Tết người lớn còn được nghỉ, sao bắt học sinh làm bài tập?
Không chỉ năm nay, các năm trước, cô Thủy đều hạn chế giao bài tập cho học sinh dịp Tết để học trò có thời gian học nhiều thứ quan trọng hơn và không thấy nặng nề sau kỳ nghỉ.
Trước khi học sinh tạm dừng đến trường vì dịch, hiệu trưởng trường tôi đã họp giáo viên, đề nghị chỉ giao bài tập về nhà với số lượng ít cho học sinh trong dịp nghỉ Tết. Nói thật, lúc đó, tôi cùng đồng nghiệp rất mừng. Tôi quyết định luôn không giao bài tập để các con có thể ăn Tết vui vẻ, không cần vùi đầu làm bài hay loay hoay đi mượn bài bạn để chép.
Ngày Tết, trẻ em có thể học về các giá trị văn hóa, dành thời gian cho gia đình thay vì vùi đầu làm bài tập. Ảnh: Duy Hiệu.
Thỉnh thoảng, tôi lại nhớ hôm học trò nghe tin không có bài tập, vừa thấy thương với buồn cười. Lũ trẻ “con cảm ơn cô, con cảm ơn cô” rối rít”.
Hóa ra, với những đứa trẻ 10 tuổi, các em chờ mong việc không làm bài tập. Hóa ra, bấy lâu nay, người lớn cứ nghĩ giao bài tập để trẻ không mải chơi, quên mất kiến thức là vì tốt cho trẻ. Nhưng trong mắt trẻ con, đó lại là gánh nặng, là thứ làm Tết bớt vui.
Tôi từng đọc nhiều bình luận dưới bài viết Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu các trường không giao bài tập trong thời gian nghỉ Tết . Một số người nói “việc học cả đời, sao cứ nhất nhất phải giao bài tập cho học sinh trong dịp Tết”.
Điều này không phải không có lý, đặc biệt khi nhiều con vẫn xem bài tập Tết là gánh nặng. Giao bài tập vốn để giúp học sinh không lơ là việc học trong kỳ nghỉ. Nhưng nếu học trò có suy nghĩ phải làm đủ bài tập để nộp cô sau Tết, các con làm với tâm lý đối phó, thậm chí đi chép bài bạn, giao bài tập hay không giao có khác gì nhau.
Video đang HOT
Hơn nữa, nếu nghỉ một vài tuần, học sinh đã quên kiến thức, việc làm thêm mấy trang bài tập không giúp các con thực sự hiểu bài. Kiến thức học bằng cách ghi nhớ, sớm muộn gì cũng quên.
Như vậy, trường học không nhất thiết phải giao bài tập cho học sinh trong dịp Tết. Bản thân tôi nghỉ được mấy ngày Tết, người lớn được nghỉ ngơi hoặc muốn được nghỉ ngơi, sao lại giao bài tập cho học trò?
Ở cấp tiểu học, các con chỉ có mấy môn học nhưng lên cấp 2, cấp 3, học đến 9, 10 môn. Mỗi giáo viên chỉ giao một ít bài tập, cộng dồn lại, học trò không có nhiều thời gian để nghỉ?
Với lại, không có bài tập cũng không có nghĩa học sinh không học gì trong kỳ nghỉ Tết. Đây là dịp để các con học về những giá trị văn hóa, truyền thống dân tộc, vai trò của gia đình, thắt chặt tình cảm, học cách kính trọng người lớn, sẻ chia với người khác.
Thực tế, trong hơn 7 năm gắn bó với nghề, không ít lần phụ trách học sinh cuối cấp, tôi luôn hạn chế giao bài tập dịp Tết. Sau kỳ nghỉ, các con có thể quên một ít kiến thức. Nhưng chỉ cần tôi tranh thủ nhắc lại, học trò nhớ đến ngay.
Điều quan trọng, các con vui vẻ trở lại trường, rạng rỡ vì gặp lại cô cùng bạn bè mà không phải mặt mày ủ ê vì chưa hoàn thành bài tập.
Vì thế, tôi nghĩ “ép” học trò làm bài tập để làm gì. Nếu thực sự muốn học, các con luôn có gần cả năm trời để tiếp nhận kiến thức. Tết, trẻ có thể dành thời gian để học những điều quan trọng hơn nhiều mà thầy cô không thể dạy ở trường.
Đương nhiên, cần thiết giao bài tập hay ko là quyết định của giáo viên. Tôi tin tưởng đồng nghiệp mình luôn căn cứ tình hình, suy xét thực tế rồi mới quyết định số lượng bài tập trong Tết. Tôi cũng mong học trò cùng phụ huynh hiểu dù giao bài tập hay không, giáo viên cũng xuất phát từ trách nhiệm thầy cô và mong muốn học trò tiến bộ, nên người.
Sinh viên thời 4.0 có gì khác?
Sinh viên thời 4.0 có nhiều cơ hội phát triển bản thân qua việc tiếp cận trang thiết bị hiện đại, tham gia các hoạt động tại trường lớp và nơi thực tập.
Dùng laptop ghi chép bài vở : Hình ảnh trang giấy trắng cùng hộp mực xanh gắn liền với hình ảnh học sinh, sinh viên thời xưa. Còn sinh viên hiện đại sẽ có máy tính xách tay làm bạn đồng hành. Cỗ máy vỏn vẹn 1-2 kg lại chứa cả "thế giới" từ giáo trình, tài liệu, bài tập...
Đến trường bằng xe điện siêu ngầu : Nếu sinh viên xưa bon bon trên chiếc xe đạp, không ít sinh viên thời 4.0 chọn xe máy điện cho hành trình đến trường. Không chỉ nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển trong thành phố, xe máy điện còn hạn chế khí thải ra môi trường. Đồng thời, với những xe máy điện trang bị ắc quy Graphene có tuổi thọ đến 5 năm còn giúp tiết kiệm chi phí vận hành.
Du học không phải "hàng hiếm" : Trong thời đại toàn cầu hoá, nhiều sinh viên tìm kiếm học bổng để hội nhập, cọ xát môi trường học tập quốc tế. Các chương trình học bổng với mức hỗ trợ khác nhau cũng thường xuyên được tổ chức nhằm đáp ứng đa dạng mong muốn của sinh viên.
Tự tin thể hiện bản thân : Kiến thức sẽ mang đến sự hiểu biết, nhưng sinh viên không chỉ cần có vậy. Sự tự tin thể hiện bản thân rất quan trọng, giúp người khác hiểu hơn về bạn và mở ra cơ hội phát triển trong tương lai.
Quan trọng kỹ năng sống : Cuộc sống hiện đại không ngừng vận động, thay đổi và đặt ra muôn vàn tình huống khó đoán trước. Vì vậy, sinh viên luôn được khuyến khích trang bị nhiều kỹ năng từ giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch đến thuyết trình, phản biện nhằm hoàn thiện bản thân cũng như không bị bỏ lại phía sau.
Tham gia nhiều hoạt động : Một trong những yếu tố tạo nên sinh viên năng động là tích cực tham gia hoạt động đoàn thể. Đặc biệt ở thời 4.0, sinh viên có cơ hội trải nghiệm nhiều chương trình, câu lạc bộ thú vị giúp kết nối với mọi người.
Thực tập từ sớm : Không chờ đến khi gần ra trường, đa phần sinh viên thời nay đi làm và thực tập khá sớm. Điều này giúp các bạn hình dung công việc sẽ làm sau này, đồng thời xác định rõ hơn lựa chọn hiện tại phù hợp hay không. Kinh nghiệm thực tập lúc còn trên ghế nhà trường cũng mang đến lợi thế cho sinh viên trong quá trình xin việc sau tốt nghiệp.
Cô Hoa với lớp học của trẻ nghèo quận 9 Tôi gặp cô Hoa vào một buổi sáng cuối tháng 10, trong căn phòng nhỏ hơn 20 m2 ngập tràn tiếng học sinh ê a đánh vần, đọc chữ. Lớp học nằm trong trụ sở khu phố Giãn Dân, quận 9, TP.HCM. Cô Hoa năm nay đã ngoài 70 tuổi, lớp học của cô cũng tồn tại hơn 20 năm. Cô Hoa chỉ...