Tết ở Bệnh viện Hồi sức COVID-19: ‘Xa nhà chỉ mong mọi người về nhà’
Ngày 28-1, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM tổ chức chương trình Tết sớm cho hàng trăm nhân viên y tế.
Nhiều người xúc động rớt nước mắt vì không nghĩ mình và các đồng nghiệp có được không khí đón Tết vui như vậy.
Nhân viên y tế Bệnh viện Hồi sức COVID-19 vui vẻ đón Tết sớm sau những ngày căng thẳng chiến đấu với dịch COVID-19 – Ảnh: THU HIẾN
Chị Nguyễn Thị Quỳnh Giao (52 tuổi) – khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 – cho biết năm nay chị cùng các đồng nghiệp sẽ ở lại trực chiến Tết.
“Không nghĩ mình được đón Tết như bây giờ. Dịch bệnh khủng khiếp, có những gia đình 8 người nhưng có đến 5-6 người đã mất vì COVID-19, bản thân họ cũng không ngờ được đón Tết như hôm nay. Tôi hạnh phúc vì các đồng nghiệp của mình đều khỏe mạnh, chỉ mong mọi người được bình an, dịch bệnh sớm kết thúc”, chị Giao nói.
Anh Nguyễn Quốc Thắng (19 tuổi) – khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 – chia sẻ đã gắn bó gần 2 tháng với công việc tại đây, giáp Tết công việc sẽ nhiều hơn nên mọi người chia nhau trực cả ca đêm lẫn ca ngày.
“Dịch bệnh khó khăn, thấy nhiều cô chú còn thở máy nên tôi quyết định ở lại. Tuy không phải là người trực tiếp điều trị nhưng cảm thấy mình cần đóng góp một phần công sức cho bệnh viện, đó là niềm vui duy nhất của tôi.
Biết tôi làm việc trong môi trường nguy hiểm, ba mẹ rất lo lắng nhưng tôi động viên cha mẹ. Mọi người chỉ biết tới công việc chứ không nghĩ rằng mình sẽ có không khí Tết vui như thế này. Chúng tôi xa nhà chỉ mong mọi người về nhà”, anh tâm sự.
Bác sĩ Trần Thanh Linh – phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 – cho biết hiện tại bệnh viện đang điều trị cho khoảng 50 bệnh nhân, trong đó có 20 bệnh nhân đang thở máy, thở oxy dòng cao. Thời điểm áp lực nhất, số bệnh nhân nằm tại bệnh viện là 800 người, số thở máy là hơn 300 bệnh nhân. Do vậy đến thời điểm hiện tại, áp lực của nhân viên y tế đã giảm đi rất nhiều.
Bệnh viện có hơn 600 nhân viên y tế, khoảng 200 nhân viên sẽ được về nhà, còn lại vẫn duy trì lực lượng để ứng phó với khoảng 300 ca bệnh nếu bùng dịch và khi cần sẽ sẵn sàng huy động lại tất cả nhân lực để ứng phó.
“Qua hơn 2 năm chống dịch, trải qua quá nhiều đau thương, mất mát, chúng tôi không thể hình dung được vì sao có thể vượt qua được thời khắc khó khăn đó, cũng không dám mơ mình có được không khí ngày Tết vui như hôm nay. Nhìn thấy nụ cười của anh em, người bệnh giảm, số ca tử vong đếm trên đầu ngón tay, chúng tôi thật sự rất vui.
Vui vì những đóng góp nhỏ bé của mình để mọi người có được cái Tết bình an. Dù có niềm vui đó nhưng vẫn đan xen với bùi ngùi, xót xa đối với những bệnh nhân không qua khỏi”, bác sĩ Linh xúc động.
Theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức – giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM – bệnh viện quyết định tổ chức chương trình lễ Tết để cảm ơn tất cả những nhân viên y tế đã hy sinh thời gian, công sức trong suốt đợt dịch vừa qua. Họ sẽ tiếp tục chiến đấu qua Tết Nguyên đán để bảo vệ bình yên trong TP nếu dịch bùng phát.
“Đây là thành quả chung của tất cả mọi người, trong giai đoạn cao điểm tháng 7, 8, 9, chúng tôi chưa thể hình dung được dịch sẽ kết thúc an toàn và chưa dám mơ được một cái Tết an toàn như hôm nay”, bác sĩ Thức chia sẻ.
Video đang HOT
Nhân viên y tế Bệnh viện Hồi sức COVID-19 ngồi lại cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn qua 2 năm dịch bệnh – Ảnh: THU HIẾN
Các nhân viên y tế được tặng thư pháp khích lệ tinh thần chống dịch xuyên Tết – Ảnh: THU HIẾN
Chị Nguyễn Thị Quỳnh Giao (52 tuổi) – khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hồi sức COVID-19 – ứa nước mắt kể lại những khoảnh khắc vui buồn khi đi chống dịch – Ảnh: THU HIẾN
Nhân viên y tế hào hứng khi được tặng thư pháp – Ảnh: THU HIẾN
Nhiều nhân viên y tế cùng nhau chụp hình, lưu giữ khoảnh khắc đón Tết sớm ở Bệnh viện Hồi sức COVID-19 – Ảnh: THU HIẾN
Cuối tháng 10 các bệnh viện dã chiến ở TP.HCM ngừng hoạt động, hoàn thành 'sứ mệnh'
Theo lộ trình, từ cuối tháng 10 đến tháng 12-2021, các bệnh viện dã chiến của TP.HCM sẽ lần lượt ngừng hoạt động, hoàn thành sứ mệnh tiếp nhận chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19 suốt 3 tháng qua.
Nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 14, quận Tân Phú, TP.HCM hoàn thiện những khâu cuối cùng để đón bệnh nhân (ảnh chụp chiều 16-9) - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sở Y tế TP.HCM ngày 8-10 có tờ trình gửi UBND TP.HCM về lộ trình tái cấu trúc bệnh viện dã chiến trên địa bàn giai đoạn sau 1-10.
Bệnh viện dã chiến TP ngừng hoạt động
Theo Sở Y tế TP, trước tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, để chuẩn bị cho học sinh - sinh viên các trường đại học, cao đẳng bắt đầu trở lại học tập cũng như đưa các khu nhà tái định cư đi vào cuộc sống phục vụ người dân, đơn vị xây dựng lộ trình ngừng hoạt động đối với các bệnh viện dã chiến TP.
Theo đó, các bệnh viện dã chiến của TP sẽ lần lượt ngừng hoạt động vào cuối tháng 10, tháng 11 và tháng 12-2021.
Trong đó, các bệnh viện dã chiến số 3, số 6, số 8 ở khu tái định cư Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) sẽ ngừng hoạt động sau cùng (cuối tháng 12-2021) do được đầu tư hệ thống nguồn oxy lỏng, giường hồi sức để đảm trách tiếp nhận F0 khi các bệnh viện dã chiến khác ngừng hoạt động.
Bệnh viện dã chiến số 5 (Thuận Kiều Plaza, quận 5) cũng nằm trong danh sách do yêu cầu hỗ trợ tiếp nhận các trường hợp F0 mức độ nhẹ và trung bình từ các bệnh viện trong khu vực trung tâm TP (Bệnh viện Nguyễn Trãi, Nguyễn Tri Phương, An Bình).
Duy trì, mở rộng bệnh viện dã chiến quận huyện
Nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 14 kiểm tra hệ thống oxy - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo Sở Y tế TP, khi giải thể các bệnh viện dã chiến của TP, các bệnh viện dã chiến của quận, huyện vẫn duy trì đảm trách tiếp nhận các trường hợp F0 mới không đủ điều kiện cách ly tại nhà.
Tính đến ngày 8-10, toàn TP có 15 bệnh viện dã chiến quận, huyện đi vào hoạt động với tổng quy mô gần 7.000 giường.
Sở Y tế TP kiến nghị UBND TP chỉ đạo tất cả các quận, huyện duy trì; hoặc sớm thành lập (chưa có) các bệnh viện dã chiến, với quy mô 300 - 500 giường/bệnh viện. Trong đó có 30-50 giường oxy, do bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện TP trên cùng địa bàn đảm trách.
Các bệnh viện dã chiến quận, huyện đang sử dụng cơ sở hạ tầng là trường học cần chuẩn bị phương án di dời sang cơ sở hạ tầng mới phù hợp. Ưu tiên sử dụng nguồn đất công thành lập bệnh viện dã chiến để có thể sử dụng lâu dài.
Việc duy trì và phát triển mô hình bệnh viện dã chiến quận, huyện; theo Sở Y tế TP sẽ giúp các bệnh viện quận huyện "rảnh tay" chuyển đổi trở lại công năng ban đầu là khám chữa bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn.
Sắp xếp các trung tâm hồi sức ra sao?
Điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nặng tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức - Ảnh: DUYÊN PHAN
Hiện nay, toàn TP có 95 cơ sở y tế điều trị COVID-19, trong đó có 10 trung tâm hồi sức tích cực. Trong số này có 3 trung tâm hồi sức COVID-19 lớn thuộc Bệnh viện Bạch Mai, Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và Trung ương Huế quản lý.
Các trung tâm hồi sức này được bố trí cạnh các bệnh viện dã chiến mới được xây dựng như Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7), số 13 (Bình Chánh) và số 14 (quận Tân Phú).
Sở Y tế TP kiến nghị UBND TP cho phép các bệnh viện TP tiếp nhận và triển khai mô hình "bệnh viện dã chiến 3 tầng" tại các bệnh viện dã chiến này sau khi lực lượng chi viện của các bệnh viện rút quân.
Cụ thể sắp xếp như sau:
- Bệnh viện ĐH Y dược TP tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, dự kiến tiếp nhận vào ngày 15-10.
- Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Bạch Mai, dự kiến tiếp nhận vào ngày 20-10.
- Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Trung ương Huế, dự kiến tiếp nhận vào cuối năm 2021.
Lúc đó, các trung tâm hồi sức sẽ sáp nhập với Bệnh viện dã chiến số 16, 13, 14 trở thành các "bệnh viện dã chiến 3 tầng".
Sở Y tế TP sẽ điều động luân phiên nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) từ các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa TP; quận, huyện đến các "bệnh viện dã chiến 3 tầng" vận hành hệ thống điều trị.
Song song điều trị bệnh nhân, các bệnh viện đảm trách trung tâm hồi sức sẽ chịu trách nhiệm đào tạo chuyên khoa hồi sức cấp cứu cho các y bác sĩ trong thời gian luân phiên công tác tại các bệnh viện này.
Bệnh nhân xuất viện tại Bệnh viện dã chiến Phú Nhuận. Sau nhiều tháng hoạt động, các bệnh viện dã chiến đã dần hoàn thành "sứ mệnh" - Ảnh: DUYÊN PHAN
16 bệnh viện với 37.000 giường
Tính từ đầu tháng 7-2021 đến nay, TP đã thành lập 16 bệnh viện dã chiến (cấp TP) với quy mô khoảng 37.000 giường, nhiệm vụ chính tiếp nhận điều trị các trường hợp F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Hiện còn đang điều trị khoảng 9.443 trường hợp F0.
Các bệnh viện dã chiến TP được trưng dụng từ khu nhà tái định cư, ký túc xá của trường đại học, cao đẳng nên không thể sử dụng lâu dài. Theo đánh giá, vai trò và chức năng của các bệnh viện dã chiến là không thể thiếu trong công tác phòng, chống dịch, góp phần giảm tải cho các bệnh viện điều trị COVID-19.
Trên 53% bệnh nhân mắc COVID-19 tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 bị rối loạn lo âu Theo kết quả khảo sát của Bệnh viện Hồi sức COVID-19, nơi đang điều trị cho những bệnh nhân nặng và nguy kịch, có 67% bệnh nhân rất mong muốn được tư vấn, điều trị tâm lý trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện và sau khi xuất viện. Ngày 20/9, lãnh đạo Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (thành phố Thủ...