Tết Đoan Ngọ, bà bầu ăn cơm rượu liệu có nguy hiểm cho thai nhi?
Bà bầu luôn được khuyên tránh xa khỏi bia rượu và các chất kích thích, vậy còn món cơm rượu quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ thì sao?
Cơm rượu là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch). Theo quan niệm xưa, đây là ngày tiêu diệt sâu bọ nên ăn rượu nếp hay cơm rượu khi bụng đói sẽ làm cho các chú sâu trong bụng dễ “say lử đử’” rồi chết ngất.
Vậy nhưng thắc mắc được đặt ra là trường hợp phụ nữ mang bầu luôn được bác sĩ khuyên tránh xa rượu bia vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi thì có thể ăn món cơm rượu này được không. Liệu bà bầu ăn cơm rượu có thể gây “say” hay nguy hiểm cho em bé trong bụng?
Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh minh họa)
Bà bầu có thể ăn cơm rượu được không?
Theo BS CK II Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế BV Thống Nhất (TP.HCM), cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu, ủ trong khoảng 3 ngày. Hàm lượng etanol trong cơm rượu sẽ thấp hơn nhiều so với rượu (được ủ trung bình tư 7-10 ngày).
Cơm rượu là thực phẩm chứa nhiều protein, lipid, chất béo, carbohydrate, vitamin nhóm B, vitamin E, các nguyên tố vi lượng cần thiết như canxi, magie, kẽm, sắt, phốt pho… rất tốt cho hệ tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể.
Đối với bà bầu, ăn cơm rượu trong ngày này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chị em có thể trạng bình thường. Bên cạnh đó, bà bầu ăn cơm rượu một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe.
Theo đó, lớp cám của gạo nếp đem làm cơm rượu còn nguyên các chất dinh dưỡng. Vì vậy, cơ thể mẹ bầu sẽ tiếp nhận được các nguồn gluxit, protit, lipid, muối khoáng, vitamin nhóm B, chất xơ, sắt và một số nguyên tố vi lượng khác.
Nguồn dinh dưỡng dồi dào và đa dạng của cơm rượu sẽ giúp bà bầu tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.
Video đang HOT
Cơm rượu nếp cẩm còn có tác dụng ổn định huyết áp cho bà bầu, giảm lượng choleterol trong máu mà không gây ra tác dụng phụ. Hoạt chất lovastatine và egosterol trong men gạo nếp sẽ giảm nguy cơ tai biến tim mạch, tái tạo các mạch máu.
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn cơm rượu nhưng với lượng vừa phải. (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn cơm rượu thế nào cho an toàn?
Tuy cơm rượu là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng nguyên liệu chính là gạo nếp nên vẫn có hàm lượng tinh bột cao. Ngoài ra còn có chưa etanol, dù không cao như rượu. Do đó, mẹ bầu lưu ý không nên ăn quá nhiều và liên tục. Bà bầu chỉ nên ăn khoảng 1 bát nhỏ cơm rượu và không ăn quá 2 lần/tuần. Cơm rượu được sử dụng phải là loại được lên men trong vòng 3-4 ngày, tránh để lâu, lên men quá mức vì ngoài men rượu còn có men tạp.
Thời điểm ăn cơm rượu hợp lý là sau khi ăn bữa chính, sử dụng như một món tráng miệng, tránh ăn lúc đói sẽ không tốt cho mẹ bầu.
Ngoài ra, những mẹ bầu đang có cảnh báo chứng tiểu đường thai kỳ thì cần kiêng hoàn toàn món này vì nó nhiều tinh bột có thể làm tăng lượng đường trong máu. Những người đang nổi mụn nhọt, bị dị ứng, chàm cũng hạn chế thực phẩm lên men vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Công dụng tuyệt vời ít người biết của rượu nếp
Ngoài tác dụng 'giết sâu bọ' rượu nếp còn có tác dụng phòng nhiều bệnh tật, làm mặt nạ dưỡng da rất tốt.
Người Việt xưa quan niệm rằng, dùng loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng để "giết" sâu bọ trong người. Do đó vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch, mọi người thường ăn rượu nếp hay cơm rượu khi bụng đói để làm những con sâu trong bụng "say lử đử" và bị tiêu diệt.
Phòng ngừa tim mạch, đột qụy, tăng huyết áp
TS.BS Nguyễn Trọng Hưng- Viện Dinh dưỡng Quốc gia có bài đăng trên Sức khỏe & Đời sống cho biết: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu. Tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống.
Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.
Ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường
Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa vàng song muốn ngon và bổ phải được làm từ thóc xay, không giã, chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài.
Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.
Phòng chống ung thư
Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt...
Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư. Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.
Các món thông thường từ nếp cẩm là xôi nếp cẩm, rượu cơm nếp cẩm, gần đây ở Hà Nội còn có món sữa chua nếp cẩm ăn cũng thú vị và tuyệt vời.
Kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Không chỉ giúp ăn ngon miệng, rượu nếp kích thích tiêu hoá.
Cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp. Vì vậy, khả năng gây say của cơm rượu gần như không có. Vì khi làm cơm rượu, người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu sẽ ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn.
Những người tiêu hoá kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ 50 - 60ml rất tốt.
Đặc biệt cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể, hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân.
Bồi bổ cơ thể
Rượu nếp là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng. Ảnh minh họa
Nguyên liệu được dùng là loại gạo nếp ngon, có thể dùng nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, tốt nhất là dùng gạo nếp lứt có hạt màu nâu vàng, chưa xát hết cám gạo. Nếp cẩm dùng làm cơm rượu cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, kể cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng và vitamin, nhất là vitamin B1.
Phòng bệnh thiếu sắt
Lượng sắt trong gạo nếp rất cao. Do vậy nếu chúng ta ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày sẽ phòng được các bệnh về thiếu sắt.
Tác dụng làm đẹp
Bạn có thể làm mặt nạ dưỡng da từ cơm rượu nếp cẩm làm mặt nạ chăm sóc da, vì trong rượu nếp cẩm lên men có chưa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác. Vì thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da, giúp làm ẩm và phục hồi da.
Những món ăn trong Tết Đoan ngọ "giết sâu bọ" tốt cho sức khỏe Theo truyền thống của từng miền, Tết Đoan Ngọ mùng 5.5, ngoài hoa quả còn có những món ăn cũng khác nhau. Những món ăn thường dùng trong Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Dân Linh Tết Đoan Ngọ là lễ tết quan trọng của người Việt từ nhiều đời nay. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực...