đang được đón nhận nguồn năng lượng dồi dào từ các bạn".
Hợp tác phát triển nhân lực giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian qua tiếp tục được coi trọng và có bước phát triển vượt bậc. Đến nay đã có trên 300.000 thanh niên Việt Nam tới Nhật Bản để thực tập kỹ năng. Việt Nam hiện là một trong 15 nước đứng đầu phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản, số lượng thực tập sinh tại Nhật Bản hiện nay là trên 200.000 người và hiện có khoảng 435 doanh nghiệp tham gia phái cử.
"Nếu không thể trở thành một vĩ nhân, xin hãy là một người tốt" Đặng Thị Cẩm Hằng, sinh năm 1998 tại Hà Tĩnh, đến Nhật Bản theo diện du học sinh năm 2017. Hiện tại cô đang là chuyên viên marketing của công ty Laboro có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi thi đỗ vào Khoa Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhưng vì yêu Nhật...