Tết Nguyên đán – ‘mùa cày’ của du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Vì không được nghỉ trùng với dịp Tết ở Việt Nam, nhiều du học sinh Việt tại Nhật phải đi học, đi làm và tham gia hoạt động đón Tết trên đất khách, nhưng đều hướng về quê hương.
Trở về nhà sau một ngày học và làm ở tỉnh Chiba, Phạm Minh Tú, 27 tuổi, du học sinh tại trường Đại học Josai International, chia sẻ nỗi nhớ nhà dịp Tết Nguyên đán và những khó khăn khi phải tự túc chi phí cho cuộc sống tại Nhật Bản.
“Nhìn các bạn xách vali về nước ăn Tết cũng thấy chạnh lòng và tủi thân, nhưng cũng tự động viên phải cố gắng”, anh Tú nói với Zing.vn.
Năm nay, trường học của anh Tú nghỉ học từ 3/2, không trùng với Tết âm lịch của Việt Nam. Nên thay vì về quê ăn Tết, anh Tú tranh thủ ở lại Nhật để “đi cày”, làm thêm kiếm tiền trang trải cuộc sống của một du học sinh tự túc.
Đi làm kiếm tiền trả học phí và sinh hoạt phí đã “đủ để ốm”
Một ngày bình thường của anh Tú bắt đầu bằng lịch học kéo dài từ 9h20 sáng cho tới 15h chiều. Tan học, du học sinh Việt 27 tuổi vội vàng ra ga bắt tàu để kịp đến nhà hàng sushi, nơi anh làm thêm, lúc 16h. Ca làm việc 6 tiếng liên tục kết thúc lúc 22h tối. Đến 23h, anh mới có thời gian dành cho bản thân.
“Về nhà ôn bài đến 1-2h sáng và ngày hôm sau lại tiếp tục guồng quay như vậy”, anh Tú chia sẻ.
Với mỗi giờ làm thêm, anh Tú nhận được hơn 200.000 VND. Công việc hiện tại ở nhà hàng sushi đem lại cho anh Tú khoản thu nhập khoảng 22-23 triệu VNĐ/tháng cho 28 tiếng làm việc. Trong khi đó, riêng tiền sinh hoạt phí đã vào khoảng 15-16 triệu VNĐ/tháng.
Anh Minh Tú (thứ 3 từ phải qua) cùng các bạn học tại trường Josai International, tỉnh Chiba. Ảnh: NVCC.
Theo quy định của Nhật Bản, du học sinh được phép làm thêm 28 tiếng/tuần, còn trong kỳ nghỉ được nâng lên 40 tiếng/tuần. Nếu làm đêm thì được tăng thêm 25% lương.
“Vậy nên nếu không tranh thủ để đi làm, khó có thể tự túc được cho cuộc sống ở đây. Khá là áp lực”, anh Tú nói và cho biết đó cũng chính là một lý do khiến anh quyết định ở lại Nhật dịp Tết này.
Tòa nhà có nhà hàng sushi nơi anh Minh Tú làm thêm ở tỉnh Chiba, Nhật Bản. Ảnh: Google Maps.
Một yếu tố khác khiến du học sinh này không về Việt Nam dịp Tết là quy định khắt khe của trường học tại Nhật. “Nếu xin nghỉ 1 tuần để về Tết, mình đã mất 20 tiết học trên trường. Trường học ở Nhật đánh giá rất cao tỷ lệ lên lớp và ý thức học tập, nên mình phải cân nhắc rất kỹ và rất hạn chế xin nghỉ. Nếu không có thể ảnh hưởng đến điều kiện thi và cả thủ tục gia hạn visa”, anh Tú nói.
Trong kỳ nghỉ sắp tới, anh Tú sẽ xin làm tăng giờ lên 40 tiếng/tuần ở quán sushi.
Nhắc đến gia đình tại Việt Nam, anh Tú kể khi đón Tết đầu tiên tại Nhật, anh vẫn theo dõi chương trình Táo quân, còn gọi về nhà “sụt sịt” khóc.
Video đang HOT
“Nhưng giờ đã quen, mọi khó khăn bên này mình không muốn giãi bày nữa, không muốn bố mẹ lo lắng. Sau mỗi cái Tết chỉ muốn đạt được thành tựu gì mới để nói với gia đình”, anh nói và cho biết thêm trong mấy ngày Tết, có thể sẽ tụ tập bạn bè, làm tất niên tại gia.
“Đồ ăn thì không lo thiếu, nhưng quan trọng là có thời gian mà làm hay không”, anh nói.
Tết thiện nguyện hướng về quê hương
Tết Canh Tý 2020 là Tết thứ 6 của anh Phương Khải Trọng tại tỉnh Fukuoka, Nhật Bản. Anh Trọng nhận định năm nay không khí Tết rộn ràng hơn vì có nhiều chương trình diễn ra sôi nổi, đặc biệt là lễ hội Tết Việt Nam do Tổng lãnh sự Việt Nam tại Fukuoka tổ chức hôm 12/1 ở công viên Tenjin.
Là người đứng đầu câu lạc bộ thiện nguyện Thanh niên Việt Nam, anh Trọng cùng các thành viên đã tham gia trợ giúp công tác hậu cần cho lễ hội và đóng góp một gian hàng tư vấn pháp lý tại sự kiện.
Thành viên CLB thiện nguyện Thanh niên Việt Nam bán lịch gây quỹ từ thiện tại sự kiện Tết hôm 12/1. Ảnh: NVCC.
“Tết năm nay đến sớm hơn so với mọi năm nên trùng với thời gian thi cuối kì. Vừa lo thi, vừa lo chuẩn bị Tết cho CLB nên mình khá bận. Nhưng đổi lại, mình đã gặp rất nhiều bạn đồng hương Thanh Hóa, cùng hát lên điệu hò xứ mình, khiến mình rất nhớ quê”, anh Trọng nói.
Tại sự kiện, câu lạc bộ của anh Trọng cũng bày bán lịch để bàn, gây quỹ từ thiện cho trẻ em vùng cao và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.
Tự hào mặc áo dài “đi thi Miss”
Cũng nằm trong chương trình Tết dành cho người Việt hôm 12/1 tại công viên Tenjin, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nhật Bản còn phối hợp với Hội người Việt Nam tại Fukuoka tổ chức vòng chung kết cuộc thi hoa hậu người Việt khu vực Kyushu (miền Nam Nhật Bản).
Giành giải á hậu 2 trong cuộc thi, Phạm Thị Phương Thúy, 26 tuổi, cho biết đây là cái Tết đáng nhớ nhất trong suốt bốn năm sang Nhật du học ngành khoa học máy tính ở Fukuoka.
Thúy biểu tiễn phần thi tài năng tại vòng chung kết cuộc thi hoa hậu người Việt tại Kyushu hôm 12/1. Ảnh: NVCC.
Có niềm đam mê đặc biệt với áo dài, chị Phương Thúy quyết định tham dự để hướng đến phần thi trình diễn áo dài của Top 15. Chị mang sang Nhật 5 bộ áo dài và thường xuyên mặc trong các dịp đặc biệt trên đất khách. Bộ áo dài trình diễn tại vòng chung kết cũng được chị Thúy mang từ Việt Nam, cũng là bộ áo dài chị thích nhất.
“Mỗi khi mình mặc áo dài, người Nhật ở đây đều nhận ra ngay mình là con gái Việt Nam và dành rất nhiều lời khen. Có cô bạn người Nhật còn hỏi mình chỗ may áo dài để đặt mua”, Thúy kể.
Chị Thúy (ngoài cùng bên trái) cùng các thí sinh đoạt giải tham dự sự kiện cho lao động Việt tại Nhật Bản hôm 18/1. Ảnh: NVCC.
“Trong thời gian gần đây, hình ảnh người Việt tại Nhật đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiều trường hợp lao động bất hợp pháp, nạn trộm cắp… Các hoạt động như thế này có thể xoa dịu và thay đổi góc nhìn của người Nhật về người Việt. Như bếp trưởng người Nhật của mình sau khi biết tin đã chúc mừng mình rất chân thành và dành cho văn hóa Việt Nam nhiều lời trân trọng. Đó là điều khiến mình rất vui”, chị chia sẻ.
Sau cuộc thi, chị cùng các thí sinh được giải đã tham gia chương trình đón Tết dành cho lao động Việt trong một tập đoàn lớn của Nhật. “Mình giao lưu cùng tu nghiệp sinh Việt Nam và với cả các lao động người Nhật. Họ vô cùng hứng thú với ẩm thực của Việt Nam”, chị Thúy kể lại.
Theo Zing
Những quy tắc học hành lạ lùng ở các trường Hàn Quốc: Học 16 tiếng/ngày, hình phạt thể xác vẫn tồn tại, định kỳ luân chuyển giáo viên...
Nhắc đến Hàn Quốc, người ta sẽ nghĩ ngay đến một đất nước văn minh, phát triển vượt bậc và là niềm tự hào của châu Á. Bên cạnh đó, giáo dục nơi đây còn ẩn chứa rất nhiều quy tắc khác thường là trở ngại lớn cho các bạn du học sinh lần đầu đặt chân đến đây.
Nhắc đến Hàn Quốc, người ta sẽ nghĩ ngay đến một đất nước văn minh, phát triển vượt bậc và là niềm tự hào của châu Á. Nhưng ẩn sau ánh hào quang đó là nỗ lực học hành tưởng chừng như "muốn phát điên" của giới trẻ nơi đây. Nhiều người mong mỏi vào được 3 trường đại học vàng S.K.Y đến mức đã lưu truyền thành câu nói huyền thoại: " Nếu ngủ 3 tiếng mỗi đêm, bạn có thể mơ tới việc trở thành một phần của S.K.Y. Nếu ngủ 4 tiếng, bạn có thể thi đỗ vào trường đại học khác. Còn ngủ 5 tiếng hoặc hơn, nhất là trong năm cuối cấp, thì hãy quên ngay ý định bước chân vào cổng đại học đi".
Bên cạnh đó, giáo dục nơi đây cũng nổi tiếng với những quy tắc học hành lạ lùng như lịch học chính thức đến cả thứ 7, cứ 5 năm là giáo viên phải luân chuyển đến nơi khác, vị trí thứ bậc tiền bối - hậu bối trong giảng đường vô cùng quan trọng... Tất cả đã tạo nên bản sắc văn hóa cũng như giúp quốc gia này ngày càng vững mạnh trên bản đồ quốc tế.
Nhắc đến Hàn Quốc, người ta sẽ nghĩ ngay đến một đất nước văn minh, phát triển vượt bậc cũng như niềm tự hào học hành của toàn châu Á.
Học 16 tiếng một ngày
Ở Hàn Quốc, học sinh trung học có thể học đến 16 tiếng một ngày kể cả giờ học thêm. Học sinh cấp ba bắt đầu học từ lúc 8h sáng và kết thúc vào khoảng 9h30 hoặc 10h tối. Trước mỗi kỳ thi đại học, sĩ tử tiếp tục dành 2 - 3 tiếng tại các lớp ôn luyện, gọi là hagwons để củng cố kiến thức.
Vì liên tục phải học đến khuya nên nhiều học sinh không về nhà mà phải ăn tối ngay tại trường. Lịch trình của học sinh cấp hai nhẹ nhàng hơn một chút, khoảng 10 giờ một ngày với giờ kết thúc khoảng 4h chiều. Tuy nhiên, để vào được trường cấp ba tốt, nhiều em sẽ tiếp tục đến các lớp ôn luyện học đến khuya.
Học thứ bảy
Lịch học chính thức của học sinh Hàn Quốc bắt đầu từ thứ hai đến hết thứ bảy, điều này gây ra áp lực rất lớn cho cả học sinh và giáo viên tại quốc gia này. Từ năm 2010, Chính phủ đã bắt đầu điều chỉnh và nới lỏng lịch học khi cho phép học sinh nghỉ hai ngày thứ bảy trong tháng
Giáo viên là số một
Ở Hàn Quốc, giáo viên được coi là tầng lớp tinh túy của xã hội và được nhiều người tôn trọng.
Đất nước Hàn Quốc rất coi trọng giáo dục nên vai trò của giáo viên rất lớn trong xã hội. Nghề giáo viên ở đây được tôn trọng, hưởng mức lương rất cao và mức tiền thưởng các dịp lễ, tết cũng cao hơn mức trung bình trong xã hội. Những vị trí như Tiến sĩ, Giáo sư trong các trường đại học đều được rất nhiều người ngưỡng mộ và coi là tầng lớp tinh túy trong xã hội.
Chu kỳ luân chuyển giáo viên 5 năm
Nếu là giáo viên ở Hàn Quốc, bạn sẽ phải luân chuyển công tác dù cho bạn có yêu thích nơi làm việc hiện tại như thế nào. Sau mỗi kỳ dạy, từ Hiệu trưởng cho đến các giáo viên đều phải trải qua bài phân loại và thay đổi trường học. Vì vậy, việc mỗi năm lại có hàng loạt giáo viên mới vào là chuyện hoàn toàn bình thường.
Thông qua chu kỳ 5 năm, Chính phủ hy vọng tạo ra cơ hội bình đẳng cho giáo viên để công tác tại cả trường có cả điều kiện thuận lợi và khó khăn. Tại đất nước này, điều đặc biệt là giáo viên được đánh giá bởi phụ huynh và học sinh thông qua xếp hạng của trường. Nhờ vậy, tất cả giáo viên đều được chọn lọc từ những đánh giá khách quan nhất. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng có một số trường được gọi là kiểu mẫu nơi hội tụ những học sinh và giáo viên giỏi sẽ dạy học để các giáo viên nơi khác đến học tập.
Hình phạt thể xác vẫn tồn tại
Mặc dù được hạn chế, những hình phạt thân thể (như đánh, giật tóc...) trong học đường vẫn thi thoảng diễn ra.
Trong khi hầu hết nước coi việc trừng phạt học sinh là vi phạm pháp luật thì hệ thống giáo dục Hàn Quốc nói chung và phụ huynh nói riêng lại không nghĩ đó là việc sai trái. Mặc dù được hạn chế, những hình phạt thân thể (như đánh, giật tóc...) vẫn thi thoảng diễn ra. Thậm chí tại một số trường, những "cây gậy kỷ luật" được đặt sẵn trong góc lớp dùng để đánh học sinh khi vi phạm lỗi.
Thứ bậc tiền bối - hậu bối vô cùng quan trọng
Hàn Quốc là một nước rất coi trọng lễ nghĩa và thứ bậc của vị trí tiền bối - hậu bối. Hầu như hậu bối nào cũng phải thực hành lễ nghĩa và làm những công việc lặt vặt thay cho tiền bối. Bất cứ sinh viên năm nhất nào cũng đều ngay lập tức gập người 90 độ khi gặp tiền bối và phải chào hỏi, giới thiệu đầy đủ về bản thân như sinh viên kỳ bao nhiêu, tên tuổi như thế nào... Thậm chí, dù gặp tiền bối đó 10 lần thì vẫn phải làm đủ bước như vậy trừ khi gặp được ai dễ tính.
Học sinh có tên tiếng Anh
Phần lớn học sinh Hàn đều có tên tiếng Anh riêng và họ rất tự hào về cái tên này của mình.
Học sinh Hàn Quốc thường rất tự hào về tên tiếng Anh của mình. Điều này xuất phát từ việc các giáo viên của trung tâm ôn luyện thường đề nghị mỗi em nghĩ cho mình một cái tên tiếng Anh hoặc bốc thăm tên của mình. Điều này giúp kích thích khả năng học cũng như tăng sự hứng thú mỗi khi học sinh được giới thiệu bằng tiếng Anh về bản thân.
Cởi giày khi đặt chân vào lớp học
Người châu Á có truyền thống cởi giày mỗi khi vào nhà ai đó và nét văn hóa này được thể hiện đậm nét trong việc học sinh xếp giày trước khi vào lớp học. Người Hàn có thói quen xếp giày theo đôi, để gọn gàng ở cửa trước khi vào nhà. Họ coi bàn chân đi lại nhiều nên rất bẩn, bẩn đến mức phải mang một đôi khác thật sạch đi trên hành lang lớp.Vậy nên nếu giày bẩn, học sinh phải dùng một đôi dép sạch để mang thay vì đi giày như mọi nơi.
Theo Helino
Học tiếng Anh mỗi ngày: Khám phá từ vựng thú vị về chủ đề Tết Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là tới Tết, nhân dịp không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, hãy cùng chuyên mục Học tiếng Anh mỗi ngày khám phá những từ vựng tiếng Anh thú vị về chủ đề Tết Nguyên Đán. Hoa đào, hoa mai, bánh chưng, bánh dày, mâm ngũ quả, ông Công ông Táo... Đó là những thứ...