Tết nhàn tênh vì luộc gà chỉ cần dùng nồi cơm điện
Bạn có thể dùng nồi cơm điện để luộc gà đấy. Công thức này giúp thịt gà đậm đà, da gà vàng bóng, hãy thử nhé!
Thay vì luộc gà theo cách thông thường bạn có thể thử theo cách mới lạ này. Gà luộc nước tương sẽ có vị đậm đà, màu da vàng bắt mắt. Đặc biệt không lo gà luộc bị nhừ quá hoặc chưa chín khi bạn dùng nồi cơm điện để luộc gà. Bạn sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều đấy.
Để luộc gà bằng nồi cơm điện bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
1 con gà ta khoảng 2kg
20-25g gừng
20g đường phèn
9g muối
30g nước tương
8g dầu hào
Khoảng 600ml nước
Cách luộc gà bằng nồi cơm điện
Thịt gà sau khi làm sạch, để ráo nước. Đặt gà vào trong lòng nồi cơm điện. Bạn đeo bao tay vào, đổ 9g muối lên mình gà và bắt đầu xoa đều khắp bên ngoài và bên trong của con gà. Đổ 1/2 lượng nước tương vào bên trong con gà và xoa khắp mặt gà.
Cách luộc gà bằng nồi cơm điện
Video đang HOT
Sau đó cho 3 – 4 lát gừng vào trong bụng của con gà.
Cách luộc gà bằng nồi cơm điện
Nhấc gà ra khỏi nồi, sau đó phần gừng còn lại thái chỉ xếp xuống đáy nồi, thêm phần còn lại của nước tương, đường phèn vào.
Cách luộc gà bằng nồi cơm điện
Đặt gà lại vào nồi, ướp gà trong 1 giờ đồng hồ. Nếu chế biến vào mùa hè thời tiết nóng bức thì đặt gà vào trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách luộc gà bằng nồi cơm điện
Sau khi gà đã thấm gia vị, rưới 8g dầu hào vào thân gà, thêm 600ml nước.
Sau đó đặt vào trong nồi cơm điện và bắt đầu bật nút “Cook” để luộc gà.
Sau khi nấu khoảng 15 đến 20 phút, lật gà. Tiếp đó nấu khoảng 8 phút rồi lật lại, cứ tiếp tục như vậy để đảm bảo toàn bộ thân gà đều màu.
Khi nước còn 1/3, dùng đũa đâm vào đùi gà. Nếu không có máu chảy ra có nghĩa là gà đã chín hoàn toàn. Tiếp tục đảo qua và nấu để phần nước luộc cạn bớt chỉ lấy lại phần nước cốt.
Khi phần nước cốt nổi bọt nhỏ và hơi đặc, bạn có thể tắt nguồn điện.
Lúc này gắp gà ra đĩa, đợi nguội.
Khi gà đã nguội hoàn toàn thì chặt miếng vừa ăn. Phần nước cốt bạn đổ ra đĩa sâu lòng để có thể dùng như nước xốt chấm.
Lưu ý khi luộc gà bằng nồi cơm điện
- Thời gian nấu và lượng nước sẽ phụ thuộc nhiều vào loại gà bạn sử dụng, nếu là gà công nghiệp hoặc gà ta non thì thời gian nấu sẽ giảm xuống. Gà càng dai thì càng cần nhiều nước để luộc gà, nếu không bạn chỉ cần dùng 150 – 200ml nước để luộc và lật lại sau 3 đến 4 phút.
- Chú ý nên vớt gà ra khỏi nồi ngay khi gà vừa chín, nếu để thịt gà lâu trong nồi sẽ bị dai.
- Nên kiểm soát trọng lượng thực của gà để phù hợp với nồi cơm điện của gia đình bạn. Gà nằm lọt trong nồi sẽ giúp dễ dàng lật giở gà, cũng như không làm vỡ nát phần da gà.
- Về vấn đề gia vị bạn có thể gia giảm cho phù hợp với khẩu vị của gia đình mình. Nếu không thích vị ngọt, bạn cũng có thể giảm xuống từ 5 – 10g đường phèn thay vì 20g. Nhưng cũng đừng bỏ hẳn gia vị này vì sẽ làm mất đi sự cân bằng và đậm đà của món ăn.
Món ăn truyền thống ngày Tết Việt làm từ đất sét
Hơn 20 đặc sản ngày Tết ba miền Bắc - Trung - Nam từ bánh tét, bánh chưng, xôi gấc đến gà luộc... được anh Nguyễn Tấn Đạt (quận 3, TP.HCM) làm bằng đất sét với kích thước thật.
Căn phòng nhỏ chừng 7-8 m2 ở một chung cư giữa trung tâm TP.HCM là nơi trưng bày những món ngon ngày Tết truyền thống người Việt bằng đất sét. Bộ sưu tập với khoảng hơn 20 món ăn từ bánh chưng, bánh tét, dưa hấu, dưa kiệu, thịt kho trứng đến nem chả... được anh Nguyễn Tấn Đạt sáng tạo, thực hiện trong vòng một tháng.
Với anh, khâu khó nhất là chọn món tiêu biểu, đặc trưng của mỗi vùng miền. Trước khi bắt tay vào thực hiện, anh mất khá nhiều thời gian tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam để truyền tải hình ảnh chân thật, gần gũi nhất. Mỗi món ăn làm từ đất sét mất khoảng 1-2 mới hoàn thiện, qua các công đoạn như tạo hình, sơn màu, phủ keo, xịt bóng...
Chẳng hạn như đĩa thịt kho trứng, anh Đạt tạo hình các miếng thịt, trứng trước, đợi đất sét cứng hoàn toàn thì gắn vào đĩa, cố định bằng keo nhựa Epoxy. Để tác phẩm đất sét trông như thật, chủ nhân các tác phẩm phải kết hợp thêm nhiều vật liệu như keo nến, bột mì. Món ăn đựng trong chén đĩa gốm Lái Thiêu mộc mạc để gợi nhớ những điều thân thuộc.
Vốn là một nghệ nhân làm tranh cá 3d, cái duyên đến với đất sét của anh khá tình cờ. "Đợt dịch Covid-19 vừa rồi, nguồn tiêu thụ sản phẩm giảm hẳn, tôi có nhiều thời gian rảnh hơn nên quyết định làm thử các món ăn miền Tây mà mình ấn tượng, không ngờ được nhiều người quan tâm, thích thú với mô hình bằng đất sét này", anh kể với Zing .
Ý tưởng làm mâm cỗ Tết xuất phát từ một người chị ở nước ngoài không thể về quê đón năm mới, chị muốn con mình hiểu hơn về những những món ngon truyền thống của dân tộc. "Hơn cả một tác phẩm dùng để trưng bày, tôi muốn lưu giữ giá trị truyền thống, mang văn hóa Tết Cổ truyền đến gần hơn với các bạn trẻ".
Mâm cơm Tết thể hiện sự tinh tế và kỳ công của nét ẩm thực phương Bắc. Dù đã có nhiều thay đổi, bữa cơm ngày đặc biệt trong năm vẫn không thể thiếu gà luộc, dưa hành, nem rán, giò xào, thịt đông, xôi gấc hay bánh chưng...
Nếu ngày Tết miền Bắc có bánh chưng trên mâm cỗ thì ở miền Trung, miền Nam không thể thiếu món bánh tét. Ngoài ra, những món ăn ngày Tết của khu vực phía Nam phong phú, phù hợp với khí hậu không có mùa đông lạnh. Bạn có thể thưởng thức thịt kho trứng, củ kiệu tôm khô, bánh chưng, nem chua, khổ qua...
Sự đa dạng là điểm quan trọng trên mâm cơm miền Trung, nhất là trong dịp Tết. Mâm cỗ Tết của người miền Trung luôn nhiều sắc màu, với sự hiện diện của thịt gà luộc, thịt heo, chả giò, nem, chả, bì tré...
Thêm một bước đơn giản này, món gà luộc của bạn sẽ có da vàng đẹp, giòn sần sật Việc có một đĩa gà luộc lên mâm thật đẹp mắt và ngon miệng vẫn luôn là thách thức với nhiều cô gái thời hiện đại. Luộc gà cho ngon và chặt gà cho khéo là 'bài kiểm tra' mà nhiều mẹ chồng dành cho các nàng dâu. Ngay cả khi không vướng ải mẹ chồng, việc có một đĩa gà lên mâm...